Vai trị điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tốcáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 30)

1.2.2.1. Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về thực hiện quyền tố cáo của công dân

Quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản, quyền tự do dân chủ quan trọng của công dân và được hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Thực hiện quyền tố cáo thúc đẩy mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế. Thông qua tố cáo mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện mỗi quan hệ giữa nhà nước và công dân, thể hiện sự phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và biểu hiện của chế độ chính trị của mỗi nhà nước. Khiếu nại tố cáo không những là công cụ phương tiện pháp lí hữu hiệu để cơng dân, cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà nước khi bị xâm phạm mà cịn là một trong những phương thức quan trọng để cơng dân tham gia quản lí nhà nước. Thơng qua khiếu nại tố cáo nhà nước kiểm tra được tính đúng đắn phù hợp và khả thi của chính sách pháp luật do mình ban hành, đồng thời kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan tổ chức và cá nhân thông qua việc đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính qua đó giúp nhà nước hồn thiện cơ chế quản lí xã hội bằng pháp luật, đồng thời nhằm khôi phục các quyền lợi của công dân.

Tố cáo là một trong những phương thức để người dân trực tiếp tham gia vào quản lý công tác quản lý, xây dựng nhà nước và trật tự, anh ninh xã hội. Chính vì vậy tố cáo đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.2.2. Thiết lập cơ sở pháp lý để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo vệ người tố cáo

Góp phần xây dựng hoàn thiện và nâng cao hoạt động quản lý hành chính nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang tập trung cải cách nền hành chính nhà nước trên các mặt thể chế tổ chức, bộ máy nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cơng chức và cải cách hành chính cơng với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoạt động có hiệu quả.

Thông qua công tác giải quyết tố cáo nhà nước sẽ phát hiện và xử lý kịp thời được những vi phạm pháp luật nói chung và những vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước nói riêng, kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp và khả thi của chính sách pháp luật và các quyết định quản lí do mình ban hành. Sự phản ứng của xã hội qua quá trình giải quyết tố cáo là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả của quản lí nhà nước đối với xã hội, giúp nhà nước hồn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả của quản lí nhà nước. Mặt khác việc tăng cường củng cố pháp chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo tác động tích cực trở lại đối với hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước.việc xây dựng và hồn thiện pháp luật, đến việc thi hành và xử lí vi phạm pháp luật.

1.2.2.3. Pháp luật có ý nghĩa giáo dục ý thức bảo vệ người tố cáo

Thông qua hoạt động tố cáo nhân dân vừa đề nghị nhà nước, cá nhân có thẩm quyền nhanh chóng giải quyết và khắc phục những quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại, vừa đấu tranh nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ở đây tố cáo được coi như là phương tiện kiểm tra giám sát của công dân đối với nhà nước, góp phần làm cho pháp luật ngày càng phát huy được hiệu quả trên thực tế. Khi giải quyết tố cáo người giải quyết trước hết phải nghĩ đến quyền lợi của dân, trật tự pháp luật của nhà nước sau

đó mới nghĩ đến việc minh chứng để bảo vệ hành vi hay quyết định hành chính mà mình đã ban hành như thể mới là cán bộ gần dân, sát dân.

1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về bảo vệ ngườitố cáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w