Nội dung bảo vệ người tốcáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 32)

Thứ nhất, chủ thể được bảo vệ, phạm vi, giới hạn, điều kiện được bảo vệ.

Chủ thể được bảo vệ trước hết phải là chủ thể của quyền tố cáo tức là cơng dân, CBCC, người nước ngồi thực hiện việc tố cáo. Nói cách khác, chủ thể của quyền được bảo vệ là NTC. Tuy nhiên ngoài đối tượng này một số đối tượng khác cũng cần được pháp luật bảo vệ: những người thân thích của NTC, người bị nghi ngờ tố cáo, người cung cấp tài liệu chứng cứ, NTC nặc danh, nhà báo.

Những đối tượng nêu trên được gọi chung là "người được bảo vệ" hay "người được pháp luật bảo vệ". Tuy nhiên không phải mọi NTC đều có thể trở thành người đưcọ pháp luật bảo vệ mà chỉ trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định họ mới nhận được sự bảo vệ. Những điều kiện cơ bản bao gồm: NTC phải tố cáo một cách trung thực, vì lợi ích chung, NTC phải thực hiện tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục luật định, Trong trường hợp NTC thực hiện việc tố cáo vì động cơ cá nhân, mang tính nhỏ nhặt, thơng tin tố cáo thuộc phạm vi an ninh quốc gia, bí mật nhà nước khơng được phép tiết lộ hoặc được phép tiết lộ nhưng khơng tn thủ theo một quy trình nhất định thì sẽ khơng nhận được sự bảo vệ từ pháp luật.

Thứ hai, các quy định về người có hành vi đe dọa, trù đập NTC và các biểu hiện bị coi là đe dọa, trả thù

Pháp luật về BVNTC cũng cần quy định về các hành vi được coi là đe dọa, trù đập như: có lời nói, việc làm, tạo áp lực khiến NTC sợ mà không dám tố cáo…những quy định như vậy là căn cứ cho NTC yêu cầu cá nhân, CQNN có thẩm quyền bảo vệ sự an tồn về tính mạng, sức khỏe, hay các quyền lọi ích chính đáng đồng thời cũng là cơ sở cho cá nhân, CQNN có thẩm quyền chủ động triển khai áp dụng

Thứ ba, các quy định về quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ, người bị các buộc là có hành vi trả thù NTC và Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người tố cáo.

Để bảo vệ hiệu quả NTC pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể các quyền của những người được bảo vệ, người bị các buộc là có hành vi trả thù NTC. Quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của các nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong BVNTC. Những quy định này nhằm bảo đảm quyền của NTC được bảo vệ trong thực tế cũng như những điều kiện cần thiết cho việc giải quyết các yêu cầu, kiến nghị bảo vệ của NTC.

Cơ quan bảo vệ người tố cáo: Uỷ ban nhân dân quận các cấp có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo đối với trường hợp bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú. Các cơ quan có chức năng bảo vệ người tố cáo bao gồm: Cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo; cơ quan cơng an nơi NTC, người thân thích của NTC cư trú, làm việc, học tập; cơ quan công an nơi có tài sản của NTC hoặc người thân thích của NTC; tổ chức cơng đồn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan này với nhau và với cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w