Giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục Dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Cảng tổng hợp (Trang 87 - 95)

3. PHƢƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

4.1.2.Giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục Dự án

4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu chung

Trong quá trình xây dựng, yếu tố chính tác động xấu đến môi trƣờng là bụi, khí thải do quá trình nạo vét, vận chuyển bùn và nguyên vật liệu, chất thải rắn (bao gồm đất đá, vật liệu thừa, bùn từ công tác nạo vét, rác sinh hoạt, chất thải nguy hại,…) và nƣớc thải công nhân trên công trƣờng.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tổng quan những biện pháp sau sẽ đƣợc thực hiện:

- Liên hệ và thống nhất với Ban quản lý đƣờng thủy trong khu vực để đảm bảo an toàn giao thông thủy trong quá trình thi công;

- Hạn chế việc gia tăng độ đục khi nạo vét bến tàu bằng cách sử dụng các thiết bị nạo vét phù hợp.

- Các phƣơng tiện vận chuyển nguyên vật liệu (đất, cát, xi măng, thiết bị máy móc…) đến xây dựng phải đƣợc che kín, tránh ô nhiễm bụi dọc đƣờng vận chuyển. Do lợi thế về vận tải đƣờng thủy nên các cấu kiện nặng, bùn đất nạo vét cần ƣu tiên vận tải theo đƣờng sông, đƣờng biển.

- Vận chuyển và đổ bùn nạo vét đúng nơi quy định.

- Chủ đầu tƣ thông báo cho ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng trên địa bàn biết quá trình thực hiện của dự án để hạn chế phát sinh mâu thu n, đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển tàu thuyền, hoạt động đánh bắt của ngƣời dân và an ninh khu vực.

- Quản lý đối với nhà thầu thực hiện chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ thi công thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng.

- Tuyệt đối không đổ dầu máy, chất thải chứa dầu từ các tàu vét bùn xuống biển mà phải thu gom xử lý.

- Quản lý tốt các phƣơng tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng để hạn chế ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng.

- Bảo trì bảo dƣỡng thƣờng xuyên các thiết bị, máy móc, các phƣơng tiện vận chuyển nguyên vật liệu.

- Sử dụng nhiên liệu có hàm lƣợng các chất ô nhiễm thấp thân thiện với môi trƣờng;

Trang - 88-

- Lập lịch trình hoạt động hợp lý cho các loại xe tải hạng nặng, các tàu, sà lan cũng nhƣ các thiết bị xây dựng để giảm tối đa khói thải động cơ, tránh tập trung nhiều phƣơng tiện thi công cùng lúc mà không cần thiết;

- Kiểm soát tốc độ của các loại xe chuyên chở, đặt biệt khi qua các khu dân cƣ để giảm thiểu bụi và độ ồn;

- Luôn duy trì hệ thống thoát nƣớc thông thoáng, tránh để bị tắt nghẽn hoặc cản trở bởi rác, vật liệu xây dựng,…;

- Trồng cây xanh trong khuôn viên dự án, thí dụ nhƣ xung quanh hàng rào, nhà văn phòng… khu vực dự án. Điều này không những làm giảm tác động của tiếng ồn, bụi, khí thải mà còn có tác dụng phục hồi lại môi trƣờng sinh học cho khu vực dự án;

- Hạn chế các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt sự hoạt động của các phƣơng tiện giao thông ra vào Bến cảng;

- Phối hợp chặt chẽ với các Bến số 1, 2 và 3 để đảm bảo giao thông thông suốt, hạn chế ảnh hƣởng l n nhau. Các hoạt động nạo vét, thi công khoan cọc nhồi là những hoạt động chiếm nhiều diện tích bởi các thiết bị máy móc... nên phải đƣợc bố trí thi công với thời gian hợp lý và có lịch trình cụ thể. Ranh giới nạo vét, thi công phải đƣợc cắm cọc tiêu, phao tiêu, biển báo rõ ràng.

- Việc tiếp nhận và vận chuyển bùn thải phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và chở bùn thải đúng trọng tải, đúng khối lƣợng theo tiêu chuẩn cho phép. Không chở quá khối lƣợng cho phép, tránh tràn, rơi vãi bùn trong quá trình vận chuyển.

- Đối với việc khoan cọc nhồi, chủ đầu tƣ sẽ yêu cầu đơn vị thi công phải sử dụng máy móc thi công tiên tiến, phƣơng pháp thi công tiên tiến để giảm thiểu tác động tới môi trƣờng. Có thể khoan bằng khoan xoay Lefer hoặc khoan đập cáp.

