Đánh giá việc xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên Khoa Quản

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ hà nội (Trang 40 - 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Đánh giá việc xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên Khoa Quản

Quản trị văn phòng

2.3.1. Tính xác thực

Ưu điểm:

Sinh viên đã xác định được tính cấp thiết của việc xây dựng một thương hiệu cá nhân đích thực đối với bản thân mình. Xây dựng một thương hiệu của chính bản thân cá nhân sinh viên.

Nhược điểm:

Tuy nhiên, khả năng đánh giá tầm quan trọng và sự quan tâm của cá nhân sinh viên tới việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân còn có sự chênh lệch lớn. Đây được coi là điểm mấu chốt chỉ ra sự yếu kém trong khả năng định vị và xác định cụ thể hóa thương hiệu cá nhân của bản thân sinh viên trong công tác xây dựng thành công thương hiệu cá nhân.

2.3.2. Tính chính trực:

Ưu điểm:

Bản thân sinh viên thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên các

Không hiệu quả 50% Hiệu quả 20% Rất hiệu quả 10% Ý kiến khác 20%

quy tắc nhất định do chính những tham vọng mà cá nhân sinh viên đưa ra trong khảo sát.

Nhược điểm:

Bản thân sinh viên hầu như chưa đưa ra cá quy tắc ứng xử và đạo đức riêng cho bản thân trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

2.3.3.Tính nhất quán:

Ưu điểm:

Bản thân cá nhân sinh viên khá nhất quán trong một số hành vi ứng xử của bản thân.

Nhược điểm:

Số lượng sinh viên đưa ra tính nhất quán trong các hành vi ứng sử của bản thân còn thấp, việc xác định các vấn đề còn nhiều bất cập.

2.3.4. Chuyên môn:

Ưu điểm:

Số lượng sinh viên cho rằng việc học hỏi và trau dồi các kiến thức, kỹ năng liên quan tới chuyên môn chiếm tỷ lệ phần trăm khá cao theo kết quả thu được ở khảo sát.

Nhược điểm:

Khi tác giả hỏi về kiến thức chuyên môn nhiều sinh viên còn chưa hiểu hết chuyên môn bao gồm những kiến thức gì. Số lượng sinh viên chưa xác định được việc trau dồi các kiến thức chuyên môn có quan trọng với bản thân hay không vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định.

2.3.5. Uy tín:

Ưu điểm:

Theo đánh giá phía trên, là người sinh viên theo học tại Khoa Quản trị văn phòng nhiều sinh viên đã và đang tạo ra sự uy tín với thầy cô, bạn bè thông qua việc học tập và các công tác hoạt động đoàn, hoạt động câu lạc bộ;

Nhược điểm:

Ty nhiên, nhiều sinh viên vẫn có những hạn chế như ít tham gia các hoạt động liên quan tới phong trào của Khoa, của Trường và các câu lạc bộ.

35

2.3.6. Nét đặc biệt:

Ưu điểm:

Bản thân cá nhân sinh viên khá thành công trong việc tận dụng thành công các nét đặc biệt của bản thân trong việc thu hút sự chú ý và hợp tác từ người khác như: Giọng nói, ngoại hình, khả năng thuyết trình-diễn đạt.

Nhược điểm:

Tuy sinh viên Khoa đã có những nét đặc biệt nhất định. Xong, bên cạnh những nét đặc biệt như trên thì số lượng sinh viên hết cách thể hiện hay biểu lộ những nét đặc biệt để có thể thu hút sự hợp tác từ người khác còn chiếm tỷ lệ thấp.

2.3.7. Sự phù hợp:

Ưu điểm:

Cá nhân sinh viên đã gắn kết những thứ do chính cá nhân đại diện với một số vấn đề nhất định.

Nhược điểm:

Việc gắn kết những thứ do chính cá nhân đại diện chưa mang tính chặt chẽ, nhất quán và bền vững.

