Việc thông báo của Tòa án bằng phương tiện điện tử

Một phần của tài liệu Áp dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự (Trang 46 - 51)

Khi phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý VADS được đưa ra áp dụng thì hiển nhiên cần có một phương tiện trung gian để trao đổi thông tin giữa

110 Nguyễn Hằng (2020), “File PDF là gì? Những thủ thuật cần có để sử dụng PDF hiện nay”, https://tim viec365.vn/blog/file-pdf-la-gi-new5025.html, truy cập ngày 15/6/2021;

42 Tòa án và người khởi kiện ngoài hệ thống trực tuyến của Tòa án. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, với sự thành công của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta nên tận dụng tối đa những lợi ích này trong việc dùng những phương tiện điện tử để trao đổi thông tin nhằm đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời, tin cậy và bảo mật.

Quy định của Việt Nam trong vấn đề này tương tự các quốc gia khác trên thế giới. Cách thức Tòa án sẽ thông báo về các thông tin liên quan vụ án cũng như thông báo thụ lý bằng phương tiện điện tử đã được quy định trong Điều 173 và 176 BLTTDS 2015, Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP và Luật giao dịch điện tử 2005. Theo đó, khi người khởi kiện hoặc những người tham gia tố tụng đăng ký cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án bằng phương tiện điện tử và được Tòa án chấp nhận theo quy định pháp luật thì các văn bản tố tụng do Tòa án ban hành theo quy định của pháp luật tố tụng sẽ được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký trong thời hạn pháp luật quy định (Điều 20 Nghị Quyết 04/2016/NQ-HĐTP). Điều này có nghĩa là Tòa án sẽ thông báo đến người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử và từ đó sẽ gửi thư đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) đã đăng ký của người khởi kiện.

Tuy nhiên, vấn đề của địa chỉ thư điện tử và Cổng thông tin điện tử của Tòa án là rất khó khăn cho Tòa án trong việc biết về vấn đề người khởi kiện biết, đã đọc thông báo từ Tòa án112. Dù về phía người khởi kiện, họ có trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra địa chỉ thư điện tử và tài khoản của mình trên Cổng thông tin điện tử tuy nhiên việc bỏ sót các thông báo từ Tòa án vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra, nhiều trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể viện lý do chưa nhận được, chưa kiểm tra kịp thời các thông báo từ Tòa án nên chưa thể thực hiện theo thông báo và bên cạnh đó, họ có thể đẩy mọi trách nhiệm cho Tòa án và lỗi của các phương tiện điện tử.

Nhiều quốc gia trên thế giới khi tiến hành áp dụng phương thức trực tuyến vào việc khởi kiện, thụ lý VADS nói riêng và Tòa án điện tử nói chung vẫn chọn cách thức trao đổi thông tin như Việt Nam đang quy định, như:

Đối với Hàn Quốc:

Sau khi nộp đơn và các tài liệu, chứng cứ, nguyên đơn và luật sư sẽ nhận được thông báo xác nhận qua e-mail bởi thư ký Tòa án. Tiếp đến, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét và xử lý đơn khởi kiện, nếu phù hợp quy định thì Tòa án sẽ thông báo thụ lý vụ án qua e-mail và tin nhắn điện thoại cho người khởi kiện, đồng thời cập nhật thông tin vụ án lên hệ thống điện tử113.

Đối với Thái Lan:

Luật sư hoặc người tham gia tố tụng khi sử dụng hệ thống nộp hồ sơ trực tuyến của Tòa án sẽ được thông báo về các lệnh của Tòa án, các văn kiện pháp lý và trình trạng quá trình tố tụng của vụ án thông qua hệ thống điện tử của Tòa án khi họ đăng nhập tài khoản của mình trên hệ thống này, đồng thời Tòa án cũng thông báo

112 Chen - Annie (2016), Electronic Service of Process: A Practicial and Affordable Option, Cornell University Law School, tr. 6, 7;

43 qua tin nhắn điện thoại hoặc e-mail của đương sự. Sau 03 ngày kể từ ngày gửi thông báo lên hệ thống trực tuyến thì mặc nhiên coi là người nhận đã nhận và biết về thông báo đó114.

Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng, nhiều quốc gia cũng đã nhìn nhận được một số khó khăn của việc áp dụng các hình thức trao đổi điện tử qua e-mail và tin nhắn điện thoại, nên họ cũng đã quy định các biện pháp thay thế.

Đối với Trung Quốc:

Sau khi đăng nhập vào trang điện tử của Tòa án, người khởi kiện hoặc luật sư của người đó có thể tiến hành khởi kiện trực tuyến. Theo đó, họ phải điền các thông tin cơ bản của vụ án (loại vụ việc, mô tả vụ việc, yêu cầu…). Ngoài ra, không giống như việc khởi kiện truyền thống, Tòa án trực tuyến tại Trung Quốc còn yêu cầu tại thời điểm soạn đơn khởi kiện trực tuyến thì người khởi kiện phải cung cấp thông tin về số điện thoại di động, fax, e-mail và các công cụ nhắn tin tức thời của người khởi kiện và người bị kiện (như QQ và WeChat – 02 phương tiện phổ biến tại Trung Quốc). Sở dĩ họ có yêu cầu như vậy là vì các văn kiện pháp lý sẽ được phục vụ cho họ thông qua các phương tiện nêu trên115. QQ và WeChat là 2 ứng dụng đa dạng chức năng, cho phép người dùng được nhắn tin tức thời, phương tiện truyền thông xã hội, thanh toán di động… Hai ứng dụng này đều do Tencent Holdings Limited của Trung Quốc phát triển và rất được Chính phủ của quốc gia này ủng hộ phát triển. Từ đó dẫn đến việc ngoài trao đổi thông qua e-mail và tin nhắn điện thoại thì các Tòa án trực tuyến tại Trung Quốc có thể sử dụng QQ hay WeChat để trao đổi các văn kiện pháp lý cho ngườikhởi kiện. Đây là hai ứng dụng rất phổ biến và đáng tin cậy tại Trung Quốc nên việc họ tận dụng lợi ích của hai ứng dụng này sẽ giúp liên lạc và thông báo các văn bản pháp lý đến người khởi kiện nhanh hơn. Ngoài ra, Tòa án cũng có thể kiểm tra việc người khởi kiện đã nhận và đọc được thông báo.

Đối với New Zealand:

Tòa án tối cao tại quốc gia này cho phép một cá nhân được tống đạt các văn bản tố tụng trong các vụ kiện thương mại thông qua Facebook. Dựa trên sự thất bại của cách thức tống đạt thông thường vì không xác định được nơi ở của bị cáo, Tòa án đã đồng ý tống đạt thông qua Facebook116.

Đối với Canada:

Thẩm phán đã ra lệnh về “một dịch vụ thay thế”, theo đó nguyên đơn có thể tống đạt một bị đơn bằng cách chuyển tiếp bản sao của tuyên bố yêu cầu bồi thường đến bộ phận nhân sự nơi bị đơn trước đây đã làm việc và bằng cách gửi thông báo đến trang Facebook của bị đơn117.

Đối với Úc:

114“E-Fling system of Thai Court introduce for civil cases”, https://www.lawplusltd.com/2017/07/e-filing- system-thai-courts-introduced-civil-cases/, truy cập ngày 16/6/2021;

115“How to Litigate Before the Internet Courts in China: Inside China’s Internet Courts Series -02”, tlđd

(101), truy cập ngày 08/5/2021;

116 Lisa McManus (2011), “Service of Process through Facebook”, https://www.lexisnexis.com/legalnewsroo m/lexis-hub/b/legal-technology-and-social-media/posts/service-of-process-through-facebook, truy cập ngày 23/6/2021;

44 Tòa án có thể ban hành lệnh cho phép tống đạt văn bản tố tụng thông qua Facebook hoặc các trang mạng xã hội khác trong trường hợp các cách tống đạt truyền thống và tống đạt qua địa chỉ thư điện tử không thể thực hiện118.

Theo quy định tại Bang Texas, Mỹ:

Tòa án cao nhất tại Texas đã thông báo rằng việc tống đạt các văn bản trong VADS được tiến hành thông qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc email nếu các phương thức truyền thống là tống đạt vụ kiện trực tiếp hoặc thông qua thư không thành công119.

