Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 50)

Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và coi đó là nền tảng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Để thực hiện chủ trương đó và nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân, ngày 23/11/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Đó có thể coi là văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Mặc dù trong nội dung của Sắc lệnh đó chưa thấy xuất hiện khái niệm tố cáo hoặc khái niệm tương tự như tố giác, phản ánh...Nhưng đây vẫn là văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc giải quyết tố cáo. Đó là vì xuất phát từ sự phân tích bối cảnh và mục tiêu của việc ra đời Ban thanh tra đặc biệt lúc đó cũng như các quyền hạn trao cho nó trong Sắc lệnh là “điều tra, hỏi chứng...đình chức, bắt giám bất cứ nhân viên nào...Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dụng mọi cách điều tra...Truy tố tất cả các việc...” thì cho thấy rằng Ban thanh tra được giao những quyền hạn hết sức rộng lớn với mục đích là giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ và đương nhiên là có quyền tiếp nhận và giải quyết các phát hiện tố giác của người dân đối với việc làm vi phạm pháp luật của những người trong bộ máy chính quyền.

Ngày 09/11/1946, Quốc hội nước ta đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và một trong những nguyên tắc xây dựng Hiến pháp là đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp năm 1946 đã dành 18 điều ghi nhận các quyền tự do của nhân dân như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền bình đẳng giữa các dân tộc; quyền bình đẳng nam, nữ; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận...Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch cũng đã ký Sắc lệnh số 138B- SL ngày 18/12/1949 thành lập Ban thanh tra Chính phủ, trong đó điểm a, b Điều 4 quy định cơ quan này có nhiệm vụ thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân cùng với việc "xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ, thanh tra các ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết".

Năm 1956, để tăng cường vai trị, vị trí của cơ quan thanh tra Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/1956 được ban hành quy định việc thành lập Ủy ban thanh tra Trung ương của Chính phủ và tiếp theo đó ngày 26/12/1956 Chính phủ ra Nghị định thành lập cơ quan thanh tra các địa phương và ngành. Ngoài các văn bản đã nêu, ngày 13/9/1958 Thủ tướng Chính phủ đã ra Thơng tư số 436-TTg quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại thư khiếu nại, tố giác của nhân dân, trong đó quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của nhân dân trong việc khiếu tố; một số nguyên tắc phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu tố; thái độ đối với những trường hợp khiếu tố sai; vu khống và thư nặc danh. Bắt đầu thể hiện sự phân biệt về khái niệm giữa khiếu nại, tố cáo nhưng nghiên cứu văn bản này chưa tìm thấy chỗ nào thể hiện có sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo (thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết) và được gọi chung là đơn thư khiếu tố. Điều đáng lưu ý là lúc này quy định của pháp luật đã hướng vào việc phân biệt các loại việc khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực. Đối

tượng mà văn bản này điều chỉnh là việc giải quyết khiếu tố thuộc thẩm quyền của cơ quan chính quyền nhà nước như tên gọi của nó. Thơng tư quy định đối với các loại thư yêu cầu xét lại các án hình sự, dân sự đã được chung thẩm thì Tịa án Tối cao xét và giải quyết”- là những khiếu nại, tố cáo mà hiện nay được xếp vào lĩnh vực tư pháp.

Mặc dù quyền tố cáo của công dân chưa được quy định thành một điều riêng, nhưng với tư tưởng phát huy dân chủ, Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng cho quyền tố cáo của công dân. Bên cạnh đó, việc Hiến pháp quy định các quyền cơ bản của công dân và việc xác định cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận các đơn khiếu nại ( cũng được hiểu là tố cáo) của nhân dân tại Sắc lệnh 64-SL cho thấy, pháp luật của Nhà nước ta ngay từ thời kỳ đầu đã xác lập và coi trọng việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo như là một trong những quyền cơ bản của công dân.

Để khẳng định vai trò quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo, Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 đã quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tại một điều riêng. Theo Điều 29 Hiến pháp này thì "Cơng dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên cơ quan Nhà nước. Các khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại do những việc làm trái pháp luật gây ra có quyền được bồi thường". Như vậy bắt đầu từ đây, khái niệm tố cáo đã được chính thức sử dụng trong các văn bản nhà nước. Tuy nhiên chưa có sự phân định giữa khiếu nại và tố cáo. Cũng trong năm này, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Theo Sắc lệnh thì nhiệm vụ của cơ quan thanh tra là chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước và bảo vệ tài sản xã hội chủ

nghĩa, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu, mệnh lệnh; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân. Trong giai đoạn này, quyền tố cáo được coi là một trong những quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp. Như vậy, nhiệm vụ xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được xác định rõ ràng và cụ thể hơn thông qua việc xác định nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra trong thời kỳ này. Mặc dù chưa quy định việc ngăn cấm những hành vi trả thù, ngăn cản những NTC v.v… song Hiến pháp năm 1959 vẫn là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của những quy định pháp luật về quyền tố cáo. Ngày 22 tháng 5 năm 1971, Ủy ban Thanh tra ban hành Thông tư số 60- UBTTr hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xét và giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân, trong đó lần đầu tiên có sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo cũng như cách xử lý đối với từng loại đơn. Ngày 29 tháng 3 năm 1973, Ủy ban thanh tra đã ban hành hai Thông tư là Thông tư số 67/UBTTr/XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; Thông tư số 68 UBTTr/XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn thư khiéu nại, tố cáo ở cấp huyện. Cả hai Thông tư này đều có quy định về phân loại xử lý đơn thứ. Thơng tư 68 UBTTr/XKT cịn đề cập rõ hơn về việc xử lý đơn tố cáo.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w