Phân loại từ láy theo từ loại

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 31)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.2Phân loại từ láy theo từ loại

Qua việc khảo sát từ láy theo từ loại trong 100 bài thơ in trong tuyển thơ

đó giúp cho lời thơ có sự linh hoạt, hình ảnh thơ phong phú và nhiều màu sắc hơn.

Bảng 2.2.2: Phân loại từ láy theo từ loại

STT Từ loại Số lượng Tỉ lệ 1 Danh từ 8 3.7 % 2 Động từ 49 22,6 % 3 Tính từ 156 71,9 % 4 Phụ từ 4 1,8 % 2.2.2.1 Danh từ

Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ vật (hiểu rộng, bao gồm cả người, động vật, thực vật, đồ vật, các chất, những khái niệm trừu tượng về vật tương đương với những thứ vừa kể) có thể đứng trước từ ấy, nọ…và thường giữ vai trò chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.” [6 tr 269].

Từ láy thuộc loại danh từ trong thơ Xuân Quỳnh chiếm tỉ lệ không lớn, với tổng số 217 từ láy nhưng từ láy danh từ chỉ có 8 từ, chiếm tỉ lệ 3,7 %.

Ví dụ:

Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới Trời bão lên rồi mày ở đâu? [19 tr180] Khi nào lớn tao lái xe sang Trung Quốc …Sang Liên Xô – đi khắp nơi nơi [19 tr 126]

Như bạn bè, như khách Xuân vừa lạ vừa quen [19 tr 174]

2.2.2.2 Động từ

“Động từ có nghĩa khái quát chỉ hành động (hiểu rộng, bao gồm các hoạt động vật lí – tâm lí – sinh lí), có thể đứng sau từ hãy và thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu.”[ 6 tr 271].

Trong 217 từ láy trong tuyển thơ Không bao giờ là cuối thì có 49 từ láy thuộc từ loại động từ, đây cũng là một số lượng từ láy không nhỏ. Từ láy động từ sẽ tạo cho người đọc những vần thơ sinh động hơn, lời thơ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.

Ví dụ:

Cuộc đời tôi có cát chở che

Khi đánh giặc cát lại làm công sự [19 tr 145] Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa [19 tr 91] Liễu ven hồ buông dài lưu luyến

Có gì như không liên quan [19 tr 172]

2.2.2.3 Tính từ

“Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể đứng sau từ rất và thường làm vị ngữ hay định ngữ trong câu.” [ 6 tr 272]

Trong tuyển thơ Không bao giờ là cuối, từ láy thuộc từ loại tính từ chiếm số lượng khá lớn, với 156 từ chiếm tỉ lệ 71,9 %. Với số lượng từ láy tính từ khá nhiều đã góp phần tạo nên sự đa dạng về mặt ngôn từ và phong phú về hình ảnh thơ.

Ví dụ:

Nhưng em ơi tiếng hát

Nên ít ai để ý sắc từng bông

Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ [19 tr 187] Biết bao giờ em trở nên tốt được Vì khi già tay còn vụng về hơn [19 tr 201]

2.2.2.4 Phụ từ

“Phụ từ là những từ chuyên làm thành tố phụ cho danh từ (những, các, một, mọi, mỗi, từng…) và làm thành tố phụ cho vị từ (vẫn, cứ, vừa, đã, rồi…). Một số phụ từ có thể đứng một mình làm câu trả lời.” [6 tr 273]

Từ láy thuộc từ loại phụ từ trong tuyển thơ Không bao giờ là cuối chiếm số lượng không dáng kể, với 4 từ chiếm tỉ lệ 1,8 %.

Ví dụ:

Lòng ta như cánh đồng Màu xanh là mãi mãi [19 tr 173]

Giấu bao điều chỉ có dòng sông

Như màu mắt của anh xa biền biệt [19 tr 59]

Sự đa dạng về từ loại của từ láy đã phần nào tăng tính sinh động cho hình ảnh thơ, giúp người đọc cảm nhận ý thơ một cách sâu sắc hơn, đồng thời cũng góp phần tăng giá trị nghệ thuật ngôn từ cho thơ ca.