Nhìn chung, đầu tiên các quốc gia đều sẽ lựa chọn thông báo qua chính hệ thống điện tử của mình, qua tin nhắn điện thoại và e-mail. Vì ngoài hệ thống điện tử của Tòa án thì tin nhắn điện thoại, e-mail là những phương tiện trao đổi dễ dàng và rất phổ biến, mọi người đều có thể sử dụng và tiếp cận. Tuy nhiên, nhằm khắc phục việc không xác định được nơi ở hay địa chỉ thư điện tử của người bị kiện hay khó khăn trong việc xác định người nhận đã nhận và đọc được thông báo từ Tòa án thì các quốc gia đã lựa chọn phương pháp thay thế là tống đạt văn bản tố tụng hay liên lạc với người khởi kiện, người tham gia tố tụng qua mạng xã hội như Facebook. Riêng đối với Trung Quốc, họ lựa chọn hình thức thông báo qua QQ và WeChat vì đây là những phương tiện rất phổ biến, do chính công ty của Trung Quốc tạo ra và được cả Chính phủ và cá nhân, cơ quan, tổ chức ở quốc gia này tin dùng nên việc lựa chọn hai phương tiện này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các đương sự.

Việc tống đạt thông qua mạng xã hội giải quyết được vấn đề về việc Tòa án sẽ biết được người khởi kiện đã nhận và kiểm tra thông báo đó vì với chức năng nhắn tin của Facebook, nếu người nhận đã nhận hoặc đã đọc được tin nhắn đều sẽ có các dấu hiệu thể hiện, Tòa án thông qua dấu hiệu này có thể biết được việc người nhận đã nhận và đọc hay chưa. Ngoài ra, hiện nay Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung được sử dụng rộng rãi, người ta kiểm tra mạng xã hội thường xuyên hơn là kiểm tra e-mail và việc có được tài khoản mạng xã hội của một người cũng dễ hơn là biết được e-mail hay địa chỉ nhà của một người. Vậy nên nhiều quốc gia đã tận dụng ưu điểm này của mạng xã hội và ứng dụng vào việc thông báo, tống đạt văn bản tố tụng. Ngoài ra, một số quốc gia xem đây là giải pháp cuối cùng nếu như các phương thức tống đạt khác không thể thực hiện120. Tuy nhiên, theo góc nhìn của tác giả đối với vấn đề này và điều kiện tại Việt Nam, có những đánh giá sau:

Thứ nhất, việc thông báo, cấp, tống đạt các văn bản tố tụng qua mạng xã hội sẽ không đảm bảo tính bảo mật. Vì hiện nay tính bảo mật của các mạng xã hội là không cao, cụ thể là nhiều trường hợp người dùng bị hack mất tài khoản mạng xã hội và người hack dùng các tài khoản này cho mục đích lừa đảo và các thông tin mà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

118 Helen Tieu (2013), “Australia: Substituted service of legal documents via Facebook: "like" or "unlike" by Australian courts”, https://www.mondaq.com/australia/court-procedure/215534/substituted-service-of-legal- documents-via-facebook-like-or-unlike-by-australian-courts, truy cập ngày 23/6/2021;

119 David Lee (2020), “Texas Supreme Court OKs Service of Process Through Social Media, Email”, https://www.courthousenews.com/texas-supreme-court-oks-service-of-process-through-social-media-and- email/, truy cập ngày 23/6/2021;

120 Steven M. Richard (2014), “Do courts like the service of legal process via social media?”, https://www.nixonpeabody.com/en/ideas/articles/2014/10/22/do-courts-like-the-service-of-legal-process-via- soci al-media, truy cập ngày 23/6/2021.

45 Tòa án gửi cho người dùng có thể bị đánh cắp và lan truyền không kiểm soát được. Ngoài ra, mạng xã hội đều do các công ty từ các quốc gia khác thành lập, công dân Việt Nam chỉ sử dụng với mục đích liên lạc, giải trí và đặc biệt Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát thông tin, hành vi của công dân Việt Nam đối với các mạng xã hội này. Vậy nên nếu Tòa án Việt Nam dùng mạng xã hội để trao đổi thông tin với người khởi kiện thì khó đảm bảo sự bảo mật.

