Yếu tố về quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Áp dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự (Trang 28)

Việt Nam đang từng bước thực hiện mô hình “Tòa án điện tử” theo Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủđộng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứtư.

Hiện nay, chúng ta chỉ có những quy định liên quan đến áp dụng phương thức trực trong khởi kiện và thụ lý VADS tại một sốđiều trong BLTTDS 2015, các điều trong Luật giao dịch điện tửđiều chỉnh về giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP trong việc hướng dẫn thi hành việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, thay đổi, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử. Từ đó có thể thấy nhiều vấn đề khác chưa được điều chỉnh cẩn thận, ví dụ như trong trường hợp Tòa án nhận được đơn khởi kiện gửi bằng phương thức trực tuyến thì Tòa án phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn thì sau đó Tòa án cần làm gì tiếp theo thì BLTTDS 2015 đã không quy định nên các chủ thể có quyền khởi kiện và các cán bộ Tòa án không biết mình cần phải làm như thế nào. Việc quy định hướng dẫn cho vấn đề này còn thiếu sót nên sẽ khó khăn khi thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, có thể thấy rằng Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng phương thức trực tuyến khi khởi kiện và thụ lý VADS, dù có học hỏi việc này từ các quốc gia đã áp dụng thành công thì với các đặc điểm về kinh tế, xã hội, chính trị ở mỗi quốc gia là khác nhau cũng dẫn đến sự tiếp cận để học hỏi của Việt Nam là hạn chế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của việc quy định và thực tiễn thì chúng ta cần xem xét kỹlưỡng, kết hợp cẩn thận điều kiện của Việt Nam và kinh nghiệm của nước ngoài để hoàn thiện pháp luật của nước mình. Thực tiễn tại Hàn Quốc, nhằm hoàn thiện hệ thống trực tuyến, Hàn Quốc đã hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sửa đổi luật và các quy định đểhướng đến một hệ thống trực tuyến không cần sử dụng các tài liệu giấy61. Từđó cho thấy, nếu không có sự quy định rõ ràng, cẩn thận từ phía cơ quan nhà nước thì sẽ rất khó khăn để tiến hành áp dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý VADS nói riêng và xây dựng Tòa án điện tử nói chung.

1.3.3. Yếu t vcơ sở h tầng, cơ sở công ngh thông tin

24 Một khó khăn khác cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc khởi kiện trực tuyến và cũng như cho các đơn vị Tòa án khi tiến hành tiếp nhận đơn, xử lý đơn và thụ lý theo hình thức trực tuyến đó là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc trực tuyến. Mặc dù hiện nay, TANDTC đã cho trang bị hệ thống trực tuyến phục vụ cho việc khởi kiện, thụ lý trực tuyến, tuy nhiên, rất khó cho các đơn vị Tòa án tự mình triển khai sử dụng hệ thống này vào xét xử trực tuyến, vì không thể đảm bảo tự thiết lập, vận hành cơ sở hạ tầng và bảo đảm kết nối ổn định. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng rằng không phải ai cũng sở hữu máy tính và có thể truy cập Internet. Ví dụ như tại Ấn Độ, có tới khoảng 50% người Ấn Độ không có quyền truy cập Internet mặc dù đây là quốc gia có số lượng người dùng Internet cao thứ 2 trên thế giới62. Vậy nên điều cần thiết ở đây là các cơ sở công nghệ thông tin phù hợp phải được cung cấp công khai cho những người cần chúng và cơ sở hạ tầng phải đảm bảo kết nối điện, Internet ổn định. Hay nói cách khác, về mặt vật chất, kết nối điện và máy tính kết nối Internet là những điều kiện cơ bản trước tiên phải được đáp ứng nếu các bên đương sự muốn tham gia vào phiên tòa trực tuyến63.

