quyền cơng dân, theo u cầu xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân và vì dân
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Theo đó Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
Cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải hoàn thiện và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước; nhà nước phải thượng tôn pháp luật nhằm giới hạn quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước trở thành công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Một trong những quyền tự do cơ bản của công dân là quyền tố cáo được Hiếp pháp và pháp luật quy định. Theo đó tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Qua đó có thể thấy Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tố cáo của công dân và coi việc giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền công dân, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh. Việc bảo đảm quyền tố cáo của cơng dân thể hiện tính dân chủ, nhằm tạo điều kiện và khuyến khích cho nhân dân tham gia vào việc vạch trần mọi hành vi sai phạm của mọi chủ thể trong xã hội; nêu cao kỷ cương, kỷ luật, hạn chế mọi biểu hiện tiêu cực, phạm pháp, tham nhũng; tăng cường pháp chế.
Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chế định BVNTC đòi hỏi pháp luật phải quy định rõ: các hình thức tố cáo, thủ tục tố cáo và các hình thức tiếp nhận tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo và biện pháp bảo vệ; quy trình thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý NTC đảm bảo bí mật danh tính NTC; cơ quan có trách nhiệm chính trong việc biện pháp bảo vệ, ngay cả khi khơng có u cầu của NTC; trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với NTC trong mỗi giai đoạn của quá trình giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý người vi phạm, người có hành vi trả thù NTC; và khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho người bị trả thù. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo; tiếp nhận, áp dụng các biện pháp BVNTC phải được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực thi một cách minh
bạch, khách quan, kịp thời và đúng pháp luật. Các hành vi cản trở thực hiện quyền tố cáo, bao che hành vi vi phạm, hành vi trả thù, trù dập NTC phải được xử lý nghiêm minh, công khai và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về BVNTC trong giai đoạn hiện nay.