7. Đóng góp của đề tài
3.2.2 Giải pháp tăng trưởng tín dụng
Từ mô hình nghiên cứu, tỷ lệ tín dụng trên tiền là một yếu tố tác động đến việc tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, để tăng thu nhập phi tín dụng thì cần tăng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, đây là tỷ lệ chứng minh việc sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong khuôn khổ cho phép của pháp luật để tăng lợi nhuận. ên cạnh đó việc tăng trưởng tín dụng phù hợp và an toàn luôn là mục tiêu đặt ra của tất cả các ngân hàng thương mại do đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong các dịch vụ ngân hàng và là dịch vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu, vậy giải pháp để tăng truởng tín dụng phù hợp và an toàn đuợc đề ra nhu sau:
- Đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn kết hợp tốt gói sản phẩm cho vay thời vụ phục vụ sản xuất kinh doanh và huy động vốn nhàn rỗi trong thời gian thu hoạch vụ cũ chuẩn bị vụ mới, kết hợp giữa việc cho vay vốn các cơ sở chế biến hoặc sơ chế nông sản duới hình thức chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện quản lý dòng tiền từ nguời nông dân đến nhà chế biến. Kết hợp và tham gia vào chuỗi liên kết ngoài việc quản lý dòng tiền còn giúp ngân hàng gia tăng chất luợng quản lý việc luân chuyển vốn trong hoạt động tín dụng (trong thời gian nguời nông dân thu hoạch thì ngân hàng thực hiện cho các nhà chế biến vay tiền mua nông sản, và thanh toán trực tiếp cho nông dân thông qua tài khoản tại Agribank CN tỉnh Đ ồng Nai sau đó tiến hành thu nợ của nông dân và kết hợp huy đồng vốn), tăng đuợc thu nhập phi tín dụng khi thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
- Đối với khu vực thành thị: Phát triển tín dụng sẽ tập trung vào các nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ, các nhu cầu mua sắm cá nhân. Đ ể thực hiện tăng truởng tín dụng an toàn tại khu vực này đòi hỏi ngân hàng phải có các ứng dụng tiện ích trong thanh toán nhu các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm trong quá trình cho vay, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng nhu thuận tiện cho việc theo dõi dòng tiền. Đ ây là khu vực khách hàng rất am hiểu và thông thạo các dịch vụ tài chính nên việc áp dụng các mức lãi suất phù hợp theo nhóm khách hàng và ngành nghề kinh doanh là cần thiết để tăng tính cạnh tranh. Khi có mức lãi suất cạnh tranh thì khả năng tăng truởng tín dụng sẽ rất cao.
- Đối với khu vực khu công nghiệp: các khu công nghiệp tại Đồng Nai chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài, và là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp vệ tinh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy ở thị truờng này đòi hỏi ngân hàng phải có gói tín dụng kết hợp với dịch vụ thanh toán thuận tiện, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
Vậy ngân hàng sẽ phải đầu tư phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối để tạo lợi thế cạnh tranh trong phát triển tín dụng ở khu vực này. Cụ thể, cần có đội ngũ nhân viên làm thanh toán quốc tế có thể tư vấn cho khách hàng trong các thương vụ quốc tế nhằm hạn chế rủi ro thương mại quốc tế, kịp thời cảnh bảo các gian lận thương mại quốc tế, đồng thời có các chính sách tỷ giá nhằm thu hút khách hàng mua và bán ngoại tệ nhằm tăng thu dịch vụ kinh doanh ngoại hối. Và phải phát triển như dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ ngân hàng điện tử để tăng thêm tiện ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chi trả lương qua thẻ ATM .... Với các chiến lược cạnh tranh và gói sản phẩm phù hợp cho khu vực này thì tốc độ tăng trưởng tín dụng an toàn sẽ rất khả quan góp phần đem lại lợi nhuận cũng như thu dịch vụ phi tín dụng tại Agribank CN tỉnh Đổng Nai.
B ên cạnh đó, áp dụng chính sách ưu đãi cho khách hàng giới thiệu các khách hàng tiềm năng cho Agribank CN tỉnh Đồng Nai để bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ( biến khách hàng thành một kênh quảng bá thương hiệu và bán hàng hiệu quả với chi phí phù hợp nhất), cụ thể: gói lãi suất ưu đãi cho khách hàng giới thiệu khách hàng mới; cũng vừa là biện pháp chăm sóc khách hàng giúp tăng tính liên kết bền vững trong kinh doanh giữa khách hàng và ngân hàng trong quá trình hợp tác kinh doanh.
- Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng: tăng trưởng tín dụng nếu không kiểm soát được rủi ro sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn của ngân hàng, vậy để kiểm soát rủi ro tín dụng cần thực hiện cho vay theo dòng tiền và kiểm soát tốt dòng tiền (thực chất hiện nay việc cho vay tại Agribank N tỉnh ồng Nai chỉ chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro). ể kiểm soát dòng tiền cần có sự ràng buộc trong quá trình cho vay và thực hiện thẩm định cho vay dựa trên chuỗi cung ứng của khách hàng để đo lường mức độ rủi ro của khách hàng trong kinh doanh.
C ần đào tạo nhân viên tín dụng có khả năng thẩm định và quản lý khách hàng hiệu quả thông qua việc nắm bắt tình hình kinh doanh theo ngành, theo lĩnh vực, theo chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong kinh doanh.
B ên cạnh đó, có sự liên kết chặt chẽ giữa Agribank CN tỉnh Đ ồng Nai với các chi nhánh trong hệ thống Agribank và các ngân hàng thương mại khác có liên quan đến khoản vay hoặc chuỗi cung ứng.