2.2.3 Phân loại từ láy về mặt ngữ nghĩa

Việc phân loại từ láy về mặt ngữ nghĩa khó khăn hơn so với việc phân loại từ láy về mặt ngữ âm. Có rất nhiều cách phân loại khác nhau mà các tác giả đã đưa ra.

Bảng 2.2.3: Phân loại từ láy theo quan hệ ngữ nghĩa

Tiêu chí phân loại

Từ láy biểu trưng hóa ngữ

âm giản đơn

Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu

Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên

biệt hóa về nghĩa

Số lượng 24 135 58

Tỉ lệ 11% 62,3 % 26,7 %

2.2.3.1 Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn

Từ láy thuộc nhóm này bao gồm những từ thuộc nhiều từ loại khác nhau, nhưng đều có một nét chung là mô phỏng âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy”. [11 tr 74]

Dựa trên phương diện ngữ nghĩa có thể chia từ láy thuộc nhóm này thành hai loại:

Loại thứ nhất gồm những từ láy là từ tiếng vang, mô phỏng trực tiếp âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy.

Ví dụ: Xình xịch (tiếng tàu hỏa), sột soạt (tiếng vải áo quần cọ xát), leng keng (tiếng chuông)…

Loại thứ hai cũng là từ tiếng vang nhưng đã được chuyển nghĩa theo phép hoán dụ, được dùng để biểu trưng cho bản thân sự vật, hiện tượng hay quá trình phát ra âm thanh mà từ mô phỏng.

Ví dụ: rì rào, rì rầm, xào xạc, rúc rích, lao xao, ríu rít…

Trong thơ Xuân Quỳnh từ láy phỏng thanh chiếm số lượng không lớn, chỉ với 24 từ trên tổng số 217 từ láy, chiếm tỉ lệ 11 %.

Bảng thống kê từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn 1.Ào ạt 13.Rì rào 2.Ầm ầm 14.Ríu ra ríu rít 3.Bập bùng 15.Ríu rít 4.Khanh khách 16. Rúc rích 5.Lao xao 17.Sàn sạt

6.Leng keng 18.Sột soạt

7.Nức nở 19.Thầm thì

8.Nườm nượp 20.Thầm thĩ

9.Om sòm 21.Thì thầm

10.Quang quác 22.Xào xạc

11.Rào rào 23.Xình xịch

12.Rầm rầm 24.Xôn xao

2.2.3.2 Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu

Đó là những từ như: lang thang, bâng khuâng, mênh mông, chuồn chuồn, châu chấu…

“Đặc điểm của những từ này là không thấy (hoặc không còn thấy) tiếng gốc, và cả từ láy được nhận thức như một chỉnh thể” [11 tr 78]

Quan hệ âm - nghĩa của các từ này là quan hệ võ đoán, những từ này không xác định được tiếng gốc nhưng về mặt cấu tạo từ vẫn có sự hòa phối ngữ âm, và được cách điệu hóa nên có giá trị gợi tả và biểu cảm.

Việc xác định nghĩa của các từ láy thuộc loại này gặp nhiều khó khăn. Nếu căn cứ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng với hiện thực khách quan thì có thể chia thành hai nhóm.

Nhóm thứ nhất gồm những từ chỉ sự vật: chuồn chuồn, châu chấu…

Nhóm thứ hai gồm những từ biểu thị thuộc tính (tính chất, quá trình, trạng thái): bâng khuâng, lang thang, mênh mang…

Từ láy loại này chiếm một số lượng khá lớn trong tiếng Việt. Trong thơ Xuân Quỳnh những từ láy thuộc loại này chiếm số lượng khá nhiều, với 135 từ trên tổng số 217 từ láy, chiếm 62,3 %

