Vai trò của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 55)

5. Bố cục của khóa luận

3.3Vai trò của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh

3.3.1 Tạo tính nhạc cho thơ

Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc” trong các bản nhạc âm thanh, chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca.

Đối với sáng tác thơ ca thì việc tạo nhịp điệu và hòa phối âm thanh là một sự cần thiết vì nó đóng vai trò chủ chốt để bài thơ trở nên nhịp nhàng, linh

hoạt và mang một dáng vẻ độc đáo. Âm hưởng chung của thơ Xuân Quỳnh là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu thơ chậm, thanh thoát, tinh tế, việc sử dụng từ láy trong thơ bà càng làm cho nhịp điệu thơ trở nên độc đáo và linh hoạt hơn. Xuân Quỳnh sử dụng nhiều thể thơ trong sáng tác của mình, phần lớn là thơ tự do, cho nên nhịp điệu thơ cũng có phần đa dạng hơn. Sự tương xứng về thanh điệu trong thơ đóng một vai trò quan trọng để tạo ra nhịp điệu của bài thơ. Sự tương xứng về âm thanh trong thơ ca thể hiện ở sự đối lập bằng – trắc, âm vực cao – thấp, từ đó tạo ra sự hòa phối âm thanh chặt chẽ. Từ láy trong thơ cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo ra nhịp điệu cho bài thơ. Đặc điểm của từ láy là có sự tương xứng về thanh điệu, phụ âm đầu và âm cuối, vì thế mỗi khi từ láy xuất hiện thì nó tạo cho người đọc một sự nhịp nhàng và sinh động trong mỗi câu thơ. Trong thơ Xuân Quỳnh từ láy cũng góp phần tạo nên nhịp điệu và âm thanh, Mỗi câu thơ, bài thơ có sự xuất hiện của từ láy thì dường như có một sự ngân vang, nhộn nhịp.

Thơ Xuân Quỳnh không có một thể thơ nhất định mà bà sáng tác chủ yếu là thể thơ tự do cho nên nhịp thơ có sự phong phú và không bị bó hẹp. Bà không chú trọng đến niêm luật nhưng điều đó không làm cho bài thơ trở nên trúc trắc mà ngược lại làm cho giọng thơ càng trở nên nhẹ nhàng.

Hạt phù sa trên bãi sông Hồng Đã nuôi ta từ những ngày bé bỏng

Tàu điện leng keng phố phường vang động Nhịp trái tim dồn theo tiếng bánh xe quay [19 tr 133]

Nhịp thơ trong đoạn thơ trên rất độc đáo, tiếng trong các câu thơ tăng dần, nhịp thơ theo đó cũng có sự thay đổi. Trong đoạn thơ trên xuất hiện từ láy

leng keng đã làm vang động cả một khoảng không - thời gian đang lắng đọng, tác giả đang hồi tưởng về quá khứ đẹp đẽ. Bên cạnh âm hưởng nhẹ nhàng của đoạn thơ, tiếng leng keng đã làm cho nhạc thơ trở nên rộn ràng, vui tươi hơn.

Không đủ chăn, trằn trọc suốt mùa đông Em nhớ anh chập chờn như ánh lửa [19 tr 108]

Hai câu thơ trên có sự đối xứng về nhịp điệu rất độc đáo, câu trên là bằng/ trắc/ bằng, bằng/ trắc/ trắc/ bằng/ bằng, câu dưới là bằng/ trắc/ bằng, trắc/ bằng/ bằng/ trắc/ trắc. Khi đọc lên chúng ta cảm nhận một sự nhịp nhàng, ăn khớp rất thú vị. Hai từ láy trằn trọcchập chờn đều là từ láy điệp vần và đối thanh điệu cho nên trong cách đọc cũng có sự tương xứng. Trằn trọcchập chờn là từ chỉ trạng thái con người đang có sự không ổn định, tâm trạng đang có sự lo âu vì thế đã làm cho nhịp điệu của câu thơ có phần chậm lại.

Ngạt ngào hương, ngạt ngào hương trong gió Xuân đi qua vầng trán những ngôi nhà [19 tr 170]

Từ láy ngạt ngào được lặp lại hai lần trong một câu thơ dường như đã làm cho câu thơ thêm phần du dương, sự kéo dài đó như một thanh âm tuyệt diệu đã làm sáng bừng cho cả bài thơ.

