Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM CỦASINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598536-2375-012055.htm (Trang 29)

Khóa luận đưa ra mô hình nghiên cứu về ý định hành vi sử dụng thẻ ATM. Các yếu tố cơ bản của mô hình TAM như cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, ý định sử dụng được đề xuất trong mô hình, ngoài ra còn kết hợp với các yếu tố khác như cảm nhận kiểm soát hành vi, ảnh hưởng xã hội trong mô hình TPB, các yếu tố bên ngoài khác được đưa vào trong mô hình nghiên cứu là yếu tố khoa học công nghệ.

Trong đề tài nghiên cứu “Hiểu cách sử dụng Công nghệ thông tin: kiểm tra các mô hình cạnh tranh” (Understanding Information Technology usage: a test of competing models) (Taylor & Todd, 1995) của Taylor và Todd đã chỉ ra rằng các nhân tố trong mô hình TAM đều tác động đến ý định sử dụng. Ngoài ra nghiên cứu này cũng chỉ ra các nhân tố trong học thuyết hành động có kế hoạch như ảnh hưởng xã hội và cảm nhận kiểm soát hành vi cũng có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng (Hoa, 2021).

Venkatesh và David trong nghiên cứu “Mở rộng lý thuyết của mô hình chấp nhận công nghệ: Bốn nghiên cứu thực địa theo chiều dọc” (A Theoretical Extension of the Technology Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies) (Venkatesh & Davis, 2000, pp. 186-204) cũng sử dụng mô hình TAM để nghiên cứu và cho thấy các yếu tố trong mô hình có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định sử dụng.

Nghiên cứu của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy trong đề tài “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hương đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam” (Giới & Huy, 2007) có các yếu tố như chính sách marketing, hạ tầng công nghệ có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM.

Nghiên cứu “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam” của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (Thanh & Thi, 2011) cho thấy các yếu tố cảm nhận dễ sử dụng, nhận, cảm nhận kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng ngân hàng điện tử Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong khuôn khổ nội dung chương 2, sinh viên nghiên cứu đã trình bày khái niệm về ý định sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng, các khái niệm về thẻ ngân

hàng, hành vi khách hàng và ý định sử dụng. Đồng thời cũng đã đưa ra các cơ sở lý thuyết như: thuyết hành động hợp lý, thuyết hành động có kế hoạch, mô hình chaaos nhận công nghệ , mô hình cháp nhận và sử dụng công nghệ. Bên cạnh đó còn đưa ra các nghiên cứu có liên quan đến đề tài và tóm tắt kết quả nghiên cứu để đề xuất mô hình nghiên cứu.

Thang đo

Số lượng biến quan sát

Các thay đổi, điều chỉnh

Cảm nhận hữu ích 4 Điều chỉnh nội dung 1 biến quan sát cho rõ ràng và dễ hiểu hơn

Cảm nhận dễ sử

dụng 4 Không có thay đổi, điều chỉnh

Ảnh hưởng xã hội 3 Loại bớt 1 biến do không phù hợp Khoa học và công

nghệ 4 Không có thay đổi điều chỉnh

Kiểm soát hành vi 4 Điều chỉnh nội dung 1 biến quan sát cho rõ ràng và dễ hiểu hơn

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết làm tiền đề cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Bước 2: Xây dựng thang đo sơ bộ của đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Phỏng vấn 5-10 chuyên gia là các chuyên viên ngân hàng.

Bước 4: Căn cứ vào kết quả phỏng vấn thu thập được, sinh viên nghiên cứu sẽ tiến hành hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp để đưa ra thang đo hoàn chỉnh.

Bước 5: Chính thức đưa thang đo vào khảo sát.

Bước 6: Sàn lọc dữ liệu và tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Bước 7: Đưa ra các kết luận và kiến nghị.

3.2. Xây dựng thang đo

Thang đo được kế thừa từ các biến quan sát mà sinh viên nghiên cứu cho rằng đó là phù hợp và đã được kiểm chứng bởi các nghiên cứu của những tác giả đi trước. Thang đo sơ bộ được thiết kế với phần lớn các nghiên cứu liên quan đều dành cho thị

trường nước ngoài, do đó sẽ có sự khác biệt về những yếu tố như văn hóa, kinh tế và chính trị cũng như yếu tố quan trọng nhất đó là hành vi tiêu dùng của khách hàng so với thị trường Việt Nam. Với sự khác biệt trên, để độ tin cậy của nghiên cứu được đảm bảo, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia để lấy tư liệu xây dựng thang đo chính thức phù hợp với thị trường tại Việt Nam. Dưới đây là bảng tóm tắt của kết quả

phỏng vấn chuyên gia:

Thang đo Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Cảm nhận hữu

ích HI1 Sử dụng thẻ ngân hàng rấtthuận tiện Davis (1989); Davisvà cộng sự (1989, pp. 982-1003);

Karahanna và cộng sự (2006);Venkatesh và Davis (2000)

