Chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 34)

hiện các biện pháp đó.

Về các biện pháp bảo vệ, Luật Tố cáo 2018 quy định 03 biện pháp bảo vệ đó là: Biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin;Biện pháp bảo vệ vị trí cơng tác, việc làm;Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Trong đó, nội dung bảo vệ của từng biện pháp được quy định bổ sung thêm để đảm bảo NTC được bảo vệ tốt nhất về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình như: lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thơng tin cá nhân khác của NTC ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo; Xem xét bố trí cơng tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử.

Như vậy, có thể thấy pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước xác định quyền được bảo vệ của người được bảo vệ khi thực hiện hành vi tố cáo. Thông qua mức độ nguy hiểm và thiệt hại mà người bị trả thù gặp phải để từ đó quyết định các hình thức bảo vệ phù hợp. Tùy theo khách thể bị xâm hại, pháp luật quy định hình thức bảo vệ tương ứng. Với mỗi hình thức bảo vệ, pháp luật xây dựng cách thức, nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ.

1.3. Các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luậtở Việt Nam ở Việt Nam

1.3.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảovệ người tố cáo vệ người tố cáo

Đầu năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ðể phòng, chống tham

nhũng nói riêng và tội phạm nói chung hiệu quả tốt, việc bảo vệ an toàn cho NTC nhằm khuyến khích người dân tham gia phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng là yêu cầu cấp thiết. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải thực hiện tốt nhiều giải pháp, trong đó cần nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ NTC thuộc phạm vi mình phụ trách; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, khơng làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cần xác định rõ, việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức Ðảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp…

Như vậy, nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ người tố cáo phải bắt đầu từ quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước. Quyết tâm chính trị đó phải được thể hiện bằng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp của Đảng về khuyến khích mọi cơng dân thực hiện quyền cơ bản của mình trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch. Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả bảo đảm quyền tố cáo của công dân; bao gồm mơi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị; hoạt động của hệ thống chính trị; nền dân chủ xã hội và bầu khơng khí chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w