Quá trình pha chế Bentonite đƣợc thực hiện đúng theo hƣớng d n kỹ thuật, việc bơm hóa chất này xuống lỗ khoan phải tuân thủ các trình tự thi công khoan cọc nhồi đƣợc duyệt. Đảm bảo không để rơi vãi, phát tán Bentonite ra môi trƣờng.

Bố trí bể chứa trên sà lan chứa dung dịch Bentonit đã qua sử dụng để tái sử dụng lại.

- Đối với việc đổ bê tông khoan cọc nhồi, chủ đầu tƣ yêu cầu đơn vị thi công phải thực hiện phƣơng pháp thi công tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trƣờng, bơm bê tông phải bơm từ đáy lỗ khoan, quá trình thi công ống chống thành vách phải đảm bảo đúng kỹ thuật giảm thiểu bê tông bị rơi vải, chảy ra ngoài môi trƣờng biển.

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do bụi, khí thải

Ô nhiễm không khí ảnh hƣởng trực tiếp đến công nhân trên công trƣờng xây dựng, ngƣời dân sống xung quanh trên tuyến đƣờng vận chuyển nguyên vật liệu (vận chuyển bằng đƣờng bộ). Các biện pháp sau đây đƣợc áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực:

Trang - 89-

- Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công: xây dựng các hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị, máy móc…

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa.

- Bố trí tàu bè neo đậu trật tự, khoa học, không để tập trung quá cơ số và chủng loại cho phép; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tƣ thích hợp. Hạn chế tập kết vật tƣ vào cùng một thời điểm khi không thật sự cần thiết.

- Đặt các biển báo và phân vùng cách ly an toàn xung quanh khu vực thi công. - Tất cả các phƣơng tiện vận tải (xe tải, sà lan, tàu thuyền,…) và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trƣờng mới đƣợc phép hoạt động.

- Che kín thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng (cát, đất, xi măng, đá...) để tránh phát tán bụi. Khu vực phát sinh nhiều bụi phải bố trí bạt che chắn.

- Vật liệu xây dựng đƣợc chứa trong các kho chứa hoặc có bạt che chắn để quản lý, tránh hiện tƣợng phát tán bụi ra môi trƣờng xung quanh.

- Thiết bị và máy móc cơ khí đƣợc bảo trì thƣờng xuyên để giảm thiểu ô nhiễm do khói xe.

- Việc bảo trì bảo dƣỡng các phƣơng tiện vận chuyển đƣợc thực hiện tại các garage hoặc các ụ tàu nằm ngoài khu vực Dự án.

- Hạn chế vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm.

- Cung cấp thiết bị an toàn lao động (mặt nạ, mũ bảo hiểm, nút chống ồn, găng tay…) để giảm bụi và tiếng ồn ảnh hƣởng đến công nhân, ngăn ngừa tai nạn lao động;

4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

Quá trình thi công Bến, nạo vét bùn thông luồng, quá trình đóng cọc,... sẽ phát sinh tiếng ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động này tác động trực tiếp đến công nhân và cần phải đƣợc kiểm soát chặt trong phạm vi nội bộ công trình, cụ thể nhƣ sau:

- Sử dụng biện pháp đóng cọc khoanh vùng, không đóng đại trà sẽ hạn chế ồn, rung. - Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trƣờng mới đƣợc phép hoạt động.

- Các công nhân xây dựng sẽ đƣợc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và các nút bịt tai nếu cần thiết.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo hoạt động tốt.

- Ngoài ra, các phƣơng tiện vận tải hạng nặng cần phải đƣợc quản lý tốt trong khi vận chuyển vật liệu xây dựng trong vùng đô thị để giảm phát sinh tiếng ồn.

Trang - 90-

- Nghiêm cấm tàu thuyền, sà lan kéo còi đi vào khu vực Dự án từ 21h đêm đến 5h sáng.

- Sử dụng các phƣơng pháp giảm chấn cho thiết bị máy khi hoạt động.

4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do nước thải

* Đối với nƣớc thải sinh hoạt

Nhƣ đã nêu ở mục 3.1.3.1.2 của chƣơng 3 thì nƣớc thải sinh hoạt ở giai đoạn này khoảng 8 m3/ngày, lƣợng nƣớc thải không lớn nhƣng có nồng độ chất gây ô nhiễm cao, cần phải xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Biện pháp xử lý nhƣ sau:

Yêu cầu đơn vị thi công phải xây dựng lắp đặt nhà vệ sinh tạm thời có hệ thống xử lý chất thải trƣớc khi thải vào môi trƣờng. Dự kiến lắp đặt 2 nhà vệ sinh lƣu động loại có 02 ngăn. Chất thải phát sinh ở khu vệ sinh đƣợc thu gom bằng hệ thống thiết bị vệ sinh và d n bằng đƣờng ống nhựa uPVC 100mm tới bể tự hoại. Bể tự hoại là loại di động, vật liệu nhựa composite, đƣợc chế tạo sẵn trên thị trƣờng. Với số lƣợng công nhân khoảng 100 ngƣời và tính chất sử dụng không nhiều, chọn loại bể tự hoại thể tích bể có thể tích 3m3. Bể đƣợc đặt chìm dƣới đất ngay sau nhà vệ sinh tạm thời.

Hình 4.1: Nhà vệ sinh di động Hình 4.2: Hình ảnh minh hoạ bể tự hoại composite

* Đối với nƣớc mƣa chảy tràn:

Ở giai đoạn đầu thì mặt bằng chủ yếu là mặt nƣớc nên tác động của nƣớc mƣa chảy tràn là không đáng kể. Khi Bến bãi đƣợc tôn tạo, hình thành thì tác động của nƣớc mƣa chảy tràn mới ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Lúc này cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhƣ sau:

- Mặt bằng công trƣờng đƣợc thu dọn, tận dụng tối đa các loại rác thải xây dựng (đá, gạch, vữa,...) để san mặt bằng, và hạn chế dầu mỡ rơi vãi, không để các chất này cuốn trôi theo nƣớc mƣa chảy tràn làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc.

- Thiết kế, khơi thông các mƣơng thoát nƣớc tạm thời để thoát nƣớc nhanh, không làm ngập úng khu vực công trƣờng.

Trang - 91-

- Các khu vực đắp đất cần lu lèn chặt theo yêu cầu để hạn chế nƣớc mƣa rửa trôi đất cát khu vực san nền.

- Tổ chức thi công với tiến độ thi công hợp lý để tránh và giảm thiểu tác động của thời tiết bất lợi đến hoạt động trên công trƣờng.

4.1.2.5. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chất thải rắn sinh hoạt của công nhân

Với khối lƣợng khoảng 35 ÷ 50kg/ngày, rác thải sinh hoạt tại khu vực Dự án đƣợc thu gom bằng các thùng chứa rác sinh hoạt đặt trong khuôn viên Dự án và hợp đồng với Công ty cổ phần vật tƣ xây dựng quản lý môi trƣờng đô thị Huyện hàng ngày tới thu gom vận chuyển đi xử lý (Chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác). Dự kiến đặt 05 giỏ rác nhựa thể tích 20 lít và 02 thùng chứa rác thể tích 100 lít.

Đối với chất thải rắn xây dựng

- Đối với vật liệu nạo vét luồng cảng và bùn cát từ quá trình khoan cọc nhồi đƣợc vận chuyển đi đổ thải tại vị trí đã đƣợc các sở ban ngành xác định và đƣợc UBND tỉnh Tỉnh chấp thuận tại văn bản số 4711/UBND-GT ngày 18/9/2015.

- Đối với khối lƣợng bóc phong hóa không đƣợc đổ ra biển, công ty liên hệ với Trung tâm kỹ thuật hạ tầng khu kinh tế tỉnh để xác định vị trí đổ thải trên đất liền.

- Rác thải xây dựng từ quá trình thi công công trình đƣợc phân thành 02 loại để xử lý: Loại rác có thể tái sử dụng và tái chế nhƣ ván cốp pha, sắt thép, cọc chống, vỏ hộp, bao bì, gạch vỡ... sẽ đƣợc thu gom và lƣu giữ vào vị trí khô ráo để sử dụng lại hoặc bán phế liệu; Loại rác không thể tái sử dụng sẽ đƣợc thu gom và tập kết tại khu tập kết rác thải sinh hoạt hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển đi xử lý.

- Bố trí vòi xịt rửa xe trƣớc cổng công trƣờng thi công để các phƣơng tiện vận chuyển không kéo theo bùn đất, ảnh hƣởng đến đƣờng giao thông khu vực.