HI2 Dịch vụ thẻ ngân hàng tiết kiệm thời gian

HI3 Thẻ ngân hàng kiểm soát tài chính hiệu quả

HI4

Nhìn chung dịch vụ thẻ ngân hàng mang lại nhiều lợi ích

Cảm nhận dễ sử dụng

DSD1 Quy trình giao dịch rõ ràngvà dễ hiểu

Davis và cộng sự (1989); Venkatesh và Davis (2000); Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) DSD2 Giao dịch bằng thẻ ngân hàng dễ học để sử dụng DSD3 Thẻ ngân hàng dễ sử dụng DSD4 Có thể dễ dàng sử dụng thẻ ngân hàng một cách thuần thục Ảnh hưởng xã hội

AHXH1 Gia đình khuyên tôi nên sử

dụng thẻ ngân hàng Ajzen (1991); Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi AHXH2 Bạn bè khuyên tôi nên sửdụng thẻ ngân hàng

Với kết quả phỏng vấn thể hiện ở bảng 3.1, sinh viên nghiên cứu đã thay đổi và

điều chỉnh thang đo sơ bộ để đưa ra thang đo chính thức được sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong bước nghiên cứu tiếp theo:

AHXH3 Những người có kinhnghiệm khuyên tôi nên sử dụng thẻ ngân hàng. (2011); Venkatesh và cộng sự (2003) Khoa học và công nghệ

KHCN1 Máy giao dịch tự động vàthiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hiện đại

Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2007); Lê Thị Tiểu Mai và Lê Văn Huy (2012) KHCN2 Thao tác khi sử dụng thẻđơn giản

KHCN3

Thao tác sử dụng thẻ ít tốn thời gian

KHCN4

Giao diện (màn hình) máy giao dịch tự động thiết kế hợp lý

Kiểm soát hành vi

KSHV1 Tôi thấy dễ dàng có thể sửdụng thẻ ngân hàng

Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011); Taylor và Todd (1995); Davis và Venkatesh (1996) KSHV2 Tôi có kiến thức sử dụng thẻ ngân hàng

KSHV3 Tôi có khả năng sử dụng thẻngân hàng KSHV4

Tôi có thể kiểm soát việc sử dụng thẻ ngân hàng

Ý định sử dụng

YD1

Tôi thấy sử dụng thẻ ngân hàng là một ý tưởng tốt

Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011); Taylor và Todd (1995); Davis và Venkatesh (1996) YD2 Tôi có ý định sử dụng thẻngân hàng

YD4

Tôi có ý định khuyên gia đình/ bạn bè sử dụng thẻ ngân hàng

3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong phạm vi đề tài mà sinh viên đang nghiên cứu, với số biến quan sát là 23 biến thì kích thước mẫu tối thiểu đối với đề tài đang sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là 23*5= 115. Để đảm bảo số liệu và những nhân tố phiếu lỗi, hư hại thì số phiếu khảo sát dự kiến được phát ra là 140 phiếu.

Tất cả số liệu khảo sát được thu thập từ phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Phiếu

khảo sát được gửi đến cho đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học Ngân hàng

TP. Hồ Chí Minh các khóa, các cơ sở mà sinh viên nghiên cứu có thể tiếp cận thông qua công cụ Google Forms trong khoảng thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 07/2021.

3.4. Công cụ nghiên cứu

Sau khi tổng hợp và sàn lọc dữ liệu sẽ được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPPS 20, sau đó sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Thang đo được sử dụng là thang đo Likert (Likert, 1932) 5 điểm (1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Phân vân; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý) bao gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc lần lượt là: cảm nhận hữu ích (4 biến quan sát), cảm nhận

dễ sử dụng (4 biến quan sát), ảnh hưởng xã hội (3 biến quan sát), khoa học và công nghệ (4 biến quan sát), kiểm soát hành vi (4 biến quan sát) và ý định sử dụng (4 biến quan sát). Thang đo của nghiên cứu được kế thừa cũng như chỉnh sửa cho phù hợp từ

các nghiên cứu của các tác giả đi trước và sẽ được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

Những dữ liệu được sử dụng cho khóa luận tốt nghiệp được thu thập từ các nguồn như: phát phiếu khảo sát, phỏng vấn chuyên viên, ngoài ra còn tham khảo các nguồn kiến thức như sách, báo, tạp chí, trang web và các nghiên cứu có liên quan đến

đề tài.

Sau khi thu về các phiếu khảo sát, sẽ tiến hành kiểm tra, sàn lọc những phiếu có

chất lượng và độ tin cậy không đạt yêu cầu.

Với khối lượng dữ liệu thu được từ thực tế, sinh viên nghiên cứu sau bước kiểm

tra và sàn lọc sẽ tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20, sau đó sẽ đánh

giá kết quả dựa trên kết quả số liệu mà phần mềm cho ra.

Dựa vào các công trình nghiên cứu đã được chấp nhận của cộng đồng nghiên cứu thì khóa luận sử dụng các nhóm tiêu chí đánh giá như sau:

Dùng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo với các

tiêu chí Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan lớn hơn 0.3, nếu như thang đo và các biến quan sát không thỏa mãn các điều kiện này sẽ phải thực hiện loại biến cho đến khi thang đo đạt được các tiêu chí này.

