Mục tiêu chính của chương này là giới thiệu về quá trình nghiên cứu của đề tài cũng như những phương pháp được tiến hành trong quá trình thực hiện, với hai phần chính là thiết kế nghiên cứu và kĩ thuật phân tích nghiên cứu dữ liệu thống kê. Đề tài đã xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát chính thức cho bài nghiên cứu. Với lý do khách quan là đề tài chỉ mang tính khám phá, nguồn kinh phí hạn hẹp của sinh viên và sự thuận tiện trong việc tiếp cận tiếp cận đối tượng nghiên cứu, đề tài đi đến quyết định sử dụng kĩ thuật lấy mẫu phi xác xuất, với hình thức lấy mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi trực tuyến - được gửi trực tiếp thông qua các nhóm sinh viên với đường link kết nối với bảng câu hỏi được thiết kế trên mạng. Tiếp đó, tiến hành xử lí và mã hóa dữ liệu thu thập được để sẵn sàng cho quá trình phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
Trong các kĩ thuật phân tích, đề tài sử dụng hệ số Cronbach's Alpha đề kiểm định độ tin cậy của thang đo, phép phân tích nhân tố để để rút gọn những biến ít nhiều có liên quan với nhau thành từng nhóm với nhân tố ít hơn, kiểm định Anova cho biết mối liên hệ giữa các biến định tính và quyết định chọn. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nhằm xác định mức độ kết hợp tuyến tính giữa biến độc lập và biển phụ thuộc trong mô hình.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích dữ liệu
4.1.1 Loại các bảng trả lời không phù hợp
Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi và nhận bảng trả lời từ các đối tượng khảo sát được tiến hàng trong khoảng một tháng. Sau khi đóng bảng câu hỏi trên mạng, trong quá trình nhập dữ liệu đề tài đã chọn lọc lại những mẫu quan sát phù hợp.
Vào ngày 07/04/2020, khi quá trình khảo sát kết thúc, đã có 234 mẫu quan sát được phần mềm SPSS 20.0 ghi nhân. Trong quá trình lọc lại dữ liệu, đề tài đã loại ra 32 mẫu quan sát do các mẫu này chưa từng học ngoại ngữ tại trung tâm ngoại ngữ. Như vậy, sau khi lọc các mẫu quan sát chỉ còn lại 202 mẫu là hợp lệ và được đưa vào xử lý và phân tích.
4.1.2 Mã hóa dữ liệu
Giới tính của người tham gia khảo sát được mã hóa và nhận hai giá trị là (1: giới tính nữ; 2: giới tính nam) để thuận tiện cho việc xử lý.
Chương trình học của người tham gia khảo sát được mã hóa và nhận hai giá trị là (1: đại học chính quy; 2: đại học chính quy chất lượng cao) để thuận tiện cho việc xử lý.
Năm học của người tham gia khảo sát được mã hóa và nhận bốn giá trị là (1: năm nhất; 2: năm hai; 3: năm ba; 4: năm tư).
Ngành học của người tham gia khảo sát được mã hóa và nhận bảy giá trị là(1: ngành Tài chính – Ngân hàng; 2: ngành Quản trị kinh doanh; 3: ngành Kế toán – Kiểm toán; 4: ngành Kinh tế quốc tế; 5: ngành Hệ thống thông tin quản lý; 6: ngành Luật kinh tế; 7: ngành Ngôn ngữ Anh).
Thu nhập của người tham gia khảo sát được mã hóa và nhận bảy giá trị (1: chưa có thu nhập, phụ thuộc vào phụ huynh; 2: dưới 1 triệu đồng; 3: từ 1-3 triệu đồng; 4: từ 3-5 triệu đồng; 5: từ 5-7 triệu đồng; 6: từ 7-10 triệu đồng; 7: từ 10-15 triệu đồng).
Động lực cá nhân, thương hiệu, chất lượng giáo viên, học phí, chương trình học,
dữ liệu. Trong đó có các nhóm sau: 1 là Hoàn toàn không đồng ý, 2 là Không đồng ý, 3 là Không có ý kiến, 4 là Đồng ý, 5 là Hoàn toàn đồng ý.
