Những dữ liệu được sử dụng cho khóa luận tốt nghiệp được thu thập từ các nguồn như: phát phiếu khảo sát, phỏng vấn chuyên viên, ngoài ra còn tham khảo các nguồn kiến thức như sách, báo, tạp chí, trang web và các nghiên cứu có liên quan đến
đề tài.
Sau khi thu về các phiếu khảo sát, sẽ tiến hành kiểm tra, sàn lọc những phiếu có
chất lượng và độ tin cậy không đạt yêu cầu.
Với khối lượng dữ liệu thu được từ thực tế, sinh viên nghiên cứu sau bước kiểm
tra và sàn lọc sẽ tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20, sau đó sẽ đánh
giá kết quả dựa trên kết quả số liệu mà phần mềm cho ra.
Dựa vào các công trình nghiên cứu đã được chấp nhận của cộng đồng nghiên cứu thì khóa luận sử dụng các nhóm tiêu chí đánh giá như sau:
Dùng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo với các
tiêu chí Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan lớn hơn 0.3, nếu như thang đo và các biến quan sát không thỏa mãn các điều kiện này sẽ phải thực hiện loại biến cho đến khi thang đo đạt được các tiêu chí này.
Sử dụng phương pháp phân tích EFA để đánh giá sơ bộ các thang đo, loại đi các
thang đo rác, các tiêu chí được sử dụng bao gồm hệ số KMO nằm trong đoạn từ 0.5 đến 1, hệ số Eigenvalue lớn hơn 1, hệ số tải biến quan sát lớn hơn 0.5, mức ý nghĩa thống kê dưới 5% và tổng phương sai trích lớn hơn 50%, nếu thang đo không đạt các
tiêu chí trên thì phải tiến hành loại biến quan sát và phân tích lại EFA cho đến khi thang đo đạt yêu cầu.
Sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện
vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Tương
quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1, hệ số tương quan Pearson r chỉ có ý nghĩa khi mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5%, nếu mức ý nghĩa thống kê lớn hơn 5% thì không có tương quan giữa các biến.
Sử dụng phân tích hồi quy để xác định xem các biến độc lập quy định biến phụ thuộc như thế nào với các tiêu chí để không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thì hệ số VIF phải nhỏ hơn 2, hệ số hồi quy chuẩn hóa beta có mức ý nghĩa thống kê dưới 5% nếu các thang đo không đạt các tiêu chí trên thì phải tiến hành loại thang đo ra khỏi mô hình hồi quy.
Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số 135 ĨÕÕ 1. Giới tính Nam 4 2 31.1 'Nữ 9 3 68. 9 2. Tuổi Dưới 18 tuổi 0" Õ0 Từ 18 đến 22 tuổi 133^^ 98. 5 Trên 22 tuổi 2" ĨT 3. Học vấn Năm 1 4 9 36. 3 Năm 2 4 6 34.1 Năm 3 1 8 ÕT Năm 4 22 16 3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 trình bày về các vấn đề như: quy trình nghiên cứu, cách xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan mà thang đo được xây dựng, và cũng là cơ sở để thành lập bảng câu hỏi phục vụ cho mục đích khảo sát thu thập dữ liệu sau này.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả
Với 23 biến quan sát, kích thước mẫu cần đạt tối thiểu là 115. Tổng số phiếu được phát ra theo dự kiến là 140 phiếu với hình thức thông qua Google Form đến những nhóm sinh viên các khóa chính thức của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian nổ lực khảo sát thì số biểu mẫu thu về là 140 phiếu trả lời. Sau khi kiểm tra và rà soát lại câu trả lời, 05 phiếu khảo sát bị đánh giá là không hợp lệ do đánh giá cùng 1 giá trị từ đầu đến cuối. Số phiếu còn lại là 135 phiếu được tiến hành phân tích với phần mềm SPSS 20.
Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát gồm có giới tính, tuổi, học vấn và chuyên ngành đang theo học. Thống kê mô tả về đối tượng khảo sát được thể hiện ở bảng 4.1.