Sử dụng phương pháp phân tích EFA để đánh giá sơ bộ các thang đo, loại đi các

thang đo rác, các tiêu chí được sử dụng bao gồm hệ số KMO nằm trong đoạn từ 0.5 đến 1, hệ số Eigenvalue lớn hơn 1, hệ số tải biến quan sát lớn hơn 0.5, mức ý nghĩa thống kê dưới 5% và tổng phương sai trích lớn hơn 50%, nếu thang đo không đạt các

tiêu chí trên thì phải tiến hành loại biến quan sát và phân tích lại EFA cho đến khi thang đo đạt yêu cầu.

Sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện

vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Tương

quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1, hệ số tương quan Pearson r chỉ có ý nghĩa khi mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5%, nếu mức ý nghĩa thống kê lớn hơn 5% thì không có tương quan giữa các biến.

Sử dụng phân tích hồi quy để xác định xem các biến độc lập quy định biến phụ thuộc như thế nào với các tiêu chí để không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thì hệ số VIF phải nhỏ hơn 2, hệ số hồi quy chuẩn hóa beta có mức ý nghĩa thống kê dưới 5% nếu các thang đo không đạt các tiêu chí trên thì phải tiến hành loại thang đo ra khỏi mô hình hồi quy.

Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số 135 ĨÕÕ 1. Giới tính Nam 4 2 31.1 'Nữ 9 3 68. 9 2. Tuổi Dưới 18 tuổi 0" Õ0 Từ 18 đến 22 tuổi 133^^ 98. 5 Trên 22 tuổi 2" ĨT 3. Học vấn Năm 1 4 9 36. 3 Năm 2 4 6 34.1 Năm 3 1 8 ÕT Năm 4 22 16 3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày về các vấn đề như: quy trình nghiên cứu, cách xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan mà thang đo được xây dựng, và cũng là cơ sở để thành lập bảng câu hỏi phục vụ cho mục đích khảo sát thu thập dữ liệu sau này.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả

Với 23 biến quan sát, kích thước mẫu cần đạt tối thiểu là 115. Tổng số phiếu được phát ra theo dự kiến là 140 phiếu với hình thức thông qua Google Form đến những nhóm sinh viên các khóa chính thức của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian nổ lực khảo sát thì số biểu mẫu thu về là 140 phiếu trả lời. Sau khi kiểm tra và rà soát lại câu trả lời, 05 phiếu khảo sát bị đánh giá là không hợp lệ do đánh giá cùng 1 giá trị từ đầu đến cuối. Số phiếu còn lại là 135 phiếu được tiến hành phân tích với phần mềm SPSS 20.

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát gồm có giới tính, tuổi, học vấn và chuyên ngành đang theo học. Thống kê mô tả về đối tượng khảo sát được thể hiện ở bảng 4.1.

4. Chuyên ngành

Quản trị kinh doanh ^98 72.6

Tài chính- Ngân hàng ^23 17.0

Kế toán- Kiểm toán ~5 ^3∕7

Hệ thống thông tin quản lý τ59

Ngôn ngữ Anh

Kinh tế quốc tế ~ÕN

Độ tin cậy: Alpha= 0.829 Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương

quan Cronbach's Alphanếu loại biến

HI1 9.200 0 8.027 9 0.66 0.777 HI2 9.200 0 8.519 5 0.63 0.793 HI3 9.081 5 8.43 4 0.65 3 0.78 5 HI4 9.163 0 7.660 8 0.66 0.779

Độ tin cậy: Alpha= 0.831 Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan

Cronbach's Alpha nếu loại biến

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát)

Mau bao gồm 31.1% là nam còn 68.9% là nữ. Những người được khảo sát là những sinh viên các khóa của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 22 chiếm 98.5%. Trong đó, sinh viên năm nhất chiếm tỷ lệ cao nhất với 36.3%, năm 3 chiếm tỷ lệ 34.1%, năm 3 chiếm tỷ lệ 13.3% và năm 4 chiếm tỷ lệ 16.3 %.

4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Hệ số của Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được (Hair và cộng sự (1998)).

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan được thể hiện ở các bảng sau:

4.2.1. Kiểm định cho biến độc lập

4.2.1.1. Thang đo cảm nhận hữu ích (HI)

Bảng 4. 2 Kết quả phân tích thang đo cho biến HI

Kết quả bảng 4.2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.829 nằm trong khoảng 0.7-0.8 thêm vào đó, hệ số tương quan của tất cả các thang đo đều lớn hơn tiêu chuẩn tối thiểu 0.3 do vậy thang đo của biến HI được tạo thành từ 4 thang đo thành phần bao gồm: HI1, HI2, HI3, HI4 có độ tin cậy ở mức chấp nhận được. kết quả này có thể sử dụng cho các phân tích chuyên sâu ở phần tiếp theo.

4.2.1.2. Thang đo cảm nhận dễ sử dụng (DSD)

DSD3 9.348 1 8.736 1 0.63 0.800 DSD4 9.355 6 7.78 3 0.66 0 0.78 7

Độ tin cậy: Alpha= 0.812 Trung bình thang đo nếu loại biến

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM CỦASINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598536-2375-012055.htm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w