4.2 Mô tả mẫu
Đề tài tiến hành xem xét mẫu nghiên cứu được phân bố như thế nào theo các tiêu chí sau: Giới tính, Chương trình học, Năm học, Ngành học, Thu nhập, Động lực cá nhân, Thương hiệu, Chất lượng giáo viên, Học phí, Chương trình học, Marketing, Tư vấn người thân/bạn bè và Quyết định lựa chọn.
Bảng 4: Thống kê mô tả cho biến giới tính
Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm lũy kế Hợp
lệ
Nữ 179 88.6 88.6 88.6
Nam 23 11.4 11.4 100.0
Tổng 202 100.0 100.0
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 4 cho ta thấy, trong 202 mẫu quan sát thì giới tính “Nữ” xuất hiện 179 lần (chiếm 88.6%), giới tính “Nam” xuất hiện 23 lần (chiếm 11.4%). Như vậy, nghiên cứu này nghiêng về giới tính “Nữ”.
Bảng 5: Thống kê mô tả cho biến Chương trình học
Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Phần trăm lũy kế Hợp lệ
Đại học chính quy 134 66.3 66.3 66.3
Đại học chính quy chất lượng cao 68 33.7 33.7 100.0
Tổng 202 100.0 100.0
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 5 cho thấy về cơ cấu mẫu theo chương trình học, 202 người khảo sát thì có 134 sinh viên đang theo học chương trình “Hệ Đại học chính quy” (chiếm 66.3%), 68 sinh viên đang theo học chương trình “Hệ Đại học chính quy chất lượng cao” (chiếm 11.4%). Như vậy, nghiên cứu này nghiêng về sinh viên “Đại học chính quy” được xem là hợp lệ vì số lượng sinh viên học chương trình “Đại học chính quy” nhiều hơn so với số lượng sinh viên học chương trình “Đại học chính quy chất lượng cao”.
Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm lũy kế Hợp lệ Năm 1 47 23.3 23.3 23.3 Năm 2 48 23.8 23.8 47.0 Năm 3 92 45.5 45.5 92.6 Năm 4 15 7.4 7.4 100.0 Tổng 202 100.0 100.0
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 6 cho thấy về cơ cấu mẫu theo năm học, trong số 202 mẫu khảo sát có có 47 sinh viên năm 1 (chiếm 23.3%), 48 sinh viên năm 2 (chiếm 23.8%), 92 sinh viên năm 3 (chiếm 45.5%), 15 sinh viên năm 4 (chiếm 7.4%). Như vậy, nghiên cứu này nghiêng về sinh viên năm 3 được xem là hợp lệ vì năm 3 là khoảng thời gian sinh viên có nhu cầu học Tiếng Anh cao nhất để đạt chuẩn về tiếng anh chuẩn bị cho việc tốt nghiệp.
Bảng 7: Thống kê mô tả cho biến Ngành học
Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm lũy kế Hợp lệ Tài chính - Ngân hàng 62 30.7 30.7 30.7
Quản trị kinh doanh 61 30.2 30.2 60.9
Kế toán - Kiểm toán 28 13.9 13.9 74.8
Kinh tế quốc tế 26 12.9 12.9 87.6
Hệ thống thông tin quản lý 7 3.5 3.5 91.1
Luật kinh tế 6 3.0 3.0 94.1
Ngôn ngữ Anh 12 5.9 5.9 100.0
Tổng 202 100.0 100.0
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 7 cho ta thấy về cơ cấu mẫu theo ngành học, trong số 202 người tham gia khảo sát có 62 sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng (chiếm 30.7%), 61 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh (chiếm 30.2%), 28 sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán (chiếm 13.9%), 26 sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (chiếm 12.9%), 7 sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý (chiếm 3.5%), 6 sinh viên ngành Luật kinh tế (chiếm 3%), 12 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh (chiếm 5.9%). Như vậy, nghiên cứu này nghiêng về sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng được xem là hợp lệ vì đây là một trong những khối ngành có số lượng sinh viên theo học nhiều nhất và đây cũng được xem là ngành đào tạo mũi nhọn của Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh TP.HCM.