2.3.8. Tầm nhìn:

Ưu điểm:

Số lượng sinh viên với điểm mạnh có tầm nhìn cho bản thân trong tương lai chiếm tỷ lệ khá cao theo khảo sát, đồng thời có các tham vọng nhất định cho bản thân.

Nhược điểm:

Nhiều tham vọng không đi liền với việc xác định tầm quan trọng, sự quan tâm, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên. Tóm lại, khả năng xác định tầm nhìn của sinh viên còn gặp nhiều vấn đề, nhiều đối tượng sinh viên còn xác định nhầm lẫn giữa ước mơ với tham vọng.

2.3.9. Tính kiên trì:

Ưu điểm:

thương hiệu cá nhân cho bản thân chiếm tỷ lệ cao. Điều đó nói lên sự kiên trì, khả năng đưa ra kế hoạch cụ thể cho bản thân của chính cá nhân sinh viên và lòng cam đảm của bản thân sinh viên.

Nhược điểm:

Thời gian duy trì việc tự giác xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên chưa được lâu, đặc biệt đối với các sinh viên chưa xác định được mức độ quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân đối với bản thân.

2.3.10. Thiện chí:

Ưu điểm:

Khả năng thu hút sự hợp tác từ người khác với thương hiệu thể hiện sự thiện chí mong muốn cùng nhau phát triển.

Nhược điểm:

Nhiều sinh viên còn chưa thể hiện sự thiện chí đối với những người xung quanh, dễ gây sự hiểu lầm cho nhiều người.

2.3.11. Sự thực hiện:

Ưu điểm:

Cuộc khảo sát thu được các các kết quả khả quan về mức độ tự giác thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân của bản thân sinh viên. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng nhất cho sự thành công của một thương hệu cá nhân do chính bản thân sinh viên xây dựng.

Nhược điểm:

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên cho rằng việc thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân không mang lại hiệu quả hay mang lại ít hiệu quả còn chiếm tỷ lệ cao.

2.4. Nguyên nhân:

Với những ưu và nhược điểm nêu trên chúng ta có thể nhận ra một số nguyên nhân sau:

Với tính xác thực: Do thực chất sinh viên Khoa Quản trị văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân;

37

Với tính chính trực: Do sinh viên không đưa ra các quy tắc ứng sử cho bản thân trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân;

Với tính nhất quán: Do sinh viên không xác định được các hành vi cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho chính mình;

Tính chuyên môn: Do nhiều sinh viên không trả lời được câu hỏi về các kiến thức chuyên môn khi tác giả tiến hành khảo sát

Uy tín: Do sinh viên chưa thực sự hiểu hết về các vấn đề cần phải xây dựng uy tín khi thực hiện việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân.

Nét đặc biệt: Do sinh viên Khoa Quản trị văn phòng chưa thực sự có nhiều nét đặc biệt như khảo sát, nếu có: số lượng chiếm tỷ lệ phần trăm không cao.

Sự phù hợp: Những thứ do chính cá nhân đại diện chưa thực sự nổi bật. Tầm nhìn: Do bản thân cá nhân sinh viên chưa xác định được tầm nhìn cho tương lai của chính mình.

Tính kiên trì: Do sinh viên không xác định được lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Nên, việc thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân nếu có chỉ mang tinh chất nhất thời, không dài lâu (kiên trì).

Thiện chí: Do sinh viên không xác định được tầm quan trọng của tính thiện chí trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân đối với bản thân.

Sự thực hiện: Do số lượng sinh viên thấy việc tự giác thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân không đem lại kết quả cao. Nên việc thực hiện chỉ mang tính hình thức.

Tiểu kết

Chương 2, tác giả đã đáng giá được thực trạng xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên dựa trên kết quả khảo sát đối với 200 sinh viên đang học tập tại Khoa Quản trị văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó tác giả đã đánh giá được thực trạng dựa trên các tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu cá nhân được đề cập tại Chương 1.

Từ đó, đề tài trình bày một số những vấn đề dẫn đến các hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ hà nội (Trang 40 - 45)