Giá trị sử dụng của từ láy

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 49)

5. Bố cục của khóa luận

3.2Giá trị sử dụng của từ láy

3.2.1 Giá trị gợi tả

Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị. Đó thường là những từ láy tượng thanh, tượng hình như: xào xạc, ầm ầm, lung lay, mênh mông, phơ phất…Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng.

Những hình thái biểu hiện chủ yếu của giá trị gợi tả của từ láy là giá trị tượng thanh, giá trị tượng hình và giá trị gợi ý.

- Giá trị tượng thanh

Giá trị tượng thanh thể hiện đặc biệt rõ ở các phỏng thanh, trong các từ này mối tương quan âm - nghĩa mang tính chất tự nhiên, đó là sự mô phỏng gần đúng âm thanh tự nhiên. Sự mô phỏng này là dạng đơn giản nhất của sự biểu trưng hóa ngữ âm. Mối tương quan âm- nghĩa trong từ phỏng thanh là mối tương quan trực tiếp nhưng không vì thế mà giá trị gợi tả bị mất đi mà do từ láy phỏng thanh trong tiếng Việt chịu sự chi phối của quy tắc điệp và đối, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên những từ này có khả năng miêu tả âm thanh tự nhiên một cách rất tinh tế.

Từ láy tượng thanh trong thơ Xuân Quỳnh cũng có số lượng tương đối lớn và nó cũng không nằm ngoài tác dụng là tạo nên những âm thanh phong phú, có tác dụng tạo cho những vần thơ thêm phần sinh động.

Lấy ví dụ một số từ láy phỏng thanh trong thơ Xuân Quỳnh như: khanh khách, leng keng, quang quác, rào rào, rầm rầm, ríu rít, xình xịch…đây là những từ láy tượng thanh mô phỏng gần đúng với âm thanh tự nhiên.

Khanh khách: mô tả tiếng cười.

Một tiếng cười khanh khách

Từ phòng múa vọng sang [19 tr 13] Leng keng: mô phỏng tiếng chuông .

Tàu điện leng keng phố phường vang động

Nhịp trái tim dồn theo tiếng bánh xe quay… [19 tr 133] Quang quác: tiếng gà, vịt kêu

Tiếng gạo vo sàn sạt

Vịt gà kêu quang quác [19 tr 114] Rào rào: tiếng mưa rơi.

rào rào nước rơi

Hay một cánh chim bay [19 tr 40]

Rầm rầm: mô tả tiếng súng bắn, tiếng đá rơi, tiếng bước chân mạnh. Nghe rầm rầm như triệu bước chen nhau

Khi biển động đại dương gầm thét [19 tr 154] Ríu rít: tiếng chim kêu.

Nghe ríu rít tiếng chim buổi sáng Như những tiếng vui cười các bạn [19 tr 112] Xình xịch: mô tả tiếng đoàn tàu hỏa chạy.

Tôi đã nghe tiếng bánh xe xình xịch

Tất cả những từ láy phỏng thanh trên mang đến cho người đọc cảm giác vui tai như đang nghe chính những âm thanh tự nhiên vậy. Có thể nói những từ láy phỏng thanh có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra âm thanh để người đọc có thể cảm nhận được một cách thật nhất.

Như vậy, giá trị tượng thanh của những từ trên thể hiện ở khả năng mô phỏng, hay gợi tả một cách tinh tế, hài hòa âm thanh tự nhiên trong sự đa dạng về âm điệu, âm sắc của nó.

Từ láy tượng thanh trong thơ Xuân Quỳnh cũng đã tạo cho người đọc những hiệu ứng âm thanh tự nhiên sinh động, phong phú, người đọc có thể cảm nhận những âm thanh đó qua những vần thơ của bà.

- Giá trị tượng hình, gợi ý

“Giá trị tượng hình là là hình thái biểu hiện cao và tinh tế của sự biểu trưng hóa ngữ âm” [11 tr 135]. Vì thế việc xác định từ láy tượng hình phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên từ láy tượng hình không phải là không có mà còn chiếm một số lượng không nhỏ trong hệ thống từ láy tiếng Việt. Từ láy tượng hình không mô phỏng tiếng động của một sự vật nào đó nhưng nó vẫn có sự tương quan giữa âm và nghĩa, khi được cách điệu hóa, nó biểu hiện dưới hình thái biểu trưng hóa ngữ âm, khiến cho từ láy có khả năng gợi ý, gợi hình.

Từ láy tượng hình trong thơ Xuân quỳnh rất phong phú, tạo nên những hình ảnh sinh động. Có thể liệt kê một số từ láy tượng hinh như: dằng dặc, chênh vênh, lung lay, lấm tấm, mênh mông, lấp lánh, mỏng manh, ngổn ngang, nhấp nhô, mấp mô, thưa thớt, trập trùng, thăm thẳm…

Tác dụng của từ láy tượng hình là gợi hình ảnh, giúp chúng ta có thể hình dung, tưởng tượng được sự vật, hiện tượng được nói đến trong thơ. Với những từ tượng hình trên ta có thể cảm nhận được những hình ảnh mà chúng gợi đến.

