Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM CỦASINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598536-2375-012055.htm (Trang 50)

Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

YD= a0+ aιHI+ a2DSD+ a3AHXH+ a4KHCN+ a5KSHV+ Ci

Trong đó:

YD là biến phụ thuộc ý định sử dụng. HI là biến độc lập cảm nhận hữu ích. DSD là biến độc lập cảm nhận dễ sử dụng. AHXH là biến độc lập ảnh hưởng xã hội. KHCN là biến độc lập khoa học công nghệ.

KSHV là biến độc lập cảm nhận kiểm soát hành vi. a0 là hằng số

aɪ, a2, a3, a4, a5 là hệ số hồi quy. Ci là phần dư của mô hình.

Phần dư 70.39 9 9 12 0.546 Tổng 150.68 3 4^ 13 Model Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Kiểm định đa cộng tuyến (VIF) Kết quả kiểm định B Std. Error Beta (Constant) -0.618 0.32 2 -1.919 0.057 ^HI 0.43 0 80.07 0.375 ≡r 1 5.49 0 0.000 1 1.29 Vượt qua DSD 0.32 9 80.07 0.288 nd^2 6 4.23 0.000 6 1.27 Vượt qua AHXH 0.19 4 10.07 0.182 3 r r 2.73 2 0.007 8 1.22 Vượt qua KHCN 0.19 6 00.08 0.163 4 t h 2.45 1 0.016 7 1.21 Vượt qua KSHV 0.04 1 0.08 0 0.036 0.50 9 0.612 1.36 5 Bác bỏ

Bảng 4.13, 4.14, 4.15 của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy: hệ số xác định hiệu chỉnh R2 =0.515 (F=29.423, mức ý nghĩa 0.000). Do vậy, hàm số này là hàm số hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác, 5 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được 51,15% sự biến thiên của biến ý định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, mô hình phù hợp với việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến biến phụ thuộc.

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa và kiểm định “t”: Với mức ý nghĩa 0.057 cho thấy 4 trong 5 nhân tố vượt qua kiểm định, riêng chỉ có KSHV là không vượt qua, cụ

Với kết quả được trình bày ở bảng 4.15, giá trị VIF của các nhân tố đều cho kết quả nhỏ hơn 2, cho nên các nhân tố trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong khuôn khổ nội dung khóa luận tốt nghiệp, chương 4 đã tóm tắt lại kết quả nghiên cứu được phân tích bằng công cụ SPSS 20, đồng thời đã đưa ra các đánh giá, kết luận. Cũng như xác định được những yếu tố nào tác động đến ý định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tác động là bao nhiêu. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày rõ ràng trong chương này. Các bảng chi tiết sẽ được bổ sung ở phần phụ lục.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận

Với mong muốn đặt ra là góp phần thúc đẩy quá trình phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt của sinh viên nói chung và sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, sinh viên nghiên cứu đã chọn thẻ ngân hàng, một hình thức thanh toán hiện đại và thuận tiện.

Từ các nghiên cứu nước ngoài và trong nước có liên quan đã áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT sinh viên nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến độc lập là: Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Khoa học công nghệ, Cảm nhận kiểm soát hành vi và biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ ATM. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập kể trên đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Trước hết, để hoàn thiện và đảm bảo sự phù hợp của thang đo, sinh viên nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các chuyên viên và tiếp theo đó là các phương pháp nghiên cứu định lượng như: thống kê mô tả, Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan Pearson, phân tích mô hình hồi quy,... nhằm đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng thẻ ATM.

Sau khi sử dụng công cụ SPSS 20 để phân tích, kết quả cho thấy rằng các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy với kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0.7-0.8. Kết quả phân tích nhân tố EFA cũng cho thấy có 6 nhân tố được thành lập. Hệ số tương quan Pearson thể hiện các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc ý định sử dụng với mức ý nghĩa 5%, bên cạnh đó mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến với VIF nhỏ hơn 2.

Thành phố Hồ Chí Minh ngoài việc là một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn của cả nước còn là khu vực có nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện và tổ chức giáo dục nhất nước ta với 38 trường đại học công lập, 8 học viện và 14 trường

đại học tư thục cùng các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố (Wikipedia, 2021), do đó nên chú trọng truyền thông và phát triển đến 2 yếu tố là hữu ích và dễ sử dụng đến khách hàng là sinh viên vì đây là 2 yếu tố có mức độ ảnh hưởng thuận chiều lớn nhất đến ý định sử dụng thẻ ATM để gia tăng ý định sử dụng của sinh viên.

Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình hồi quy của các biến cho thấy có 4 giả thuyết được chấp nhận với mức ý nghĩa n hỏ hơn 5% và mô hình có sự phù hợp.