Ngoài ra, đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc xây dựng hệ thống trực tuyến ổn định, mạnh mẽ, hạn chế lỗi kỹ thuật ở mức tối thiểu là điều khó khăn. Vấn đề về kinh phí cũng là một yếu tố nan giải. Việc xây dựng hệ thống trực tuyến là một dự án lâu dài, dựa trên nền tảng mà Việt Nam đã tạo ra, chúng ta cần phải tiến hành hoàn thiện ở nhiều góc độ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vậy nên dù đã có được một Cổng thông tin điện tử nhưng việc khắc phục các lỗi về mạng hay các lỗi khác dẫn đến việc truy cập vào Cổng thông tin bị hạn chế là quan trọng. Không chỉ khắc phục những lỗi kỹ thuật này mà chúng ta cần phải hoàn thiện và nâng cấp hệ thống để đảm bảo không lạc hậu so với các quốc gia khác trên thế giới mà vẫn phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Vì đây là một dự án lâu dài và tốn nhiều chi phí nên cần phải chuẩn bị các kế hoạch có tầm nhìn xa và có thể phát triển hệ thống trực tuyến theo từng lộ trình để đảm bảo về nguồn kinh phí khi hoàn thiện hệ thống này.

1.3.4. Vấn đề tn công và an ninh mng

“Trong cuộc sống của thế kỷ 21, sự phát triển của không gian mạng cùng với Cách mạng công nghiệp lần thứtư đã và đang mang lại những lợi ích vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Song, bên cạnh những lợi ích mang lại, không gian mạng cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức, tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Các cuộc tấn công mạng với động cơ chính trị vào hệ thống thông tin trọng yếu của các nước ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Tội phạm mạng ngày càng nguy hiểm với nhiều thủđoạn tinh vi, kỹ thuật cao, sử dụng các loại mã đọc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tấn công, xâm nhập. Không

62 Uzair Ahmad Khan (2020), “What happens as courts and tribunals go online – opportunities and

challenges”, https://blog.ipleaders.in/courts-tribunals-online-opportunities-challenges/, truy cập ngày 18/6/2021;

63Yashvi Singh (2020), “Virtual Courts: Challenges and Opportunities”, http://www.legalserviceindia.c om/legal/article-3613-virtual-courts-challenges-and-opportunities.html, truy cập ngày 18/6/2021.

25 gian mạng đang trở thành môi trường thuận lợi đểcác cơ quan đặc biệt nước ngoài, cá nhân, tổ chức khủng bố liên lạc, tuyển mộ lực lượng, gây quỹ, truyền bá tư tưởng chống đối cực đoan, kích động sự hận thù và bạo lực”64. Đặc biệt, trong các giao dịch trực tuyến sẽ luôn tồn tại một số rủi ro mà buộc chúng ta phải chấp nhận. Khi công nghệ phát triển thì sự bảo mật cho mọi người khi tham gia vào các giao dịch trực tuyến cũng được tăng cường tối đa tuy nhiên dù hiện nay đã có rất nhiều công cụnhư tường lửa, chương trình chống phần mềm gián điệp và chống vi-rút, nhưng việc hack và các vi phạm bảo mật khác vẫn có thể xảy ra. Đây là một trong những yếu tố thách thức đối với mô hình Tòa án điện tử nói chung và áp dụng phương thức trực tuyến trong khởi kiện, thụ lý VADS nói riêng.

Bên cạnh đó, sựổn định và độ tin cậy của hệ thống trực tuyến trong việc khởi kiện và thụlý VADS là điều cần thiết. Một trong những “điểm mạnh” của hình thức này là người dùng có thể gửi, xem xét thông tin, tài liệu vào thời điểm phù hợp với họ mà không cần phải di chuyển đến Tòa án. Nếu việc người dùng nhận lại thường xuyên là dòng thông báo “yêu cầu không khả dụng” hay “không thể truy cập vào trang web” thì hình thức trực tuyến này sẽ chỉlà “một chiếc bánh vẽ” mà không thể thực hiện được như kỳ vọng65.