Thứ hai, như đã trình bày, việc cá nhân, cơ quan, tổ chức dùng mạng xã hội để trao đổi liên lạc và giải trí vậy nên với các hoạt động nghiêm túc như của Tòa án khi dùng mạng xã hội sẽ không thể hiện được tính tôn nghiêm, chuyên nghiệp và nghiệp vụ của Tòa án.

Bên cạnh đó, về phía Trung Quốc, họ đã tạo ra cho mình được một ứng dụng đa dạng chức năng, được cá nhân, cơ quan, tổ chức ở quốc gia này tin dùng và có thể ứng dụng trong việc thông báo về tình trạng của vụ việc cho người khởi kiện thì đây cũng là điều chúng ta có thể học hỏi.

Về phía Việt Nam, dù ở vị trí của một quốc gia đang phát triển, công nghệ thông tin của Việt Nam cần được cải thiện nhiều để gia tăng sự an toàn, hiệu quả của hệ thống trực tuyến của Tòa án. Từ việc học hỏi những ưu điểm của mạng xã hội trong việc giải quyết được một số vấn đề về phương thức trao đổi giữa Tòa án và người khởi kiện, đồng thời học hỏi từ việc tạo ra cho quốc gia mình một ứng dụng riêng đa chức năng như Trung Quốc, tác giả kiến nghị Việt Nam nên xây dựng một ứng dụng của Tòa án điện tử.

Hiện nay, tại Việt Nam, một số dịch vụ công cũng đã được tạo một ứng dụng riêng biệt để quản lý ví dụ như ứng dụng KBNN của Kho bạc nhà nước, ứng dụng dịch vụ công của Bộ Y tế, ứng dụng VssiD về bảo hiểm xã hội…, các chủ thể có quyền khởikiện có thể tải những ứng dụng này trên CH Play, App Store… Dù mức độ phổ biến và hiệu quả của các ứng dụng hiện nay là chưa rõ rệt nhưng về lâu dài nếu được đầu tư nghiêm túc và được phổ biến đến cá nhân, cơ quan, tổ chức thì các ứng dụng này sẽ dễ quản lý và hoạt động hơn. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ đưa ra những điểm tích cực mà ứng dụng Tòa án điện tử Việt Nam sẽ mang lại cho việc khởi kiện và thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến. Ứng dụng Tòa án điện tử Việt Nam này sẽ liên kết với toàn bộ hệ thống điện tử của Tòa án và người khởi kiện chỉ cần tải một ứng dụng trên thiết bị di động hoặc máy tính của mình để sử dụng. Về cơ bản, ứng dụng này sẽ được thiết kế để có thể sử dụng dễ dàng trên các hệ điều hành phổ biến như Android, IOS, Window. Ứng dụng này cho phép người khởi kiện có thể chọn Tòa án có thẩm quyền để khởi kiện theo hình thức trực tuyến mà không cần truy cập vào trang web Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để xem danh sách. Ngoài ra, TANDTC sẽ là chủ thể quản lý của ứng dụng này. Từ đó, TANDTC có thể kiểm soát, giám sát hiệu quả làm việc trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó, việc thông báo các văn bản tố tụng điện tử cũng sẽ thuận lợi hơn. Tòa án chỉ cần cập nhật các văn bản điện tử lên ứng dụng này và ứng dụng sẽ tự thông báođến thiết bị điện tử của người khởi kiện và người khởi kiện chỉ cần mở ứng dụng thì sẽ tiếp cận được thông báo đó. Bên cạnh đó, ứng dụng này sẽ tích hợp

46 các chức năng tin nhắn của mạng xã hội về các dấu hiệu cho thấy rằng người nhận đã kiểm tra hay đọc các thông báo, văn bản tố tụng.

Vì Tòa án điện tử nói chung và khởi kiện, thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến nói riêng là một dự án lâu dài, vậy nên việc xây dựng ứng dụng này nên được bắt đầu từ bây giờ và cần có một đội ngũ tài năng để đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, nền tảng ứng độ và độ bảo mật tối đa nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của Tòa án và mang lợi thuận lợi trong việc tham gia vào hoạt động tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự (Trang 46 - 51)