Bảng 8: Thống kê mô tả cho biến Thu nhập
Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Phần trăm lũy kế
Hợp lệ
Chưa có thu nhập, phụ
thuộc vào gia đình 79 39.1 39.1 39.1
Dưới 1 triệu 36 17.8 17.8 56.9 1 - 3 triệu 47 23.3 23.3 80.2 3 -5 triệu 29 14.4 14.4 94.6 5 -7 triệu 9 4.5 4.5 99.0 7 - 10 triệu 2 1.0 1.0 100.0 Tổng 202 100.0 100.0
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 8 cho thấy về cơ cấu mẫu theo thu nhập, trong số 202 mẫu quan sát có 79 sinh viên chưa có thu nhập, phụ thuộc vào gia đình (chiếm 39.1%), %), 36 sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu (chiếm 17.8%), 47 sinh viên có thu nhập 1 - 3 triệu (chiếm 23.3%), 29 sinh viên có thu nhập 3 -5 triệu (chiếm 14.4%), 9 sinh viên có thu nhập 5 -7 triệu (chiếm 4.5%), 2 sinh viên có thu nhập 7 - 10 triệu (chiếm 1%). Như vậy, nghiên cứu này nghiêng về sinh chưa có thu nhập, phụ thuộc vào gia đình được xem là hợp lệ vì phần lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa thể độc lập tài chính, vẫn phải phụ thuộc vào gia đình.
Bảng 9: Thống kê mô tả cho biến Động lực cá nhân
Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình cộng Độ lệch chuẩn Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại
ngữ vì sở thích, đam mê 202 1 5 3.14 1.061
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn đảm bảo đủ chuẩn tốt nghiệp ra trường
202 1 5 3.91 1.089
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại
ngữ vì muốn đi du học 202 1 5 2.70 1.099
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn tiếp xúc và làm quen với môi trường giao tiếp tiếng Anh
202 1 5 4.01 .941
Valid N (listwise) 202
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 9 cho ta thấy trong 202 người tham gia khảo sát thì có sự dao động rất lớn trong quan điểm về mức độ quan trọng của yếu tố ĐỘNG LỰC CÁ NHÂN với điểm nhỏ nhất là 1 (rất không đồng ý) và điểm cao nhất là 5 (rất đồng ý), trong khi kỳ vọng của nhóm nghiên cứu là “dấu dương”, do vậy sự dao động này đã tạo ra độ lệch chuẩn. Tuy nhiên, giá trị trung bình cộng của các yếu tố “Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì sở thích, đam mê”, “Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn đảm bảo đủ chuẩn tốt nghiệp ra trường”, “Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường”, “Anh/Chị chọn hoc trung tâm ngoại ngữ vì muốn đi du học”,“Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn tiếp xúc và làm quen với môi trường giao tiếp tiếng Anh”cho thấy tất cả đều xoay quanh giá trị trung bình ở mức từ 3-5 (hay từ bình thường cho đến rất đồng ý). riêng biến “Anh/Chị chọn hoc trung tâm ngoại ngữ vì muốn đi du học” có giá trị trung bình ở mức gần 3. Như vậy, giả thuyết ban đầu về dấu dương trong mô hình vẫn được hỗ trợ. Hay nói cách khác “độ lệch chuẩn” nằm trong giới hạn cho phép. Do đó dữ liệu quan sát được xem là phù hợp.
Bảng 10: Bảng thống kê lượt khảo sát biến Động lực cá nhân
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì sở thích, đam mê 17 39 56 79 11 Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn đảm bảo đủ chuẩn tốt
nghiệp ra trường
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường
7 13 14 82 86
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn đi du học
33 51 73 34 11
Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn tiếp xúc và làm quen với môi trường giao tiếp tiếng Anh
6 7 28 98 63
Tổng 73 127 189 386 235
(Nguồn: Kết quả trích từ thống kê Excel của tác giả)
Qua bảng trên ta thấy đa số người tham gia khảo sát lựa chọn “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” với số liệu cụ thể như sau có 73 lượt chọn Hoàn toàn không đồng ý, 127 lượt chọn Không đồng ý, 189 lượt chọn Không có ý kiến, 386 lượt chọn Đồng ý, 235 lượt chọn Hoàn toàn đồng ý. Trong đó, biến “Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn đi du học” có nhiều lượt chọn “Hoàn toàn không đồng ý” và”Không đồng ý” ( 33 và 51 lượt). Biến “Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường” có nhiều lượt chọn “Hoàn toàn đồng ý” (86 lượt). Biến “Anh/Chị chọn học trung tâm ngoại ngữ vì muốn tiếp xúc và làm quen với môi trường giao tiếp tiếng Anh” có nhiều lượt chọn “Đồng ý” (98 lựợt).