Tóm lại, có thể nhìn nhận được những lợi ích mà Tòa án điện tử nói chung và việc áp dụng phương thức trực tuyến trong khởi kiện và thụ lý VADS mang lại, tuy nhiên để có thể ứng dụng tốt vào Việt Nam thì chúng ta cần phải chuẩn bị nhiều yếu tố khác. Bên cạnh hệ thống trực tuyến mà Tòa án Việt Nam hiện đang có thì những yếu tố cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống này không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho hệ thống Tòa án những máy móc thiết bị cần thiết, nâng cao trình độ công nghệ thông tin của cán bộ Tòa án, mà quan trọng hơn là phải mở rộng phổ cập tin học đến cá nhân, cơ quan, tổ chức để họ có thể tự tin lựa chọn và dễ dàng tham gia vào các giao dịch điện tử66. Với điều kiện hiện nay của nước ta, dựa trên nền tảng mà Việt Nam đã xây dựng được, chúng ta có thể tiếp tục đi dần từng bước nhỏ bằng cách ban đầu hoàn thiện việc ứng dụng một phần của các dịch vụ của Tòa án điện tử như khởi kiện và thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến.

64 Nguyễn Minh Chính (2019), “Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng trong tình hình hiện nay”, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/an-ninh2/-/2018/812604/hoan-thien-phap-luat-ve-an-ninh- mang-trong-tinh-hinh-hien-nay.aspx, truy cập ngày 18/6/2021;

65 Nguyễn Thị Hoài Trâm – Lê Thị Minh Ngọc (2020), tlđd (2); 66Ngô Minh Tín (2020), tlđd (40), truy cập ngày 18/6/2021.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, Chương 1 đã khái quát lên được khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc khởi kiện và thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích sơ lượt quy định của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh phương thức trực tuyến trong hoạt động khởi kiện và thụ lý VADS, đồng thời nêu lên cơ sở thực tiễn cho thấy việc áp dụng phương thức trực tuyến trong hoạt động khởi kiện và thụ lý VADS là cần thiết, từ đó đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng phương thức trực tuyến này trên thực tế.

27

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VIỆC KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN –

BẤT CẬP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Sau khi phân tích tại Chương 1, việc áp dụng phương thức trực tuyến trong hoạt động khởi kiện và thụ lý VADS là quan trọng và phù hợp với Việt Nam hiện tại và cả xu hướng thế giới. Trên cơ sở hệ thống trực tuyến mà ta đã có, tại Chương 2 này sẽ phân tích một số vấn đề, bất cập đang tồn tại trong quy định pháp luật Việt Nam, đồng thời so sánh, đối chiếu với thực tiễn kinh nghiệm ở các quốc gia khác trên thế giới, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp với tình trạng của quốc gia mình và hoàn thiện hơn chế định này tại Việt Nam. Sau đây là những vấn đề đang tồn tại bất cập mà tác giả sẽ phân tích và đưa ra một số kiến nghị:

