Phân loại từ láy theo cấu tạo ngữ âm

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 25 - 31)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1Phân loại từ láy theo cấu tạo ngữ âm

Dựa vào số lượng âm tiết, phân loại từ láy trong thơ Xuân Quỳnh như sau:

2.2.2.1.Từ láy bậc một

“Từ láy bậc một chính là từ láy đôi. Đó là những từ mà khi cấu tạo tiếng gốc được nhân đôi một bước sao cho giữa tiếng láy và tiếng gốc có được sự hòa phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối” [10 tr 39]

a. Láy hoàn toàn: “Đặc trưng chung của từ láy hoàn toàn là trong cấu tạo của nó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy” [10 tr39]

Đối với từ láy hoàn toàn thì được chia làm hai loại: Từ láy hoàn toàn điệp vần và từ láy hoàn toàn đối vần.

- Từ láy hoàn toàn, điệp vần: “Đặc trưng của những từ láy thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu, khuôn vần và thanh” [10 tr41]

- Từ láy hoàn toàn, đối vần: “Đặc trưng của từ láy hoàn toàn, đối vần là điệp phụ âm đầu và đối khuôn vần nhờ sự biến dạng theo quy tắc chuyển đổi chính âm hoặc phụ âm cuối.” [10 tr41]

Xét theo mức độ biến đổi âm thanh của tiếng láy so với tiếng gốc thì phân loại từ láy hoàn toàn theo ba dạng tiêu biểu sau:

-Lặp lại hoàn toàn tiếng gốc -Có sự khác biệt về thanh điệu -Có sự khác biệt về phụ âm cuối

Bảng 2.2.1a: Phân loại từ láy hoàn toàn

Từ láy hoàn toàn Lặp lại hoàn toàn

tiếng gốc

Khác biệt về thanh điệu

Khác biệt về phụ âm cuối

1.Ầm ầm (tt) 1. Châu chấu (dt) 1. Biền biệt (pht) 2. Chuồn chuồn (dt) 2. Cỏn con (tt) 2. Chan chát (tt)

3. Đâu đâu (dt) 3. Cồ cộ (tt) 3. Dằng dặc (tt) 4. Giăng giăng (tt) 4. Đăm đắm (tt) 4. Nườm nượp (tt) 5. Lớp lớp (dt) 5. Khe khẽ (tt) 5. Quang quác (đgt) 6. Luôn luôn (pht) 6. Loang loáng (đgt) 6. Sàn sạt (đgt) 7. Mãi mãi (pht) 7. Lồng lộng (tt) 7. Vằng vặc (tt) 8. Mau mau (tt) 8. Ngờ ngợ (đgt) 8. Vun vút (tt) 9. Nao nao (đgt) 9. Nho nhỏ (tt)

10. Nơi nơi (dt) 10. Roi rói (tt) 11. Rào rào (tt) 11. Thăm thẳm (tt) 12. Rầm rầm (tt) 12. Tim tím (tt) 13. Rung rung (đgt) 13. Túm tụm (đgt) 14. Thiu thiu (tt) 14. Vời vợi (tt) 15. Xăm xăm (tt)

Qua việc khảo sát từ láy hoàn toàn trong thơ Xuân Quỳnh ta thấy được từ láy hoàn toàn chiếm số lượng không lớn, chỉ chiếm 37 từ trên tổng số 217 từ láy của tuyển thơ, chiếm 17 %, từ láy hoàn toàn lặp lại toàn bộ tiếng gốc với 15 từ, chiếm tỉ lệ 40,5 % tổng số từ láy đôi hoàn toàn, từ láy hoàn toàn có sự khác biệt về thanh điệu có 14 từ chiếm tỉ lệ 37,8 % , từ láy hoàn toàn có sự khác biệt về phụ âm cuối có 8 từ chiếm tỉ lệ 21,7 %.

b. Từ láy bộ phận: “Đặc trưng của từ láy bộ phận là trong cấu tạo của nó tiếng gốc chỉ lặp lại một phần của tiếng láy” [10 tr 48].

Theo quan điểm của tác giả Hoàng Văn Hành thì từ láy bộ phận được phân chia thành hai loại: Từ láy bộ phận, điệp vần và từ láy bộ phận, đối vần.

+ Từ láy bộ phận, điệp vần: “Đặc trưng của mẫu này là điệp khuôn vần, thanh và đối phụ âm đầu” [10 tr 48].

+ Từ láy bộ phận, đối vần: “Từ láy bộ phận đối vần là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu vừa kết hợp một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo thế vừa điệp vừa đối” [10 tr 53].

Từ láy bộ phận trong tuyển thơ Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh

Bảng 2.2.1b: Phân loại từ láy bộ phận trong thơ Xuân Quỳnh Từ láy bộ phận

Láy phụ âm đầu Láy phần vần

1. Ào ạt (tt) 1.Âm thầm (tt) 2. Bạn bè (dt) 2. Bàng hoàng (đgt) 3. Bập bùng (tt) 3. Bát ngát (tt) 4. Bè bạn (dt) 4. Bồi hồi (tt) 5. Bé bỏng (tt) 5. Bỡ ngỡ (tt) 6. Bộn bề (tt) 6. Bơ vơ (tt)

7. Bụi bặm (dt) 7. Chênh vênh (tt) 8. Bướng bỉnh (tt) 8. Choáng váng (tt) 9. Chắc chắn (tt) 9. Chơ vơ (tt) 10. Chắt chiu (tt) 10. Đầm ấm (tt) 11. Che chở (đgt) 11. Êm đềm (tt) 12. Chi chít (tt) 12. Gian nan (tt) 13. Chói chang (tt) 13. Im lìm (tt)

