Các yếu tố tác động đến thu dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁ C ĐỘN G Đ ẾN THU DỊCH VỤ PHI TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI 10598601-2448-012646.htm (Trang 25 - 34)

7. Đóng góp của đề tài

1.2.Các yếu tố tác động đến thu dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

mại

Nguồn thu chủ yếu của hoạt động của ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam chủ yếu là các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, các dịch vụ phi tín dụng có lịch sử phát triển sau và chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các khoản thu từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thu từ hoạt động phi tín dụng là nguồn thu ít chịu rủi ro hơn và nhìn chung ổn định hơn so với thu từ dịch vụ tín dụng.

Xu thế hiện nay của các ngân hàng hiện đại là phát triển mạnh mẽ các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng, các ngân hàng luôn cạnh tranh để cải tiến kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ thuận tiện và phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Việc xem xét các yếu tố ảnh huởng đến thu dịch vụ phi tín dụng nhằm tác dộng đến các yếu tố làm tăng thu phi tín dụng của ngân hàng thuơng mại.

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh huởng đến thu nhập phi tín dụng cần xác định nguồn thu nhập phi tín dụng cúa các ngân hàng thuơng mại hiện nay. ác ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam hiện nay có các nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng nhu sau:

+ Thu phí từ dịch vụ thanh toán:

Thu từ dịch vụ thanh toán trong nuớc: dịch vụ chuyển tiền trong nuớc, dịch vụ thanh toán hóa đơn, thu phí dịch vụ nhờ thu tự động, thu phí quản lý tài khoản...

Đây là khoản phí dịch vụ trong nước, thu được khi các ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán trong nền kinh tế thông qua các công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng. Dịch vụ thanh toán trong nước hiện nay bị cạnh tranh bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử nên thị trường dịch vụ thanh toán trong nước của các ngân hàng bị cạnh tranh rất khốc liệt cũng như giảm dần theo xu thế.

Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền nước ngoài, thư tín dụng, .... Cùng với xu thế kinh tế toàn cầu thì dịch vụ thanh toán nước ngoài phát triển sau nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế, phí thu được từ dịch vụ này là một khoản phí có tỷ lệ rất cao so với khoản phí dịch vụ thanh toán trong nước, tuy nhiên đòi hỏi các ngân hàng phải am hiểu về luật quốc tế nói chung và luật thương mại quốc tế nói riêng, đồng thời phải hiểu về đặc điểm thanh toán của từng quốc gia và châu lục. Ngày nay, dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng phát triển yêu cầu các ngân hàng phải không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng thu phí dịch vụ, đồng thời dịch vụ thanh toán quốc tế còn là một yếu tố quyết định sự phát triển dịch vụ của ngân hàng cũng như vị thế của các ngân hàng trên thị trường ngân hàng thế giới. Thực tế, nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế mở đồng thời hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển, đầu tư FD I chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, dịch vụ xuất khẩu lao động cũng diễn ra mạnh mẽ, nên thị trường dịch vụ thanh toán quốc tế cho các ngân hàng rất lớn và tiềm năng lâu dài (do an toàn, uy tín trong thanh toán là lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho các ngân hàng). Đ ây là khoản thu đòi hỏi ngân hàng phải am hiểu và có uy tín (theo đánh giá của các ngân hàng lớn trên thế giới về sự uy tín trong thanh toán).

Thu dịch vụ ngân hàng điện tử: phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử, chuyển tiền trên internet banking, emobile banking, SMS. Khoản phí thu được từ dịch vụ ngân hàng điện tử là khoản phí mà các ngân hàng cần ít nhân lực để phục vụ khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư lớn và không ngừng cải tiến về công nghệ để duy trì hoạt động, phát triển sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn của nhóm dịch vụ này. ây là nhóm dịch vụ phù hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0, tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh với

các tổ chức phi tín dụng có các sản phẩm trung gian thanh toán (như ví điện tử) rất phát triển hiện nay. Ngoài ra, nếu ngân hàng không chú trọng phát triển nhóm sản phẩm này thì sẽ ngày càng mất thị phần do không đáp ứng được yêu cầu thanh toán hiện đại ngày nay, nên việc phát triển nhóm sản phẩm này không phải chỉ để tăng thu dịch vụ phi tín dụng mà còn để tồn tại trên thị trường hiện nay.

Thu từ dịch vụ thẻ: phí phát hành thẻ, phí thường niên thẻ, phí chuyển đổi ngoại tệ giao dịch thẻ, phí rút tiền mặt và chuyển tiền tại máy ATM, dịch vụ đơn vị chấp nhận thẻ (POS).... Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thì việc không sử dụng tiền mặt trong thanh toán ngày nay luôn được chú trọng và ngày một phát triển, vậy phát triển dịch vụ thẻ giúp cho các ngân hàng tăng thu phí cũng như phát triển các dịch vụ đi kèm. Đ ể phát triển dịch vụ thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường liên kết thẻ cũng như đầu tư phát triển các máy ATM có tính năng hiện đại ( AUTObank), máy POS nhằm tạo sự thuận tiện khi khách hàng sử dụng thẻ, từ đây sẽ phát triển dịch vụ thẻ tốt hơn và tăng thu nhập từ dịch vụ này. Hơn nữa, nhóm dịch vụ này là nhóm dịch vụ hỗ trợ cho giai đoạn chuyển đổi từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay.