Đối với chất thải nguy hại

Với khối lƣợng ƣớc tính khoảng 75kg/tháng, chủ Dự án sẽ bố trí 01 thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy dung tích khoảng 100 lít đặt tại khu vực sửa chữa xe máy, khi đầy thùng sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng đƣa đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại.

4.1.2.6. Giảm thiểu tác động trong quá trình nạo vét b n đáy

Để giảm thiểu tối đa sự phát tán của bùn đáy vào môi trƣờng nƣớc thì đơn vị thi công sẽ thực hiện các công việc sau:

- Định vị khu vực nạo vét đúng theo các vị trí góc đã đƣợc phê duyệt trong hồ sơ thiết kế để đảm bảo thi công nạo vét chính xác và an toàn.

- Trong thời gian thi công, thƣờng xuyên đo đạc kiểm tra độ sâu để có biện pháp thi công phù hợp, hạn chế việc nạo vét không đều.

- Nhà thầu thi công nạo vét phải đổ thải bùn cát nạo vét đúng vị trí đã đƣợc quy hoạch dƣới sự giám sát của đơn vị tƣ vấn giám sát.

Trang - 92-

- Tuân thủ các quy định trong "Quy trình thi công, nghiệm thu công tác nạo vét và bồi lắng các công trình vận tải sông, biển thực hiện bằng phƣơng pháp thi công cơ giới" số 924/QĐ-KT4 ngày 21/4/1975 của Bộ Giao thông vận tải.

- Do sân bãi phải đƣợc đắp và tôn tạo từ diện tích mặt nƣớc nên cát từ quá trình nạo vét sẽ đƣợc ƣu tiên sử dụng để đắp, tôn tạo bãi đến độ cao thiết kế. Theo thiết kế cơ sở thì khối lƣợng cát dùng để tôn nền, đắp kè là 492.377 m3, khối lƣợng cát nạo vét 506.458 m3 và khối lƣợng bùn cát từ hoạt động khoan cọc nhồi 9.430m3

sẽ đƣợc tận dụng để tôn tạo bãi với khối lƣợng khoảng 200.000m3. Nhƣ vậy, khối lƣợng bùn cát nạo vét tận dụng sẽ đƣợc bơm trực tiếp vào bãi để san nền, tận dụng đƣợc tối đa vật liệu nạo vét.

4.1.2.7. Giảm thiểu tác động trong quá trình vận chuyển và đổ thải

Vật liệu nạo vét đƣợc tận dụng tối đa để tôn tạo bãi, làm đƣờng và đắp kè. Khối lƣợng vật liệu nạo vét và khối lƣợng bùn cát khoan cọc nhồi còn lại cần phải thực hiện đổ thải là 506.458 + 9.430 – 200.000 = 315.888 m3

.

- Vị trí đổ bùn thải nạo vét phải nhằm giảm thiểu tối đa những tác động đến môi trƣờng của việc đổ thải.

- Việc lựa chọn vị trí đổ bùn thải nạo vét đã đƣợc Chủ đầu tƣ phối hợp với đơn vị chức năng và Cơ quan quản lý nhà nƣớc lựa chọn và đã đƣợc UBND tỉnh Tỉnh chấp thuận chủ trƣơng cho phép Công ty Cổ phần Cảng Hoành Sơn đổ thải vật liệu nạo vét trùng với vị trí dự kiến đổ thải vật liệu nạo vét thuộc khu vực dự kiến đổ vật liệu nạo vét các tuyến luồng hàng hải tại Vũng Áng tại công văn số 4711/UBND-GT ngày 18/9/2015.

Vị trí đổ vật liệu nạo vét của Dự án Bến số 4, cảng Vũng Áng có tọa độ các điểm khống chế nhƣ sau:

Bảng 4.1: Tọa độ các điểm khống chế vị trí đổ thải dự kiến

Ghi chú: Tọa độ được xác định trên Hải đồ do Hải quân nhân dân Việt Nam sản xuất năm 1982, số hiệu IA-100-08.

Trang - 93-

Vị trí đổ thải có độ sâu trên hải đồ là -32m, diện tích 2,5km2. Khu vực đổ thải nằm trên bờ biển phía đông xã Kỳ Phƣơng, cách bờ biển Kỳ Phƣơng khoảng 11km về phía Đông. Cự ly vận chuyển từ Bến số 4 đến khu đổ thải khoảng 14-15 km.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Cảng tổng hợp (Trang 87 - 95)