Từ mênh mông chỉ về một không gian rộng lớn mà không thể định hình được, từ mênh mông xuất hiện trong các câu thơ còn cho ta một cảm giác mông lung khó tả. Từ nhấp nhô tạo cho ta một cảm giác có sự chuyển động lên xuống nhẹ nhàng, đều đặn. Từ lung lay cũng chỉ sự chuyển động qua lại nhưng rất nhẹ nhàng. Mấp mô gợi lên hình ảnh sự vật không bằng phẳng mà có sự gồ ghề. Nói chung các từ láy tượng hình đều có tác dụng gợi hình, thể hiện được khả năng quan sát của tác giả trước những sự vật, hiện tượng, làm cho hình ảnh thơ trở nên cụ thể và sinh động hơn.

Những từ láy tượng hình trên, bên cạnh tạo hình ảnh thơ sinh động thì cũng góp phần tạo cho người đọc một cảm nhận một cái nhìn rõ nét hơn về ý thơ và dễ thâm nhập và nắm bắt mạch thơ. Bên cạnh đó từ láy tượng hình giúp người đọc có thể nhìn thấy được, cảm nhận được những hình ảnh thơ mà tác giả muốn nói đến. Trong sáng tác văn học, đặc biệt là thơ ca các nhà thơ thường sử dụng nhiều từ láy tượng hình để người đọc có thể hình dung được những hình ảnh thơ một cách rõ ràng và sinh động, đồng thời cũng thể hiện được cảm nhận của tác giả thông qua những hình ảnh đó.

Từ láy là loại từ mang tính đặc sắc, nó có tính gợi tả, tạo hình ảnh sinh động cho vấn đề được miêu tả, chúng có ưu thế trong việc khắc hoạ hành động, hình

dáng, màu sắc, đặc điểm, âm thanh của đối tượng được miêu tả. Bên cạnh giá trị

tượng thanh và tượng hình thì từ láy còn có giá trị gợi ý. Từ láy là từ loại mang đặc điểm sắc thái hóa ý nghĩa cao, mỗi từ láy chứa đựng một giá trị sử dụng, ngoài giá trị tượng thanh và tượng hình được thể hiện một cách rõ nét thì còn có giá trị gợi ý. Khi từ láy xuất hiện mối tương quan giữa âm của từ láy với sự vật mà từ đó chỉ ra, chính mối tương quan này sẽ tạo ra giá trị gợi ý của từ. Mối tương quan âm - nghĩa của từ láy khi được cách điệu, nó được biểu hiện dưới hình thái biểu trưng hóa ngữ âm, tạo khả năng gợi ý, gợi hình cho từ láy. Trong việc sáng tác thơ ca các nhà thơ thường tận dụng sự có mặt

của từ láy để làm rõ ý ngĩa của lời thơ, có thể do thơ là thể loại kiệm chữ nhưng ý nghĩa cần chuyển tải đến người đọc thì rất phong phú nên từ láy càng có tác dụng to lớn trong việc gợi hình, gợi ý cho thơ.

3.2.2 Giá trị biểu cảm

“Giá trị biểu cảm của từ là khả năng diễn đạt thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với sự vật hay thuộc tính do từ biểu thị và cũng là khả năng khơi dậy ở người nghe một thái độ đánh giá hay sự thể hiện tình cảm tương ứng” [11 tr 137]. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, sự cảm nhận những từ láy có tính biểu cảm tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Từ láy mang tính biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú, tạo cho lời thơ trở nên sinh động và mang nhiều cảm xúc hơn. Không thể phủ vai trò quan trọng của từ láy biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh, nó đã giúp người đọc dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của bài thơ cũng như nắm bắt được nội tâm của thi sĩ.

Từ láy biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh chiếm số lượng khá lớn, liệt kê một số từ tiêu biểu: âm thầm, bàng hoàng, bồi hồi, bướng bỉnh, chói chang, gắt gao, đầm ấm, đau đớn, dịu dàng, hồi hộp, lưu luyến, khắc khoải, lo lắng, xao xuyến…

Những từ láy trên có tác dụng biểu cảm, tạo cảm xúc cho người đọc, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng của tác giả gửi gắm vào thơ. Những từ láy biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú, tạo cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Những từ biểu cảm có tính chất mạnh như

bàng hoàng, bướng bỉnh, chói chang, gắt gao, đau đớn…Những từ mang nét biểu cảm nhẹ như đầm ấm, dịu dàng, lưu luyến, xao xuyến…

Từ láy có tính chất gợi tả và biểu cảm cao, từ láy được sử dụng trong thơ cũng không nằm ngoài mục đích mang lại giá trị biểu cảm cho thơ ca, vì thơ là thể loại lời ít nhưng gợi nhiều cho nên từ láy là công cụ đắc lực nhất cho

các nhà thơ trong công việc sáng tác. Những từ láy biểu cảm phần nào đã tạo được cảm xúc trong lòng người đọc và để người đọc dễ dàng đồng cảm với nhà thơ.

