Đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ hà nội (Trang 48 - 50)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.6. Đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu

hiệu cá nhân cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội

(1).Tính xác thực: là thương hiệu của chính cá nhân sinh viên. Bản thân cá nhân sinh viên là CEO của chính cá nhân sinh viên. Mỗi sinh viên nên xây dựng thương hiệu dựa trên nhân cách của mình. Thương hiệu đó sẽ phản ánh tính cách, hành vi, giá trị, tầm nhìn của bản thân sinh viên. Vì vậy, nó phải được gắn kết với tham vọng của cá nhân;

(2).Tính chính trực: Cá nhân sinh viên nên tuân theo những quy tắc ứng xử và đạo đức do tham vọng cá nhân của chính bản thân sinh viên đánh giá;

(3).Tính nhất quán: Bản thân cá nhân sinh viên cần nhất quán trong hành vi ứng xử của mình;

“lĩnh vực Quản trị văn phòng”. Sinh viên nên nghiêm túc tập trung vào một khả năng chính hoặc một kĩ năng độc đáo. Nếu không có các kĩ năng chuyên môn, tài năng, trí thông minh thì bản thân cá nhân sinh viên sẽ không trở nên độc đáo, đặc biệt và khác biệt;

(5).Uy tín: Bản thân sinh viên được đánh giá như một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, là người tài giỏi và làm việc có hiệu quả;

(6).Nét đặc biệt: Mỗi cá nhân sinh viên phải phân biệt bản thân với những người khác nhờ thương hiệu của chính cá nhân sinh viên. Nó phải được thể hiện theo cách độc đáo và khác biệt với mọi đối thủ và gia tăng giá trị cho người khác, được xác định rõ ràng để khách hàng “các nhà tuyển dụng” hiểu được bản thân cá nhân đại diện cho cái gì;

(7).Sự phù hợp: Bản thân sinh viên phải gắn kết những thứ do chính cá nhân đại diện với các nhu cầu quan trọng của nhà tuyển dụng;

(8).Tầm nhìn: Tầm nhìn của bản thân mỗi sinh viên phải luôn được quảng cáo rộng rãi, nhất quán và liên tục trong một thời gian dài cho đến khi in sâu trong tâm trí mọi người xung quanh và với các nhà tuyển dụng;

(9).Tính kiên trì: Mỗi sinh viên cần có thời gian để phát triển thương hiệu của mình một cách hệ thống và phải luôn gắn liền với nó. Đừng bao giờ bỏ cuộc, nên tin tưởng vào bản thân và cần phải kiên trì. Những thương hiệu cá nhân mạnh như sinh viên Đại học Bách Khoa, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân v.v… phải cần rất nhiều năm học tập và trau dồi cùng với tinh thần làm việc cần mẫn với sự cống hiến và lòng can đảm, có kế hoạch cùng tính kiên trì, mới có thể đứng vững;

(10).Thiện chí: Hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều muốn ứng tuyển đối với những người họ có cảm tình và ấn tượng. Thương hiệu cá nhân của chính bản thân sinh viên sẽ tạo ra những kết quả tốt đẹp và tồn tại lâu dài hơn nếu cá nhân sinh viên được đánh giá đúng đắn. Mỗi sinh viên nên gắn kết bản thân với những giá trị tích cực, đáng giá.

(11).Sự thực hiện: Đây là yếu tố quan trọng nhất sau khi thương hiệu của cá nhân của sinh viên xuất hiện. Nếu bản thân sinh viên không thực hiện đúng những điều bản thân cam kết và không tiếp tục hoàn thiện bản thân, thương hiệu

43

của cá nhân sẽ là sự giả tạo. Vì vậy, thương hiệu cá nhân của bản thân sinh viên nên được chuyển thành thẻ điểm cân bằng cá nhân.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ hà nội (Trang 48 - 50)