2.1.Các lĩnh vực được nộp đơn khởi kiện trực tuyến

Theo quy định của pháp luật tại điểm c khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015 có thể hiểu rằng cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền nộp đơn khởi kiện VADS theo phương thức trực tuyến trong các tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án trong các lĩnh vực về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động tại Điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS 2015. Nhưng sau hơn 5 năm quy định thì việc khởi kiện trực tuyến vẫn không phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng phương thức trực tuyến cho hoạt động khởi kiện và thụ lý vụ án nhưng lại mặc nhiên cho các chủ thể được quyền khởi kiện trong mọi tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là rất nguy hiểm. Vì Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống trực tuyến đối với hoạt động khởi kiện và thụ lý vụ án. Về cơ bản, chúng ta đã hoàn thiện việc xây dựng nền tảng cho phương thức khởi kiện trực tuyến nhưng thiếu cơ sở thực tiễn nên không thể lường trước được những sự cố về kỹ thuật có thể xảy ra, và số lượng đơn khởi kiện có thể quá tải so với khả năng giải quyết của Tòa án (do Tòa án chưa quen với việc thao tác trên hệ thống trực tuyến). Ngoài ra, đây cũng là lần đầu các chủ thể soạn đơn khởi kiện và gửi các tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến nên cũng sẽ có nhiều sai sót cần Tòa án hướng dẫn để sửa đổi cho phù hợp, về lâu dài để hệ thống trực tuyến được hoàn thiện thì cần tiến hành theo lộ trình cụ thể để cả Tòa án và cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể làm quen với hình thức trực tuyến trong khởi kiện và thụ lý vụ án. Điều này cũng góp phần có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện yếu tố kỹ thuật tầng của hệ thống trực tuyến.

Một số quốc gia trên thế giới khi mới bắt đầu áp dụng phương thức trực tuyến cho hoạt động khởi kiện và thụlý VADS đã quyết định giới hạn một số lĩnh vực có thể khởi kiện trực tuyến, cụ thểnhư sau:

Đối với Trung Quốc:

Khi nói đến mô hình “xét xử trực tuyến”, không thể không đề cập đến Trung Quốc, đây là một trong những quốc gia điển hình và tiên phong cho việc áp dụng hiệu quả mô hình trực tuyến, trong đó Tòa án tại Hàng Châu, Bắc Kinh và Quảng Châu là ba nơi đầu tiên tại Trung Quốc áp dụng mô hình này. Các Tòa án điện tử này cơ bản áp dụng mô hình xét xử trực tuyến, từ khâu thụ lý hồsơ, thu thập chứng cứcho đến xét xử và thi hành, thông qua việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như

28 dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Blockchain và Internet vạn vật. Theo mô hình này, không phải tranh chấp trong mọi lĩnh vực đều được khởi kiện trực tuyến. Trung quốc quy định cho phép việc khởi kiện trực tuyến đối với tranh chấp trong các lĩnh vực như: “tranh chấp hợp đồng, trách nhiệm phát sinh trong mua bán qua mạng, quyền lợi và trách nhiệm về dịch vụ Internet, xâm phạm bản quyền trên Internet và các khoản nợ thanh toán qua mạng”67.

Đối với Hàn Quốc:

Khi họ phát triển hệ thống Tòa án điện tử, họ luôn hướng đến một hệ thống hiệu quả và thân thiện với người dùng. Nhằm hỗ trợ cho việc khởi kiện của các chủ thể, vào năm 2010, Hàn Quốc đã bắt đầu áp dụng E-Filing System (EFS, hệ thống nộp hồsơ trực tuyến) –cho phép các đương sự và luật sư có thể khởi kiện cũng như tiếp cận, truy cập, theo dõi các thông tin, tình hình và thủ tục giải quyết vụ việc của họ68. Theo kế hoạch phát triển hệ thống điện tử này, việc khởi kiện theo hình thức trực tuyến được áp dụng thí điểm ở các Tòa án giải quyết tranh chấp về sáng chế, sau thành công tại cuộc thử nghiệm đầu tiên thì việc khởi kiện trực tuyến đã được phép tiến hành triển khai đối với các tranh chấp về dân sự, gia đình, phá sản và hành chính69.

Đối với Thái Lan:

Theo chỉ thị của Chánh án Tòa án tối cao về việc gửi, nhận đơn và các tài liệu qua hệ thống nộp hồsơ điện tử có hiệu lực thi hành kể từngày 04 tháng 5 năm 2017 và ở thời điểm này hệ thống điện tử cho phép người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đối với các tranh chấp về mua bán, cho thuê, thế chấp, cầm cố, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng vay, thuê mua và thẻ tín dụng và trong tương lai có thể sẽ được mở rộng

Một phần của tài liệu Áp dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)