Có thể nói từ láy có một tác dụng kì diệu, khi nó xuất hiện trong thơ ca thì phần nào đã làm cho âm thanh, nhịp điệu của thơ trở nên đặc sắc hơn, ngoài nhịp thơ và các yếu tố khác tạo nên tính nhạc cho thơ thì từ láy cũng có một vai trò nhất định để làm nên nhạc điệu của bài thơ.

3.3.2 Tạo hình ảnh thơ sinh động

Trong sáng tác thơ ca việc xây dựng hình ảnh thơ phong phú cho một bài thơ là điều cần thiết, để làm được điều đó ngoài tài năng thì nhà thơ cần có sự trải nghiệm và quan sát tinh tế, và những yếu tố đó đều hội tụ ở Xuân Quỳnh.

Thơ Xuân Quỳnh là bức tranh đa sắc tái hiện nhiều hình ảnh của cuộc sống, thiên nhiên và con người. Đọc thơ Xuân Quỳnh cho ta một cảm nhận tâm hồn bà luôn chứa chất những điều tốt đẹp nhất bởi thơ bà luôn có những hình ảnh thơ bình dị, đẹp đẽ nhất, cho dù đó là hình ảnh của cuộc sống vất vả

hay những mất mát nhưng qua giọng thơ Xuân Quỳnh ta cảm nhận được sự tinh tế nơi tâm hồn bà.

Để tạo thêm tính sinh động cho hình ảnh thơ thì việc sử dụng từ láy trong thơ là cách thích hợp nhất. Như chúng ta đã biết từ láy có giá trị tượng hình, tượng thanh và giá trị biểu cảm cao, có sức gợi tốt nhất, có thể tạo cho người đọc một cảm giác thật như là nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được. Vì vậy việc từ láy xuất hiện trong thơ ca luôn mang đến cho người đọc những hình ảnh thơ sinh động, mới lạ.

Một tiếng cười khanh khách

Từ phòng múa vọng sang …

Lúc nào cũng nhăn nhó

Có mấy lúc cười đâu [19 tr 13] …

Cả cuộc đời mở hội Trên tà áo bay bay Cả đất trời quay quay

Trong bước ai uyển chuyển [19 tr 14]

Đây là những câu thơ trong bài thơ Ghét của Xuân Quỳnh, đọc những câu thơ trên chúng ta thấy được tác dụng của từ láy, đó là tạo ra những hình ảnh thơ đa dạng và sinh động. Tác giả tả tiếng cười bằng từ khanh khách, nghe rất thoải mái và âm vang rất xa. Từ nhăn nhó cũng rất độc đáo và rất thật khi miêu tả gương mặt lúc giận dỗi. Tác giả tạo ra những hình ảnh thơ đẹp mắt, những tà áo tung bay trong gió thướt tha, đất trời dường như cũng cuốn theo vẻ đẹp dịu dàng ấy. Cô gái trong tà áo dài trắng, thướt tha dịu dàng e ấp đã làm sáng bừng cả đất trời Hà Nội, từ uyển chuyển ở đây để tả bước đi của người con gái rất hợp lí, uyển chuyển tạo ra một hình ảnh rất đẹp, tinh tế của

người thiếu nữ. Đoạn thơ trên với sự xuất hiện của nhiều từ láy đã tạo ra những hình ảnh rất sinh động, tất cả dường như đang chuyển động trong một không gian lãng mạn. Thiết nghĩ những dòng thơ đó không có sự góp mặt của từ láy thì những hình ảnh đẹp mắt đó sẽ như thế nào.

Phố quây quần những ngôi nhà liền nhau Những thương, những nhớ bắt đầu Từ ngôi nhà mái ngói nâu gập ghềnh

Máu của em, máu của anh [19 tr 110]

Hình ảnh “phố quây quần” rất đặc biệt, cùng với thủ pháp nhân hóa tác giả đã cho người đọc một hình ảnh hết sức độc đáo và sinh động, đó là những con phố san sát, liền kề nhau, dường như những ngôi nhà như muốn gắn kết với nhau vậy, không muốn chia cắt vậy. Đây là một hình ảnh rất mới lạ, dưới con mắt tinh tế của Xuân Quỳnh thì những sự vật tưởng như rất bình thường đều trở nên có hồn và rất sinh động.