Thu từ dịch vụ chi trả kiều hối: đây là khoản phí thu được khi các ngân hàng chi trả kiều hối (nguồn tiền từ thân nhân ở nước ngoài) bằng việc liên kết với các ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền trên thế giới. o nhu cầu xuất khẩu lao động ngày càng cao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có xu thế gửi thu nhập về cho thân nhân tại Việt Nam nên dịch vụ kiều hối là dịch vụ phát triển hiện nay. Thông qua dịch vụ này ngân hàng còn có thể thu thêm từ nguồn bán ngoại tệ của những khách hàng đến nhận kiều hối.

Thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý: Là khoản phí thu được khi các ngân hàng làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ủy thác cho các tổ chức kinh tế khác. Dịch vụ này giúp cho các ngân hàng tăng thu dịch vụ thông qua việc kết hợp bán dịch vụ hiện hữu của mình với các dịch vụ có tính tương đồng hoặc hỗ trợ cho dịch vụ ngân hàng, ví dụ như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý chứng khoán .. Nhóm dịch vụ

này được ngân hàng khai thác dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có và làm tăng thu nhập.

Thu từ dịch vụ ngân quỹ: giữ tài sản, cho thuê két.... Việc đảm bảo an toàn cho tài sản là yếu tố bắt buộc và cần thiết của mỗi ngân hàng, nên dịch vụ giữ tài sản cũng như cho thuê két là một sản phẩm mở rộng thêm nhằm tăng thu dịch vụ ngân hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống đảm bảo an toàn an ninh ngân hàng.

+ Thu từ kinh doanh ngoại hối:

Thu về kinh doanh ngoại tệ: đi kèm với dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, khoản chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra là một khoản thu nhập khá ổn định của các ngân hàng có mảng dịch vụ thanh toán quốc tế phát triển, khi khách hàng nhập khẩu hàng hóa thì cần mua ngoại tệ để thanh toán và khi tiền xuất khẩu về tài khoản khách hàng lại bán ngoại tệ để thanh toán trong nước ( theo quy định về quản lý ngoại hối không cho phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ). Đây là khoản thu nhập phụ thuộc vào số lượng mua bán, nên các ngân hàng càng thu hút được nhu cầu mua bán ngoại tệ càng cao thì nguồn thu càng lớn.

Thu từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ: dịch vụ này ở Việt Nam hiện nay đang còn hạn chế do yếu tố pháp lý cũng như hiểu biết và sử dụng để phong ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất còn nhiều bất cập và hạn chế.

+ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác: như các dịch vụ tư vấn về đầu tư, dịch vụ hỗ trợ đi kèm quá trình cho vay, .

về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng không phải đơn thuần là chỉ sử dụng một loại dịch vụ nào, mà khách hàng vừa sử dụng dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, nên sự tác động đến của các yếu tố đến dịch vụ phi tín dụng cũng như thu dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại rất đa dạng, cụ thể:

+ Theo quy định số 10/VBHN-NHNN ngày 22/02/2019, quy định về việc thanh toán không dùng tiền mặt, vậy việc giải ngân cho vay hầu hết phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng, vậy khi hoạt động cho vay phát triển thì ngân hàng sẽ có

thêm khoản thu từ dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng vay. Các quy định của chính phủ nhằm điều tiết sự phát triển kinh tế thông qua các chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt tín dụng cũng tác động đến hoạt động ngân hàng và thu nhập của ngân hàng. Vậy các chính sách của chính phủ cũng là một yếu tố tác động đến thu dịch vụ ngân hàng nói chung và thu dịch vụ phi tín dụng nói riêng của các ngân hàng thuơng mại. D e Young and Rice (2004) cho thấy chính sách của chính phủ Hoa kỳ có tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thuơng mại.

+ Quy mô ngân hàng là một yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng Atellu A.R. (2016), với ngân hàng có quy mô lớn sẽ có luợng khách hàng lớn và cơ hội tiếp cận khách hàng sẽ thuận tiện hơn dẫn đến cơ hội thu từ các dịch vụ phi tín dụng sẽ lớn hơn. Hơn nữa, với các ngân hàng có quy mô lớn thì uy tín trong thanh toán sẽ lớn hơn dẫn đến độ tín nhiệm lớn trọng sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ cao hơn.

+ Với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lớn thì thu nhập phi tín dụng cũng lớn hơn Atellu A.R. (2016), Hahm J.H. (2008); Đ oàn Việt Hùng (2020), do các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ có nguồn đầu tu phát triển các sản phẩm phi tín dụng tốt hơn, hơn nữa các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn thuờng xuất phát từ việc vốn đầu tu ban đầu lớn và kinh doanh có hiệu quả để lại các khoản lợi nhuận để tái đầu tu nên cũng đuợc đánh giá cao hơn trong quá trình lựa chọn dịch vụ các khách hàng.