Bảng thống kê từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu

1.Âm thầm 15.Cỏn con 29.Êm đềm 43.Lặng lẽ 2.Bàng hoàng 16.Cồ cộ 30.Gập ghềnh 44.Lầm lụi 3.Bát ngát 17.Cồn cào 31.Gian nan 45.Lấm tấm 4.Biền biệt 18.Da diết 32.Giăng giăng 46.Lấp lánh 5.Bộn bề 19.Dãi dầu 33.Giâu gia 47.Le lói 6.Bồi hồi 20.Dạt dào 34.Hóm hỉnh 48.Lẻ lo 7.Bỡ ngỡ 21.Day dứt 35.Hối hả 49.Linh tinh 8.Bơ vơ 22.Dằng dặc 36.Hồi hộp 50.Loang loáng 9.Chắt chiu 23.Dặt dìu 37.Im lìm 51.Loay hoay 10.Châu chấu 24.Dịu dàng 38.Khao khát 52.Lộng lẫy 11.Chi chít 25.Dữ dội 39.Khát khao 53.Lồng lộng 12.Chênh vênh 26.Đăm đắm 40.Khắc khoải 54.Lớp lớp 13.Chơ vơ 27.Đâu đâu 41.Lang thang 55.Lung lay 14.Chuồn chuồn 28.Đầm ấm 42.Lay lắt 56.Lung tung

57.Luôn luôn 76.Nhấp nhô 95.Rực rỡ 117.Trăn trở 58.Lưu luyến 77.Nhộn nhịp 96.Sặc sỡ 118.Trằn trọc 59.Mãi mãi 78.Nhột nhạt 97.Sặc sụa 119.Trập trùng 60.Mải miết 79.Nhởn nhơ 98.Sôi nổi 120.Triền miên

61.Mau mau 80.Nô nức 99.Tảo tần 121.Trơ trọi

62.Màu mỡ 81.Nôn nao 100.Tần ngần 122.Uyển Chuyển 63.Mấp mô 82.Nồng nàn 101.Tần tảo 123.Vằng vặc 64.Mênh mang 83.Nơi nơi 102.Tha thiết 124.Vẩn vơ 65.Miên man 84.Phảng phất 103.Thanh thản 125.Vất vả 66.Mênh mông 85.Phơ phất 104.Thao thiết 126.Viễn vông 67.Mông mênh 86.Quây quần 108.Thắm thiết 127.Vĩnh viễn 68.Nao nao 87.Rải rác 109.Thấp thoáng 128.Vội vã 69.Náo nức 88.Rã rời 110.Thiết tha 129.Vời vợi 70.Ngạt ngào 89.Rạo rực 111.Thiu thiu 130.Vu vơ 71.Ngẩn ngơ 90.Roi rói 112.Thôi thúc 131.Vun vút 72.Ngập ngừng 91.Rón rén 113.Thờ ơ 132.Xao xuyến 73.Ngổn ngang 92.Rộn ràng 114.Tít tắp 133.Xăm xăm 74.Ngờ ngợ 93.Rung rinh 115.Tơi tả 134.Xốn xang 75.Nham nhở 94.Rung rung 116.Túm tụm 135.Xúm xít

2.2.3.3. Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa

Đó là những từ như: đất đai, nho nhỏ, gọn gàng, lạ lùng…

Sự chuyên biệt hóa về nghĩa của những từ trên phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Nghĩa của tiếng gốc

- Nghĩa của khuôn vần được kết hợp vào tiếng láy

“Cơ cấu nghĩa của những từ láy đang xét rất đa dạng và tinh tế. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể giải thích được đến một mức độ nào đấy nhờ vào nghĩa của tiếng gốc và kiểu cấu tạo (thể hiện ở cách hòa phối ngữ âm và ngữ nghĩa) của từ.” [11 tr 97].