Ánh mặt trời rực rỡ chiếu qua mi Nghe ríu rít tiếng chim buổi sáng [19 tr 112]

Những từ láy rực rỡ, ríu rít tạo ra những hình ảnh, âm thanh rất vui nhộn, đầy sức sống. Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi miêu tả hình ảnh mặt trời chiếu qua mi, trước đây ta thường bắt gặp hình ảnh mặt trời chiếu qua kẽ lá, qua cánh đồng, dòng sông. Trong câu thơ trên mặt trời chiếu qua mi sẽ tạo ra một cảm giác chói lòa như là ảo ảnh, ở đây tác giả dùng từ rực rỡ để miêu tả mặt trời.

Ấm nước reo lên khe khẽ

Bỗng trong lòng mẹ xốn xang [19 tr 123]

Lại thêm một hình ảnh thơ sinh động nữa, “ấm nước reo lên khe khẽ”, cũng với biện pháp nhân hóa hình ảnh ấm nước trở nên rất độc đáo. Từ khe khẽ chỉ một hành động phát ra âm thanh nhỏ, có thể là nói khe khẽ, đi khe

khẽ, làm khe khẽ…trong câu thơ trên là hình ảnh reo lên khe khẽ của ấm nước tạo cho ta một cảm giác rất bình dị và mới lạ.

Bà nhấp một ngụm rồi “khà”

Nắng trong nước chè chan chát [19 tr 225]

Từ chan chát chỉ vị của nước chè nhưng ở đây Xuân Quỳnh rất độc đáo khi đan lồng hình ảnh của nắng cùng với hình ảnh của bình chè, nắng cũng chan chát như nước chè, hai hình ảnh như đan lồng, hòa quyện vào nhau rất sinh động.

Có thể thấy được tác dụng tích cực của từ láy trong việc xây dựng hình ảnh thơ, nó giúp cho hình ảnh thơ trở nên phong phú, độc đáo và sinh động hơn. Xuân Quỳnh đã rất thành công khi sử dụng từ láy để miêu tả nhiều hình ảnh độc đáo.

KẾT LUẬN

Từ láy có một vai trò quan trọng của từ tiếng Việt, nó góp phần tạo sự phong phú cho vốn từ tiếng Việt. Bên cạnh đó từ láy còn có vai trò quan trọng trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca thì từ láy càng được sử dụng nhiều, việc sử dụng từ láy trong các tác phẩm thơ đã trở thành một đặc trưng riêng, một phong cách riêng của thơ ca.

Nghiên cứu đề tài từ láy trong thơ Xuân Quỳnh chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Từ láy trong thơ Xuân Quỳnh chiếm một số lượng khá lớn, với 100 bài thơ có sự xuất hiện 388 lần của 217 từ láy.

Từ láy bậc một chiếm một số lượng lớn, mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của từ láy tiếng Việt với 216, trong đó từ láy hoàn toàn có 37 từ chiếm 17 % tổng số từ láy trong tuyển thơ, từ láy bộ phận có 179 từ chiếm 82,5 %.

Từ láy bậc hai chiếm số lượng rất ít, chỉ với 1 từ trên tổng số 217 từ láy trong tuyển thơ, chiếm tỉ lệ 0,5 %.

Từ loại của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh cũng khá phong phú, gồm tính từ, danh từ, động từ, phụ từ. Tính từ chiếm số lượng lớn nhất với 156 từ chiếm 71,9 % tổng số từ láy, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là phụ từ, chỉ với 4 từ chiếm tỉ lệ 1,8 %, danh từ cũng rất ít, với 8 từ chiếm tỉ lệ 3,7 %, động từ có số lượng tương đối nhiều, với 49 từ chiếm 22,6 %.

Trong thơ Xuân Quỳnh từ láy đã mang lại những giá trị và vai trò to lớn. Từ láy có giá trị biểu đạt trong việc thể hiện khát khao tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và con người của chính tác giả, bên cạnh đó còn thể hiện được nội tâm của người phụ nữ một cách rất tinh tế và sâu sắc.