5.2. Hàm ý quản trị

5.2.1. Yeu tố cảm nhận sự hữu ích

Đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng thẻ ngân hàng và cảm nhận hữu ích có mối quan hệ thuận chiều. Tức là khi cảm nhận hữu ích tăng thì ý định sử dụng thẻ ngân hàng cũng sẽ tăng và ngược lại. Do đó để nâng cao ý định sử dụng thẻ ngân hàng, thì cần nâng cao sự hữu ích với một số kiến nghị sau:

- Khảo sát thị trường và nhu cầu của tệp khách hàng là sinh viên nói riêng và các khách hàng khác nói chung để nghiên cứu và cải tiến tính năng của sản phẩm. Tăng cường hợp tác với các đối tác như ngân hàng, các điểm chấp nhận thanh toán, tổ chức, doanh nghiệp khác để gia tăng sự đa dạng và thuận tiện trong thanh toán.

- Truyền thông, tuyên truyền đẩy mạnh, khuyến khích sinh viên sử dụng thẻ ngân hàng với trọng điểm là tính hữu ích của thẻ ngân hàng. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt rất là cấp thiết với những lợi ích như hạn chế tiếp xúc đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân trước tình hình dịch bệnh tiến triển phức tạp.

5.2.2. Yếu tố cảm nhận dễ sử dụng

Đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ 2 đến ý định sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng thẻ ngân hàng và cảm nhận

hữu ích có mối quan hệ thuận chiều. Tức là khi cảm nhận dễ sử dụng tăng thì ý định sử dụng thẻ ngân hàng cũng sẽ tăng và ngược lại. Điều này thể hiện rằng, khi khách hàng cảm thấy việc sử dụng thẻ ngân hàng không gây khó khăn gì trong quá trình thanh toán và sử dụng thì ý định sử dụng thẻ cũng sẽ cao hơn. Vì vậy, để nâng cao sự dễ sử dụng của thẻ ngân hàng, ngân hàng cần thực hiện một vài giải pháp như sau:

- Ngân hàng cần đầu tư, cải tiến các điểm giao dịch, hệ thống máy thanh toán một cách tối ưu và hiện đại nhất có thể để tránh các trường hợp xảy ra lỗi trong quá trình giao dịch gây khó khăn cho khách hàng.

- Luôn luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến của khách hàng, đặc biệt là tệp khách hàng sinh viên nhằm đưa ra những đánh giá về cảm nhận dễ sử dụng để từ đó cải tiến giao diện máy thanh toán dễ hiểu, dễ sử dụng theo nhu cầu của khách hàng.

5.2.3. Yeu tố ảnh hưởng xã hội

Xét đến yếu tố ảnh hưởng xã hội, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi mà mức độ tác động của yếu tố đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng xếp thứ 3 trong mô hình và có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng. Tức là khi cảm nhận dễ sử dụng tăng thì ý định sử dụng thẻ ngân hàng cũng sẽ tăng và ngược lại. Khi thẻ ngân hàng được những người xung quanh khuyên dùng thì ý định sử dụng thẻ ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Để nâng cao ảnh hưởng xã hội thì các ngân hàng cần thực thi một vài nội dung sau:

- Luôn chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn của khách hàng một cách nhanh chóng, từ đó để lại cho khách hàng niềm tin và ấn tượng tốt. Khiến khách hàng tin tưởng và tiếp tục sử dụng thẻ ngân hàng.

- Mở rộng và đẩy mạnh truyền thông với những người có uy tín cao như các nghệ sĩ, KOL (Key opinion leader) để tuyên truyền cho thẻ ngân hàng và các tính năng nổi trội của nó.

5.2.4. Yếu tố khoa học và công nghệ

Đây là yếu tố có mức độ quan trọng thứ 4 trong các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng và nó cũng có tác động thuận chiều. Tức là khi khoa học và công nghệ được đánh giá cao thì ý định sử dụng thẻ ngân hàng cũng sẽ tăng và ngược lại. Ngày nay, với thời đại vô cùng hiện đại, thì yếu tố khoa học và công nghệ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt, để nâng cao khoa học và công nghệ ngân hàng cần thực hiện một vài giải pháp sau:

- Ngân hàng cần cho bộ phận Kĩ thuật, IT nghiên cứu để cải thiện những lỗi hệ thống, đồng thời cũng nghiên cứu để phát triển giao diện, tính năng thẻ, các biện pháp an toàn thẻ để đảm bảo hạn chế rủi ro một cách hoàn hảo nhất có thể.

- Bổ sung, nâng cấp cơ sở thiết bị hạ tầng tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ cho phù hợp các tiêu chí hiện đại, an toàn và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đề tài đã đưa ra những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết và thực tiễn, nhưng song song với nó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục.

Đầu tiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên số lượng mẫu thu thập được là 135 phiếu khảo sát thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện được thực hiện khảo sát với sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh các khóa. Vì vậy một phần nào đó chưa thể đại diện cho toàn bộ sinh viên của trường nên tính tổng quát chưa được cao

Thứ hai, nghiên cứu chỉ khảo sát một loại hình thẻ ngân hàng, chưa đề cập đến các loại thẻ cụ thể ở các ngân hàng khác.