Từ láy loại này trong thơ Xuân Quỳnh có số lượng tương đối nhiều với 58 từ trên tổng số 217 từ láy trong tuyển thơ, chiếm 26,7 %

Bảng thống kê từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa

1.Bạn bè 16.Gặp gỡ 31.Mới mẻ 46.Phá phách

2.Bè bạn 17.Gần gũi 32.Mượt mà 47.Run rẩy

3.Bé bỏng 18.Gìn giữ 33.Nặng nề 48.Sạch sẽ

4.Bụi bặm 19.Giục giã 34.Ngắn ngủi 49.Sung sướng

5.Bướng bỉnh 20.Gọn gàng 35.Nghịch ngợm 50.Thiệt thòi 6.Chan chát 21.Khe khẽ 36.Ngọt ngào 51.Thưa thớt 7.Chắc chắn 22.Khó khăn 37.Ngột ngạt 52.Tim tím

8.Che chở 23.Lạ lùng 38.Nhăn nhó 53.Tối tăm

9.Choáng váng 24.Lo lắng 39.Nho nhỏ 54.Trẻ trung

10.Chói chang 25.Mạnh mẽ 40.Nhỏ nhắn 55.Vội vã

11.Chở che 26.Mặn mòi 41.Nhỏ nhen 56.Vỗ về

12.Của cải 27.Mất mát 42.Nhỏ nhoi 57.Vụng về

13.Đau đớn 28.Mịn màng 43.Nhọc nhằn 58.Xa xôi

14.Đất đai 29.Mỏng manh 44.Nhức nhối 15.Gắt gao 30.Mỏng mảnh 45.Ồn ào

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

3.1 Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh 3.1.1 Từ láy thể hiện khát khao tình yêu mãnh liệt 3.1.1 Từ láy thể hiện khát khao tình yêu mãnh liệt

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường. Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc của tình yêu và cuộc đời.

Riêng thơ tình yêu - mảng đặc sắc của hồn thơ Xuân Quỳnh, tính điệu của thơ bao giờ cũng sôi nổi, mãnh liệt mà tự nhiên, chân thành, đằm thắm của một trái tim phụ nữ trong tình yêu, tình yêu với nhà thơ là cái đẹp, cái cao quý.

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là thứ gia vị chính tạo nên phong cách cho thơ bà, khi nhắc đến Xuân Quỳnh thì người ta nghĩ đến một nhà thơ của tình yêu, giọng thơ tình nồng nàn, say đắm. Thơ tình yêu của bà mang một màu sắc rất riêng, đó là một thứ tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc, vừa nồng nàn, da diết, say đắm nhưng có lúc rất nhẹ nhàng và tinh khôi. Vì thế đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu cũng như là hiểu được tâm hồn nhà thơ.

Từ láy trong thơ Xuân Quỳnh có rất nhiều tác dụng, nó thể hiện từng cung bậc cảm xúc của tình yêu, những khoảnh khắc và tâm trạng vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ trong tình yêu.

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền [19 tr 15] Chỉ có thuyền mới hiểu

Hình ảnh thuyền, biển và những con sóng xuất hiện khá nhiều trong thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ coi đây là những biểu tượng của tình yêu, thuyền và biển luôn gắn kết, song hành cùng nhau. Bốn câu thơ trên được tác giả miêu tả với những cảm xúc của tình yêu, tình yêu của thuyền và biển lúc nào cũng đong đầy, dạt dào và vô tận. Chỉ với bốn câu thơ nhưng Xuân Quỳnh đã khắc họa được nhiều cảm xúc, nhiều cung bậc của tình yêu, cũng có khi giận hờn vu vơ nhưng cuối cùng cũng trở về bên nhau vì chỉ có thuyền mới hiểu được lòng biển. Hai từ ào ạtmênh mông có tính chất tượng hình, tượng thanh giúp chúng ta hình dung được sự bao la hùng vĩ của biển, và đó cũng là cách tác giả định nghĩa về tình yêu, tình yêu đối với Xuân Quỳnh không bao giờ vơi cạn giống cũng như lòng biển vậy, lúc nào cũng đong đầy.

