Thức trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức trong bảo vệ người tố cáo; kết quả

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 37)

đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức trong bảo vệ người tố cáo; kết quả của sự phối hợp của cơ quan nhà nước trong bảo vệ người tố cáo

Năng lực nhận thức và trình độ của các cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo được biểu hiện qua mức độ như: nắm vững kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân và hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và

với nhân dân… Nếu cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi cơng vụ thì văn hóa cơng sở sẽ khơng ngừng được nâng cao. Vì vậy, để góp phần xây dựng và thực hiện chức năng BVNTC, có một biện pháp rất quan trọng là tăng cường công tác giáo dục cho cán bộ quản lý về chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; chức năng, nhiệm vụ, định hướng hoạt động của cơ quan, tổ chức; hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử… để cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nắm vững và tự giác thực hiện.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo phải hợp lý, hiệu quả. Trong các cơ quan này, yếu tố con người cũng cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản để có thể xử lý kịp thời, hiệu quả các trường hợp cần bảo vệ.

Ngồi ra, cán bộ, cơng chức được giao nhiệm vụ trong các cơ quan đó phải có trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ nguyên tắc mà pháp luật đã quy định như phải giữ bí mật cho NTC; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của NTC và các thơng tin khác có hại cho NTC khi tham gia vào quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo; có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc khẩn trương yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của NTC, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc…, cần tạo sự chuyển biến căn bản về tư tưởng, nhận thức sâu sắc của cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức nhà nước về vai trò quan trọng của tố cáo; ý nghĩa của công tác bảo vệ người tố cáo... Trong đó, nâng cao ý thức để đề cao vai trò, trách nhiệm, sự tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cơ

quan, tổ chức trong quá trình thực hiện; chịu trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra việc trả thù NTC.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w