Từ láy cũng có giá trị tượng thanh, tượng hình và gợi ý một cách tinh tế và sinh động. Bên cạnh đó nó còn có những tác dụng tích cực trong việc tạo

nhạc tính và hình ảnh sinh động cho thơ. Ngoài ra từ láy trong thơ Xuân Quỳnh còn có giá trị biểu cảm và giá trị tạo phong cách, những giá trị phong phú của từ láy đã có tác dụng to lớn làm nên thành công của thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi sử dụng từ láy một cách hợp lý vào trong thơ của mình, từ láy đã góp phần tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật cho thơ ca, tạo ra những hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phong phú và sinh động nhất để cuốn hút người đọc.

Để thực hiện khóa luận này, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Cận- Phan Thiều (1983), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Ngô Viết Dinh (tuyển chọn và biên tập), (2003), Đến với thơ Xuân Quỳnh, NXB Thanh niên.

8. Ngân Hà (tuyển chọn và biên tập) (2003), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, NXB Văn hóa_thông tin.

9. Nguyễn Thị Thanh Hà, (2002), Hiện tượng láy với việc tạo tính nhạc trong thơ ca, Tạp chí ngôn ngữ, số 5, tr 59-64.

10. Hoàng Văn Hành, (chủ biên), (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục.

11. Hoàng Văn Hành (2008), Từ láy trong tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.

12. Đinh Trọng Lạc- Bùi Minh Toán (1994), Tiếng Việt (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Hồ Lê, (1976), Vấn đề cấu tạo từ Tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Long (chủ biên), (2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập 2, NXB Đại học Sư phạm.

16. Vân Long (sưu tầm và tuyển chọn) (2011), Xuân Quỳnh Thơ và đời, NXB Văn học.

17. Hoàng Phê, (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

18. Lưu Khánh Thơ- Đông Mai (tuyển chọn), (2003), Xuân Quỳnh- cuộc đời và tác phẩm, NXB Phụ nữ.

19. Lưu Khánh Thơ, (2011), Tuyển thơ Không bao giờ là cuối, NXB Hội nhà văn.

20. Tạ Thị Toàn, (2007), Bài giảng Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐHSP Đà Nẵng.

21. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài... 2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 8

4. Phương pháp nghiên cứu ... 8

5. Bố cục của khóa luận... 8

NỘI DUNG ... 9

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ... 9

1.1. Khái quát chung về từ tiếng Việt ... 9

1.1.1. Khái niệm từ ... 9

1.1.2. Các kiểu từ Tiếng Việt ... 9

1.1.2.1.Từ đơn ... 9

1.1.2.2. Từ phức... 10

1.2. Từ láy trong Tiếng Việt ... 11

1.2.1 Khái niệm từ láy ... 11

1.2.2 Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt... 12

1.2.2.1 Đặc điểm về mặt ngữ âm... 12

1.2.2.2 Đặc điểm về mặt ngữ nghĩa ... 13

1.2.3 Cơ sở phân loại từ láy ... 15

1.3 Xuân Quỳnh thơ và đời... 16

1.3.1 Cuộc đời Xuân Quỳnh ... 16

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác ... 17

1.3.3 Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh ... 18

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI TỪ LÁY TRONG THƠ XUÂN QUỲNH ... 20

2.1 Khảo sát thống kê ... 20

2.1.2 Số lượng và tần số xuất hiện của từ láy ... 20

2.2 Phân loại từ láy ... 25

2.2.1 Phân loại từ láy theo cấu tạo ngữ âm ... 25

2.2.2.1.Từ láy bậc một... 25

2.2.1.2 Từ láy bậc hai ... 31

2.2.2 Phân loại từ láy theo từ loại... 31

2.2.2.1 Danh từ ... 32

2.2.2.2 Động từ ... 33

2.2.2.3 Tính từ ... 33

2.2.2.4 Phụ từ ... 34

2.2.3 Phân loại từ láy về mặt ngữ nghĩa... 34

2.2.3.1 Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn... 35

2.2.3.2 Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu ... 36

2.2.3.3. Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa 38 CHƯƠNG III: VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA TỪ LÁY TRONG... 40

THƠ XUÂN QUỲNH ... 40

3.1 Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh ... 40

3.1.1 Từ láy thể hiện khát khao tình yêu mãnh liệt ... 40

3.1.2 Từ láy thể hiện nội tâm người phụ nữ ... 43

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 55)