Bảng 11: Thống kê mô tả cho biến Thương hiệu
Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình cộng Độ lệch chuẩn Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại
ngữ được nhiều người biết đến 202 1 5 3.75 .839
Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại
Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại
ngữ có đội ngũ giảng viên nổi tiếng 202 1 5 3.48 .899
Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ sở hữu nhiều học viên có thành tích cao
202 1 5 3.46 .931
Valid N (listwise) 202
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Kết quả bảng 11 cho thấy trong 202 người tham gia khảo sát thì có sự dao động rất lớn trong quan điểm về mức độ quan trọng của yếu tố THƯƠNG HIỆU với điểm nhỏ nhất là 1 (rất không đồng ý) và điểm cao nhất là 5 (rất đồng ý), trong khi kỳ vọng của nhóm nghiên cứu là “dấu dương”, do vậy sự dao động này đã tạo ra độ lệch chuẩn. Tuy nhiên, giá trị trung bình cộng của các yếu tố “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ được nhiều người biết đến”, “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ có uy tín cao để học”, “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ có đội ngũ giảng viên nổi tiếng”, “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ sở hữu nhiều học viên có thành tích cao” cho thấy tất cả đều xoay quanh giá trị trung bình ở mức từ 3-5 (hay từ bình thường cho đến rất đồng ý). Như vậy, giả thuyết ban đầu về dấu dương trong mô hình vẫn được hỗ trợ. Hay nói cách khác “độ lệch chuẩn” nằm trong giới hạn cho phép. Do đó dữ liệu quan sát được xem là phù hợp.
Bảng 12: Bảng thống kê lượt khảo sát biến Thương hiệu
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Anh/Chị thường chọn trung
tâm ngoại ngữ được nhiều người biết đến
5 12 40 118 27
Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ có uy tín cao để học
5 3 13 102 79
Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ có đội ngũ giảng viên nổi tiếng
Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ sở hữu nhiều học viên có thành tích cao
8 21 66 87 20
Tổng 23 56 194 386 149
(Nguồn: Kết quả trích từ thống kê Excel của tác giả)
Qua bảng trên ta thấy đa số người tham gia khảo sát lựa chọn “Đồng ý” và “Không có ý kiến” với số liệu cụ thể như sau: có 23 lượt chọn Hoàn toàn không đồng ý, 56 lượt chọn Không đồng ý, 194 lượt chọn Không có ý kiến, 386 lượt chọn Đồng ý, 149 lượt chọn Hoàn toàn đồng ý. Trong đó, biến “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ có uy tín cao để học” có nhiều lượt chọn “Hoàn toàn đồng ý” (79 lượt), biến “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ sở hữu nhiều học viên có thành tích cao” có nhiều lượt chọn “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý” ( 29 lượt), biến “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ có đội ngũ giảng viên nổi tiếng” có nhiều lượt chọn “Không có ý kiến (75 lượt), biến “Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại ngữ được nhiều người biết đến” được 118 lượt chọn “Đồng ý”.
Bảng 13: Thống kê mô tả cho biến Chất lượng giáo viên
Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình cộng Độ lệch chuẩn Anh/Chị thường chọn trung tâm ngoại
ngữ tạo điều kiện học tập với giảng viên nước ngoài
202 1 5 3.91 .890
Giảng viên trung tâm ngoại ngữ phải sở hữu trình độ chuyên môn cao và có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ cần thiết
202 1 5 3.95 .961
Chất lượng của trợ giảng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn trung tâm ngoại ngữ
202 1 5 3.68 .966
Giảng viên thân thiện, biết lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm với học viên sẽ khiến kết quả học tập tốt hơn
202 1 5 4.19 .862
(Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS)
Qua kết bảng 13 ta thấy về trong 202 người tham gia khảo sát thì có sự dao động rất lớn trong quan điểm về mức độ quan trọng của yếu tố CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN với điểm