Từ việc nghiên cứu một số vấn mặt về BVNTC ở các quốc gia khác trên thế thời, có thể thấy rút ra được một số kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:
Một là, cần nhận diện, xác định rõ trong pháp luật các hình thức biểu hiện của sự trả thù, phân biệt đối xử bất bình đẳng với NTC để làm cơ sở cho NTC khởi kiện hay nêu ra các yêu cầu bảo vệ, hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ khi NTC yêu cầu hoặc xét thấy cần thiêt. Bên cạnh đó, đây cũng là những căn cứ để khôi phục bồi thường cho NTC và áp dụng các chế tài với người đã có hành vi trả thù NTC.
Hai là, cần quy định rõ điều kiện mà NTC cần đáp ứng để được bảo vệ như: tính chất, mức độ, căn cứ… Như việc các thông tin mà NTC tiết lộ ở mức độ ra sao sẽ được bảo vệ tại Mỹ và Úc. Điều này sẽ là cơ sở để NTC biết được mình được bảo vệ ở mức độ nào, đồng thời cũng tránh được việc NTC sử dụng sai quyền tố cáo của mình, gây lãng phí tiền của, nhân lực của nhà nước vào việc bảo vệ không cần thiết.
Ba là, pháp luật cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền bảo vệ NTC. Khi đấu tranh với những vi phạm pháp luật đó, NTC thường ở thế yếu. Để có thể hỗ trợ, động viên NTC, địi hỏi chính sách pháp luật BVNTC phải tiếp tục được hoàn thiện cụ thể, rõ ràng hơn nữa. Tránh việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tránh né, đùn đẩy trách nhiệm BVNTC cho nhau.
Bốn là, vấn đề khôi phục và bồi thường thiệt hại cho NTC. NTC có thể phải đối mặt với những tổn thất về thể chất và tinh thần hay bị ảnh hưởng đến việc làm và điều kiện làm việc. Vì thế, nếu những lợi ích chính đáng của NTC được bảo đảm sẽ tạo cho họ lòng tin vào pháp luật, tạo động lực để tố cáo được thực hiện, NTC khơng vì bị ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân mà bỏ quên những hành vi vi phạm gây hại đến lợi ích chung, của cộng đồng và xã hội..
Năm là, pháp luật cần quy định những chế tài cụ thể đối với những người cản trở quyền tố cáo của cơng dân, bao che hoặc cố tình khơng giải quyết tố cáo. Đặc biệt cần có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi trả thù NTC gồm chế tài hành chính, dân sự, hình sự.