Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định pháp luật về BVNTC đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tiễn thì trước tiên cần có những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp và liên quan xung quanh chế định này. Chỉ khi nào hệ thống pháp luật được quy định rõ ràng, thống nhất, đồng bộ thì quá trình thực thi chế định về BVNTC hiện nay mới được cải thiện và nâng cao chất lượng. Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chúng hiện nay tác giả đã rút ra được một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVNTC như sau:
Thứ nhất, rà sốt, sửa đổi bổ sung nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
Rà sốt pháp luật hiện hành về BVNTC Nhằm khuyến khích mọi cơng dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại mọi thói hư tật xấu, phạm
pháp, tham nhũng, trong thời gian qua, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về tố cáo và BVNTC. Các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự nhất qn và khơng ngừng được củng cố, hồn thiện, cơ bản đã định hình nên khuôn khổ pháp luật về BVNTC.
Tuy nhiên, xét một cách khách quan, toàn diện, pháp luật hiện hành về BVNTC ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. Quy định hiện hành về tố cáo, NTC, BVNTC còn phiến diện, chưa thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật. Quy định pháp luật về tố cáo, BVNTC bị phân tán trong nhiều văn bản pháp luật hành chính, hình sự với phạm vi và hiệu lực pháp lý khác nhau. Các quy định về các biện pháp bảo vệ, thẩm quyền BVNTC, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ còn chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật, chưa được cụ thể hóa và hướng dẫn áp dụng. Nhiều nội dung về BVNTC quy định khá chung chung, trừu tượng, khó hiểu; một số nội dung khác còn chưa được pháp luật điều chỉnh. Một số quy định pháp luật về BVNTC cịn thiếu tính khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.
Để khắc phục kịp thời những hạn chế đó, cần phải tiến hành rà soát, xác định những nội dung thiếu sót, chưa phù hợp từ đó sửa đổi, bổ sung và hồn thiện. Cần thiết phải tiến hành rà sốt để tìm ra những điểm chưa thống nhất, những nội dung còn bất cập, thiếu sót chưa được pháp luật điều chỉnh, từ đó khắc phục, sửa đổi, bổ sung hồn thiện. Việc rà sốt các quy định pháp luật về BVNTC phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và toàn diện, trong đó cần đánh giá về tính khả thi, tính phù hợp của pháp luật so với yêu cầu thực tiễn; đồng thời đánh giá về tính đồng bộ, tính thống nhất và tính toàn diện trong các quy định pháp luật về BVNTC.
Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về BVNTC và người thân thích của người tố cáo
Các quy định của pháp luật hiện nay về BVNTC đã có một bước phát triển rất lớn so với các quy định trước đó và đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để NTC yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tiến trình phát triển đất nước.
Tuy nhiên, từ thực tiến cho thấy còn một số nội dung cần được làm rõ hơn, cần phải nghiên cứu, bổ sung những quy định cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp BVNTC và hỗ trợ NTC về kinh tế khi thay đổi nơi cư trú, thay đổi công việc, hạn chế đi lại, tiếp xúc; cần đảm bảo kinh phí thực hiện các biện pháp BVNTC, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp BVNTC.
Cần thiết phải quy định cụ thể cơ chế BVNTC phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Cần xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh BVNTC đảm bảo cơ sở pháp lý “cần và đủ” để thực hiện công tác này trên thực tế. BVNTC cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho NTC không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với cơ quan, người có thẩm quyền. Các hoạt động đó cần phải dựa trên sơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi.
Cần quy định rõ thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của các chủ thể tham gia trong thực hiện bảo vệ an tồn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của NTC và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần khác cho NTC.
Cần khẳng định dứt khoát phải BVNTC cho dù họ có yêu cầu hay không yêu cầu để đề phòng sự chủ quan, sơ suất hoặc đổ lỗi cho nhau của cả NTC và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội cũng như trách nhiệm của công dân trong việc BVNTC. Lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác BVNTC phải được quy định, làm cơ sở cho việc tổ chức cơng tác bảo vệ và quyết tốn ngân sách.
Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về các biện pháp BVNTC
Luật tố cáo năm 2018 và nghị định hướng dẫn thi hành quy định cụ thể các biện pháp BVNTC tuy nhiên chưa có quy định về việc khen thưởng vật chất đối với NTC và giải quyết tố cáo v.v.. mới chỉ ghi nhận các biện pháp BVNTC, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ tính mạng, danh dự, sức khoẻ cho NTC; thiếu cơ chế tổ chức thực hiện, do vậy làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
Bên cạnh đó, tố cáo trong từng lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như: tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính; tố cáo và giải quyết tố cáo tham nhũng; tố cáo và giải quyết tố cáo tội phạm; tố cáo và giải quyết tố cáo trong đảng; tố cáo và giải quyết tố cáo trong các lĩnh vực cụ thể: tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân, tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân; tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực chuyên ngành như hải quan, thuế, y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường, lao động, chính sách và thương binh xã hội, bảo hiểm xã hội, kho bạc, tài chính…; tố cáo và giải quyết tố cáo trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp…
Như vậy cần xây dựng biện pháp BVNTC cụ thể trong từng nội dung và lĩnh vực cụ thể để đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật BVNTC và công tác giải quyết tố cáo hiện nay. Các biện pháp cụ thể để BVNTC bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật. Cần quy định cụ thể một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để áp dụng trong trường hợp cần thiết. Cần quy định rõ biện pháp chế tài đối với hành vi trả thù, trù dập NTC, hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, xử lý hình sự đối với người có hành vi này.
Thứ tư, hoàn thiện trách nhiệm BVNTC đảm bảo tính thống nhất trong các quy định về BVNTC tại Hiến pháp, Luật Tố cáo, Luật Phịng chống, tham nhũng, Bộ luật hình sự...
Pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm BVNTC thuộc về nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào từng biện pháp bảo vệ. Trong đó, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm trong hầu hết các biện pháp bảo vệ, trừ biện pháp bảo vệ việc làm đối với người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức. Cơ quan công an có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc về tài sản khi có yêu cầu đối với những tố cáo hành chính. Tổ chức cơng đồn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương bảo vệ về việc làm và vị trí cơng tác với NTC là người làm việc theo hợp đồng mà không phải là viên chức. Với những quy định như vậy đã làm cho hoạt động bảo vệ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thực thi thấp do việc hiểu và thực thi khơng thống nhất, thối thác, đùn đẩy trách nhiệm.
Đồng thời, ban hành mới một số văn bản nhằm hướng dẫn và cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định hiện hành, bảo đảm cho các quy định được thực thi trên thực tế một cách thuận lợi và hiệu quả. Vì vậy, cần ban hành văn bản hướng dẫn và cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định hiện hành, bảo đảm cho các quy định được thực thi trên thực tế một cách thuận lợi và hiệu quả.
Thứ năm, đổi mới và tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ bí mật thơng tin của người tố cáo
Các cơ quan, tổ chức phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo, trong đó, nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ bí mật thơng tin NTC. Bên cạnh việc BVNTC, cần có quy định bảo vệ những người cung cấp thông tin, hỗ trợ NTC, người nắm giữ các thông tin, tài liệu quan trọng làm chứng cứ cho nội
dung tố cáo. Nghiên cứu cơ chế cho phép NTC trong giai đoạn gửi đơn tố cáo có thể chưa nêu rõ tên, địa chỉ của mình mà chỉ cần cung cấp thơng tin đủ để khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết muốn liên hệ có thể gặp được cũng như cung cấp số điện thoại hoặc hộp thư điện tử.
Thứ sáu, hoàn thiện quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
NTCo, người bị tố cáo; BVNTC, công tác giải quyết tố cáo; giám sát công tác giải quyết tố cáo để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc tố cáo, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể và các cơ quan đại diện
Thứ bảy, hoàn thiện quy định hiện hành về BVNTC hành vi tham
nhũng nhằm nâng cao hiệu quả và bảo vệ an tồn cho NTC và những người thân thích của họ. NTC hành vi tham nhũng luôn đứng trước nguy cơ bị trả thù do việc tố cáo của mình, nhất là trong tố cáo hành vi tham nhũng, người bị tố cáo là người có chức vụ, có quyền lực. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thì nguy cơ NTC hành vi tham nhũng bị trả thù sẽ rất cao. Những kẻ tham nhũng càng có cơ hội, điều kiện để trả thù NTC hoặc người thân thích của họ.
Cần xây dựng quy định nghiên cứu, đề xuất cơ chế cụ thể để bồi thường hoặc đền bù cho NTC khi họ bị trả thù, trù dập vì lý do chủ quan hoặc khách quan mà Nhà nước không kịp thời hoặc không thể bảo vệ được bản thân hoặc người thân thích của NTC hành vi tham nhũng. Đồng thời khuyến khích NTC để họ yên tâm hơn khi thực hiện tố cáo những hành vi tham nhũng hiện nay. Bổ sung quy định khi người có chức vụ, quyền hạn khi chủ động tố cáo hành vi đưa hối lộ cho chính mình khi chưa bị phát giác thì được miễn mọi trách nhiệm, đồng thời được xem xét trích thưởng theo tỷ lệ % của số tiền, tài sản đã dùng làm của hối lộ.
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vịtrong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo