Bước 2: Xác định và cụ thể hóa thương hiệu cá nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 46)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.2. Bước 2: Xác định và cụ thể hóa thương hiệu cá nhân

39 “sinh viên nên tiến hành mỗi năm một lần”.

- Điểm mạnh: Thông thường bản thân sinh viên cho rằng bản thân mình có một số điểm mạnh nhất định như năng động, chăm chỉ hay có tầm nhìn cho tương lai.

- Điêm yếu: Thông thường sinh viên hay cho rằng bản thân có những điểm yếu như ngại giao tiếp hay không có tham vọng và nhiều quan điểm khác.

- Cơ hội: Với cơ hội, sinh viên viên Khoa Quản trị văn phòng có thể tự xác định được những cơ hội cho bản thân như: Khoa Quản trị văn phòng có nhiều chính sách thúc đẩu sinh viên học tập, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có nhiều chính sách thúc đẩy sinh viên học tập, nhu cầu xã hội về nhân sự trong lĩnh vực hành chính văn phòng ngày càng tăng cao.

- Thách thức: Đối với sinh viên Khoa Quản trị văn phòng nói riêng và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung đều có những thách thức như: số sinh viên (cử nhân) tốt nghiệp mỗi năm ngày càng cao, số lượng người đang làm trong lĩnh vực Hành chính văn phòng luôn ở mức cao.

Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cá nhân sinh viên tạo nền tảng cho các mục tiêu cá nhân và mục tiêu thương hiệu, thông qua việc khảo sát mặt mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong (nội tại) và cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài (khách quan). Sinh viên đưa ra các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho bản thân (như kết quả tác giả thu được ở phần khảo sát). Từ đó đưa ra các nhận định nhất quán với tham vọng và khả năng của bản thân.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cá nhân của sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 46)