14. Chở che (đgt) 14. Lang thang (đgt) 15. Cồn cào (tt) 15. Lao xao (đgt) 16. Của cải (dt) 16. Lấm tấm (tt) 17. Da diết (tt) 17. Leng keng (tt) 18. Dãi dầu (tt) 18. Linh tinh (tt) 19. Dạt dào (tt) 19. Loay hoay (đgt) 20. Day dứt (đgt) 20. Lung tung (tt) 21. Dặt dìu (tt) 21. Om sòm (tt) 22. Dịu dàng (tt) 22. Sôi nổi (tt)

23. Dữ dội (tt) 23. Tần ngần (đgt)

24. Đau đớn (tt) 24. Thắc mắc (đgt) 25. Đất đai (dt) 25. Thờ ơ (tt) 26. Gặp gỡ (đgt) 26. Triền miên (tt) 27. Gắt gao (tt) 27. Uyển chuyển (tt) 28. Gần gũi (tt)

29. Gập ghềnh (tt)

Láy phụ âm đầu

30. Giâu gia (tt) 33. Gọn gàng (tt) 31. Gìn giữ (đgt) 34. Hóm hỉnh (tt) 32. Giục giã (đgt) 35. Hối hả (tt)

36. Hồi hộp (đgt) 60. Mênh mông (tt) 37. Khanh khách (tt) 61. Mịn màng (tt) 38. Khao khát (đgt) 62. Miên man (tt) 39. Khát khao (đgt) 63. Mỏng manh (tt) 40. Khắc khoải (tt) 64. Mỏng mảnh (tt) 41. Khó khăn (tt) 65. Mông mênh (tt) 42. Lạ lùng (tt) 66. Mới mẻ (tt) 43. Lay lắt (đgt) 67. Mượt mà (tt) 44. Lặng lẽ (tt) 68. Náo nức (tt) 45. Lầm lụi (tt) 69 . Nặng nề (tt) 46. Lấp lánh (tt) 70. Ngạt ngào (tt) 47. Le lói (đgt) 71. Ngắn ngủi (tt) 48. Lẻ loi (tt) 72. Ngẩn ngơ (tt) 49. Lo lắng (đgt) 73. Ngập ngừng (đgt) 50. Lộng lẫy (tt) 74. Nghịch ngợm (đgt) 51. Lung lay (đgt) 75. Ngọt ngào (tt) 52. Lưu luyến (đgt) 76. Ngổn ngang (tt) 53. Mạnh mẽ (tt) 77. Ngột ngạt (tt) 54. Mải miết (đgt) 78. Nham nhở (tt)

55. Màu mỡ (tt) 79. Nhăn nhó (đgt)

56. Mặn mòi (tt) 80. Nhấp nhô (đgt)

57. Mấp mô (tt) 81. Nhọc nhằn (tt)

58. Mất mát (đgt) 82. Nhỏ nhắn (tt) 59. Mênh mang (tt) 83.Nhỏ nhen (tt)

84. Nhỏ nhoi (tt) 108. Run rẩy (đgt) 85. Nhộn nhịp (tt) 109. Rực rỡ (tt) 86. Nhột nhạt (tt) 110. Sạch sẽ (tt) 87. Nhởn nhơ (tt) 111. Sặc sỡ (tt) 88. Nhức nhối (tt) 112. Sặc sụa (đgt) 89. Nô nức (tt) 113. Sột soạt (tt) 90. Nôn nao (đgt) 114. Sung sướng (tt) 91. Nồng nàn (tt) 115. Tảo tần (tt) 92. Nức nở (đgt) 116. Tần tảo (tt) 93. Ồn ào (tt) 117. Tha thiết (tt) 94. Phá phách (đgt) 118. Thanh thản (tt) 95. Phảng phất (đgt) 119. Thao thiết (tt) 96. Phơ phất (đgt) 120. Thao thức (đgt) 97. Quây quần (đgt) 121. Thắm thiết (tt) 98. Rã rời (đgt) 122. Thầm thì (đgt) 99. Rạng rỡ (tt) 123. Thầm thĩ (đgt) 100. Rải rác (tt) 123. Thầm thĩ (đgt) 101. Rạo rực (đgt) 124. Thấp thoáng (đgt) 102. Rì rào (tt) 125. Thì thầm (đgt) 103. Ríu rít (tt) 126. Thiết tha (tt) 104. Rón rén (pht) 127. Thiệt thòi (tt) 105. Rộn ràng (tt) 128. Thôi thúc (đgt) 106. Rúc rích (tt) 129. Thưa thớt (tt) 107. Rung rinh (đgt) 130. Tít tắp (tt)

131. Tơi tả (tt) 142. Vỗ về (đgt) 132. Tối tăm (tt) 143. Vội vã (tt) 133. Trăn trở (đgt) 144. Vu vơ (tt) 134. Trằn trọc (đgt) 145. Vụng về (tt) 135. Trập trùng (tt) 146. Xa xôi (tt) 136. Trẻ trung (tt) 147. Xao xuyến (đgt) 137. Trơ trọi (tt) 148. Xào xạc (đgt) 138. Vẩn vơ (tt) 149. Xình xịch (tt) 139. Vất vả (tt) 150. Xôn xao (tt) 140. Viển vông (tt) 151. Xốn xang (tt) 141. Vĩnh viễn (tt) 152. Xúm xít (đgt)

Từ láy bộ phận trong thơ Xuân Quỳnh chiếm một số lượng khá lớn với 179 từ, chiếm tỉ lệ 82,5 % tổng số từ láy trong tuyển thơ. Trong đó từ láy phụ âm đầu chiếm đa số với 152 từ chiếm 84,9 % tổng số từ láy bộ phận, từ láy phần vần chiếm số lượng nhỏ với 27 từ, chiếm 15,1 % tổng số từ láy bộ phận.

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 25 - 31)