Cuối cùng, tại mô hình được đưa vào nghiên cứu chỉ bao gồm 5 nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trong thực tế, có thể có nhiều hơn 5 nhân tố mà chưa được

đề cập đến trong mô hình nghiên cứu trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp như: chính sách pháp lý, sự rủi ro khi sử dụng, chi phí sử dụng,...

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, các nghiên cứu được thực hiện tiếp theo nên xem xét đến để khắc phục để có thể có được một nghiên cứu mang tính tổng quát cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(n.d.). Retrieved from Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam:

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/pbkt/ndpbktcd/chdttqn

h/msttvtnh

Ajzen, I. (1991). The Theory of Planning Behaviour.

Ajzen, I. (2002). Perceived Behavioral Control, Self-Efficacy, Locus of Control, and the Theory of Planned Behavior. Journal of Applied Social Psycholog, 665- 68.

Davis, F. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User acceptance of information technology.

Davis, F. D., & Venkatesh, V. (1996). A critical assessment of potential measurement biases in the technology acceptance model : three experiments. International Journal of Human-Computer Studies, 19 - 45.

Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User Acceptance of Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models. Management Science, 982-1003.

Duy, B. (2017). Những chiếc thẻ ngân hàng đã ra đời như thế nào? Vietnam Finance.

Retrieved from https://vietnamfinance.vn/lich-su-tai-chinh-nhung-chiec-the- ngan-hang-da-ra-doi-nhu-the-nao-2017.htm

Fishbein, M., & Ajzen, I. (1976). Theory of Reasoned Action.

Giới, L. T., & Huy, L. V. (2007). Nghiên cứu phương pháp định vị dịch vụ thẻ ngân hàng thông qua biểu đồ nhận thức và lược đồ Radar và giá trị thỏa mãn khách hàng. Tạp chí ngân hàng, 05-12.

Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & William, C. (1998). Multivariate data analysis. Upper Saddle River, 577-664.

Thang đo Mã hóa Biến quan sát Nguồn Cảm nhận hữu ích HI1 Sử dụng thẻ ngân hàng rất thuận tiện Davis (1989); Davis và cộng sự (1989, pp. 982-1003); Karahanna và cộng sự (2006);Venkatesh và Davis (2000) HI2 Dịch vụ thẻ ngân hàng tiết kiệm thời gian

HI3

Thẻ ngân hàng kiểm soát tài chính hiệu quả

Hoa, T. P. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng: Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam. 2-3.

Karahanna, E., & Ritu Agarwal, C. M. (2006). Reconceptualizing Compatibility Beliefs in Technology Acceptance Research. MIS Quarterly, No. 04, 781-804.

Likert, R. (1932). A technique for the measurement of attitudes. Archives of Psychology, 1-55.

Mai, L. T., & Huy, L. V. (2012). Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tq & Phát triển tại địa bàn thành phố Nha Trang.

Tạp chí Khoa học- Công nghệ, 116-121.

Taylor, S., & Todd, P. A. (1995). Understanding Information Technology Usage: A Test of Competing Models.

Thanh, N. D., & Thi, C. H. (2011). Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Tạp chíKhoa học và Công Nghệ, 97-105.

Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000). A Theoretical Extension of the Technology Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies. Management Science.

Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 425-478.

Wikipedia. (2021). Wikipedia. Retrieved from

https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_trường_đại_học_tại_Thành_phố_H

ồ_Chí_Minh

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. THANG ĐO SƠ BỘ

Cảm nhận dễ sử dụng

DSD1 Quy trình giao dịch rõ ràngvà dễ hiểu

Davis và cộng sự (1989); Venkatesh và Davis (2000); Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) DSD2 Giao dịch bằng thẻ ngânhàng dễ học để sử dụng DSD3 Thẻ ngân hàng dễ sử dụng DSD4 Có thể dễ dàng sử dụng thẻ ngân hàng một cách thuần thục Ảnh hưởng xã hội

AHXH1 Gia đình khuyên tôi nên sửdụng thẻ ngân hàng

Ajzen (1991); Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011); Venkatesh và cộng sự (2003) AHXH2 Bạn bè khuyên tôi nên sửdụng thẻ ngân hàng

AHXH3 Những người có kinhnghiệm khuyên tôi nên sử dụng thẻ ngân hàng.

AHXH4 Đơn vị nơi tôi công táckhuyên tôi nên sử dụng thẻ ngân hàng.

Khoa học và công nghệ

KHCN1 Máy giao dịch tự động vàthiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hiện đại

Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2007); Lê Thị Tiểu Mai và Lê Văn Huy (2012) KHCN2 Thao tác khi sử dụng thẻđơn giản

KHCN3

Thao tác sử dụng thẻ ít tốn thời gian

KHCN4

Giao diện (màn hình) máy giao dịch tự động thiết kế hợp lý

Kiểm soát hành vi

KSHV1 Tôi thấy dễ dàng có thể sửdụng thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM CỦASINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598536-2375-012055.htm (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w