+ Việc ngân hàng có luợng tiền gửi của khách hàng lớn thì việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cũng nhu các dịch vụ phi tín dụng khác của khách hàng sẽ có cơ hội phát triển và tăng thu, Đ oàn Việt Hùng (2020).Thông thuờng tiền gửi lớn thì số luợng khách hàng cũng lớn nên đây là nguồn tài nguyên để các ngân hàng khai thác thêm trong việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ, vì thông thuờng nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng luôn có một mức độ trung thành nhất định của khách hàng do yếu tố bất tiện khi thay đổi ngân hàng cũng nhu việc sử dụng có dựa trên mức tín nhiệm và sự tiện lợi về tiện ích cũng nhu vị trí địa lý của ngân hàng đối với khách hàng. B ên cạnh đó, khi nguồn tiền gửi lớn giúp ngân hàng có

lợi thế phát triển dịch vụ tín dụng tốt hơn và cơ hội bán chéo sản phẩm phi tín dụng trong hoạt động tín dụng được tăng lên.

+ Yếu tố tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản: với các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao thì tỷ lệ thu nhập phi tín dụng cũng sẽ lớn Atellu A.R.(2016). Điều này cũng dễ nhận thấy, khi các ngân hàng cho vay tốt thì cơ hội bán chéo sản phẩm rất lớn, thông qua cho vay ngân hàng bán chéo các sản phẩm đi kèm như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối và thu được các khoản dịch vụ phi tín dụng rất lớn, kết quả thu về dịch vụ phi tín dụng sẽ tăng rất lớn.

+ Công nghệ của ngân hàng là một yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng để giúp ngân hàng tăng thu từ nhóm dịch vụ này. Việc đầu tư vào công nghệ tại ngân hàng hiện nay là một yêu cầu bắt buộc để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tăng cạnh tranh với các tổ chức thanh toán phi tài chính đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đồng thời công nghệ phát triển thì tiện ích cho các sản phẩm được phát triển tốt hơn. Việc đánh giá sự phát triển công nghệ của ngân hàng thông qua số lượng máy ATM (B ailey-Tapper 2010).

+ Năng lực tài chính tốt giúp ngân hàng có nguồn tài chính để đầu tư phát triển công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo lợi thế cạnh tranh và cơ hội tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng , bên cạnh đó năng lực tài chính tốt thì uy tín ngân hàng sẽ tăng, do trong các chỉ tiêu đánh giá uy tín của ngân hàng thif chỉ tiêu năng lực tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn. Theo nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013) “Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã cho kết quả năng lực tài chính có tác động đến thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

+ Chất lượng nguồn nhân lực của các ngân hàng cũng là yếu tố tác động đến dịch vụ phi tín dụng nói riêng và dịch vụ ngân hàng nói chung, khi dịch vụ ngân hàng phát triển thường đồng nghĩa với tăng thu dịch vụ ngân hàng. Không thể phủ nhận vấn đề chất lượng nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng; sự nhiệt tình trong công việc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng lực chuyên môn, sự am hiểu các kiến thức bổ trợ cho công việc góp phần vào việc bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đuợc tốt hơn cũng nhu góp phần tạo nên thương hiệu cho một ngân hàng. B ên cạnh đó, với nguồn nhân lực chất luợng cao thì chi phí nhân công tính tên lợi ích thu về rất thấp hơn so với nguồn nhân lực chất lượng thấp, nên hiệu quả mang lại từ việc có nguồn nhân lực chất lượng cao đem lại cho ngân hàng cơ hội phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng.

+ Chính sách kinh doanh của ngân hàng: mỗi ngân hàng luôn có chính sách kinh doanh riêng phù hợp với năng lực cũng địa bàn kinh doanh và khách hàng mục tiêu hướng đến, vậy chính sách kinh doanh cũng tác động đến phát triển và thu tù dịch vụ phi tín dụng của mỗi ngân hàng. Việc hoạch định chính sách kinh doanh giúp ngân hàng lường trước các khó khăn và có các phương án ứng phó với các khó khăn một cách hiệu quả nhất, đây là việc dựa trên tiềm lực và cơ hội sẵn có để phát triển bền vững, đồng thời không ngừng tìm kiếm các cơ hội trong suốt quá trình hoạt động.

+ Kênh phân phối phù hợp với địa bàn kinh doanh cũng góp phần phát triển dịch vụ phi tín dụng và có cơ hội tăng thu dịch vụ phi tín dụng. Mỗi địa bàn kinh doanh sẽ phù hợp với một kênh phân phối riêng, cụ thể:

Với địa bàn thành phố, đô thị phát triển do đặc điểm dân trí rất cao cũng như sự ứng dụng công nghệ hiện đại của khu vực này rất nhanh và mạnh mẽ, tại địa bàn này các quầy giao dịch có nhân viên phục vụ sẽ dần bị thay thế bằng việc sử dụng ngân hàng điện tử trong thanh toán, hơn thế sự phục vụ tại quầy của khu vực này

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁ C ĐỘN G Đ ẾN THU DỊCH VỤ PHI TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI 10598601-2448-012646.htm (Trang 25 - 34)