Điều kiện về địa lý, địa chất:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Cảng tổng hợp (Trang 31 - 32)

3. PHƢƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất:

2.1.1.1. Đặc điểm địa hình:

Vịnh Vũng Áng dựa lƣng vào núi Mũi Ròn, có hình vòng cung (chiều lõm quay về phía Bắc) phía Đông là dãy núi Xuân Dƣơng, chân núi là mép bờ biển có nhiều tảng đá nhấp nhô, phía Nam là bãi cát thoải chạy dài, tiếp đến là các gò cát trồng phi lao xen kẽ khu dân cƣ (Làng Hải Phong). Phía bờ biển thoải dần, cao độ từ 0,0m đến cao độ -10,0m, cách bờ 1200m (theo tài liệu khảo sát tháng 3/1995). Khu vực trên bờ Vũng Áng - Sơn Dƣơng là những gò cát thoải, chạy dài phía sau thấp dần là cánh đồng chen vào giữa là núi Xuân Dƣơng, chân núi đá đồng thời là mép bờ biển.

Kết quả khảo sát địa hình cho thấy khu vực dự kiến xây dựng Bến số 4 có địa hình khá thoải, các đƣờng đồng mức đi song song với nhau và gần nhƣ song song với đƣờng bờ. Khoảng cách từ đƣờng đồng mức 0,0 đến đƣờng -3,0m trung bình là 200m. Khu lãnh thổ sau bến có cao độ trung bình -2,0m.

2.1.1.2. Đặc điểm địa chất:

Theo kết quả khảo sát các lỗ khoan thuộc vị trí khu vực dự án, địa tầng các lớp từ trên xuống dƣới có thể mô tả nhƣ sau:

- Lớp 1 - Bùn cát màu xám nâu, lẫn vỏ sò: Lớp này nằm ngay trên bề mặt địa hình, thuộc khu vực đê chắn sóng với bề dày biến đổi từ 1,1m - 2,7m.

- Lớp 2 - Cát bụi màu xám ghi lẫn vỏ sò, kết cấu xốp: Chiều dày lớp biến đổi từ 2,7m - 11,7m, chiều dày trung bình là 7,2m.

- Lớp 3 - Sét pha/ Cát pha: lớp này đƣợc chia thành 2 phụ lớp 3a và 3b:

+ Phụ lớp 3a - Sét pha, màu xám xanh, xám đen, dẻo cứng: Phụ lớp có diện phân bố hẹp,

+ Phụ lớp 3b - Cát pha màu xám trắng, xám vàng, dẻo: Cao độ mặt lớp thay đổi từ -11,8m đến -12,0m.

- Lớp 4 - Cát thô màu xám ghi, xám trắng, kết cấu chặt vừa: Lớp này có diện phân bố rộng, gặp ở tất cả các lỗ khoan, cao độ mặt lớp thay đổi từ -12,9m đến -18,9m (LK5).

- Lớp 5 - Đá granit: Căn cứ vào mức độ phong hóa lớp này đƣợc chia thành 2 phụ lớp 5a và 5b

+ Phụ lớp 5a - Đá granit phong hóa mạnh thành cát pha màu xám trắng, dẻo: Phụ lớp có diện phân bố rộng, bề dày lớp biến đổi từ 0,6m đến 4,6m. Đây là sản

Trang - 32-

phẩm phong hóa của đá granit do vậy thành phần của phụ lớp rất phức tạp, cát pha, đôi chỗ là sét pha l n dăm sạn, dăm tảng làm cho giá trị xuyên tiêu chuẩn thay đổi nhiều.

+ Phụ lớp 5b - Đá granit phong hóa nứt nẻ màu xám trắng: Đây là lớp đá có nguồn gốc magma xâm nhập vì vậy cao độ mặt đá thay đổi phức tạp, từ -18,8m đến -24,1m.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Cảng tổng hợp (Trang 31 - 32)