Dữ dội và dịu êm

Ồn àolặng lẽ

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ [19 tr 20]

Bốn câu thơ nằm trong bài thơ tình đã quá nổi tiếng đối với những người yêu thơ Xuân Quỳnh nói riêng và yêu thơ tình nói chung, bài thơ Sóng. Có thể nói bài thơ này đã cho chúng ta những cảm xúc rất đặc biệt về tình yêu, chỉ với mấy dòng thơ ngắn gọn mà tác giả đã định nghĩa được từng cung bậc cảm xúc của tình yêu, tình yêu ở đây không chỉ là nỗi nhớ nhung, khắc khoải mà còn là sự dâng trào mãnh liệt.

Từ dữ dội thể hiện một điều gì đó rất mạnh mẽ và quyết liệt, ở đây tác giả miêu tả những con sóng biển cuộn trào mạnh mẽ nhưng cũng cho ta một cảm xúc tình yêu dâng trào đến đỉnh cao, đó là một cảm xúc mãnh liệt của một trái tim yêu cuồng nhiệt. Xuân Quỳnh là thế, tình yêu của bà lúc nào cũng cuồng nhiệt dâng trào, ồn àolặng lẽ là hai cung bậc khác nhau của tình yêu, có

lúc cuồng nhiệt nhưng cũng có khi cần một khoảng lặng nhất định. Cũng như những con sóng vậy không phải lúc nào sóng cũng hiền hòa mà có những lúc vô cùng dữ dội. Bồi hồi thể hiện sự mong chờ, hồi hộp xen lẫn sự lo âu, có lẽ tâm trạng này chỉ có ở những người phụ nữ đang yêu.

Nghe thao thiết những lời gió hát

Suốt đêm dài mũi đất chẳng nguôi yên [19 tr 47] Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn [19 tr 51] Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa [19 tr 90]

Bài hát nói về bao điều khao khát

Vẫn tình yêu muôn thuở tự ngày xưa [19 tr 75]

Những từ da diết, cồn cào, thao thiết, khát khao đều là những từ thể hiện tâm trạng của người đang yêu, sự nhớ nhung, mong ngóng xen lẫn nỗi khao khát được đón nhận sự yêu thương của người mình yêu, đó là những cảm xúc đặc biệt của tình yêu.

Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, là sự phát triển cao nhất của tình cảm con người, đó là thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Tình yêu cũng là đề tài muôn thuở mà các nhà văn, nhà thơ từ trước đến nay luôn luôn tìm kiếm và muốn có cho riêng mình một định nghĩa, nhưng tình yêu là một điều gì đó rất thiêng liêng và khó nắm bắt, chưa có ai có thể định nghĩa tình yêu một cách chính xác nhất và cũng không có định nghĩa duy nhất nào cho tình yêu. Xuân Quỳnh cũng vậy, bà luôn cảm thấy tình yêu vô cùng rộng lớn mà trái tim mình thì quá nhỏ hẹp nên trong con tim nhỏ bé của mình bà luôn thường trực một khát khao, một ước muốn được chiếm hữu mọi thứ.

Những từ láy xuất hiện trong những câu thơ trên cho ta một cảm nhận sâu sắc từng cung bậc của tình yêu. Những cảm xúc yêu đó xuất phát từ một trái tim yêu dạt dào của chính tác giả.

3.1.2 Từ láy thể hiện nội tâm người phụ nữ

Một điểm đáng trân trọng nữa đối với con người và thơ Xuân Quỳnh đấy là vẻ đẹp nữ tính. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Xuân Quỳnh luôn có sự xuất hiện hình ảnh những người vợ, người mẹ với một tâm hồn mẫn cảm, hồn hậu nhân ái và chịu thương chịu khó. Tâm hồn người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh là một vẻ đẹp xuất phát từ chính tâm hồn bà, một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống, với tình yêu, thế giới nội tâm của người phụ nữ trong thơ rất phong phú, Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi khắc họa những nét đẹp thuần khiết của tâm hồn người phụ nữ vào trong thơ của mình.

Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng

Qua ánh mắt hiểu điều mong ngóng

Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay [19 tr 64]

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 31)