3.2.3 Giá trị tạo phong cách

“Nói đến giá trị tạo phong cách của từ là nói đến phạm vi quen dùng hay sự thích ứng của từ trong một phong cách nào đó đã được định hình như một đặc trưng, một màu sắc riêng của từ được sử dụng” [11 tr 139].

Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của người sáng tác.

Giá trị tạo phong cách hay còn gọi là màu sắc phong cách của từ. Tùy vào từng phong cách sáng tác mà từ láy xuất hiện nhiều hay ít. Với phong cách chính luận thì từ láy xuất hiện với tỉ lệ thấp, còn với phong cách nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca thì từ láy có một tác dụng to lớn. Đối với thơ ca từ láy không chỉ là phương tiện cấu tạo từ để tạo nên lời thơ mà nó còn là điểm nhấn trong một bài thơ, làm cho lời thơ phong phú, giàu hình ảnh, âm thanh và màu sắc. Vì vậy trong sáng tác thơ ca việc sử dụng từ láy được các nhà thơ sử dụng như một phương tiện tạo hình đắc lực. Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng như bao nhà thơ khác, cũng tận dụng tối đa tác dụng của từ láy vào thơ ca của mình. Có thể nói không có loại từ nào lại có tác dụng tạo hình đắc lực như từ láy, vì thế việc sử dụng từ láy trong sáng tác thơ ca là một cách tối ưu nhất để tạo hình ảnh, âm thanh, tính biểu cảm cho lời thơ, đây cũng là những yếu tố quan trọng nhất để một bài thơ dễ đi vào lòng người. Trong tất cả các thể loại sáng tác văn học thì thơ ca là thể loại có sự xuất hiện của từ láy nhiều nhất, đó là đặc trưng phong cách thơ ca, và từ láy đã trở thành một công cụ đắc lực của các nhà thơ khi tạo ra những tác phẩm của mình. Có thể nhận thấy rõ trong thơ Xuân Quỳnh, chỉ với 100 bài thơ thì đã có sự xuất hiện của 217 từ láy.

Đối với Xuân Quỳnh, một nhà thơ với phong cách thơ tinh tế, nhẹ nhàng và sâu sắc, bà xây dựng những hình ảnh thơ phong phú về thiên nhiên, cuộc sống, con người, về tình yêu và đặc biệt là nội tâm con người. Do đó việc sử dụng từ láy trong sáng tác cũng đượm chất lãng mạn, nhẹ nhàng nhưng cũng sâu lắng và có phần triết lí, từ láy phần nào khắc họa được những nét đẹp của hình ảnh thơ.

Việc sử dụng từ láy trong thơ Xuân Quỳnh đã mang lại nhiều giá trị tích cực, bên cạnh những giá trị đã nêu trên thì giá trị tạo phong cách cũng đóng một vai trò to lớn đối với các tác phẩm thơ. Phần lớn những từ láy trong thơ Xuân Quỳnh đều góp phần làm tăng vẻ đẹp của hình ảnh thơ, làm cho ngôn ngữ thơ trở nên trau chuốt, thanh thoát hơn đồng thời giúp người đọc dễ cảm nhận được hồn thơ. Những từ láy như mênh mông, mỏng manh, bát ngát, tha thiết, ngạt ngào, khao khát, da diết, rực rỡ, mãi mãi chiếm tần số xuất hiện lớn. Đó là những từ láy mang lại cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế, sâu lắng bên cạnh đó cũng có một số từ có số lần xuất hiện nhiều như bàng hoàng, đau đớn, hồi hộp… thể hiện được nội tâm con người. Đó là những đặc điểm trong phong cách thơ Xuân Quỳnh. Quả thật từ láy có một tác dụng kì diệu, nó xuất hiện trong câu thơ hay bài thơ nào thì cũng làm tăng giá trị và ý nghĩa của bài thơ đó.

3.3 Vai trò của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh 3.3.1 Tạo tính nhạc cho thơ 3.3.1 Tạo tính nhạc cho thơ

Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc” trong các bản nhạc âm thanh, chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca.

Đối với sáng tác thơ ca thì việc tạo nhịp điệu và hòa phối âm thanh là một sự cần thiết vì nó đóng vai trò chủ chốt để bài thơ trở nên nhịp nhàng, linh

hoạt và mang một dáng vẻ độc đáo. Âm hưởng chung của thơ Xuân Quỳnh là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu thơ chậm, thanh thoát, tinh tế, việc sử dụng từ láy trong thơ bà càng làm cho nhịp điệu thơ trở nên độc đáo và linh hoạt hơn. Xuân Quỳnh sử dụng nhiều thể thơ trong sáng tác của mình, phần lớn là thơ tự do, cho nên nhịp điệu thơ cũng có phần đa dạng hơn. Sự tương xứng về thanh điệu trong thơ đóng một vai trò quan trọng để tạo ra nhịp điệu của bài thơ. Sự tương xứng về âm thanh trong thơ ca thể hiện ở sự đối lập bằng – trắc, âm vực cao – thấp, từ đó tạo ra sự hòa phối âm thanh chặt chẽ. Từ láy trong thơ cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo ra nhịp điệu cho bài thơ. Đặc điểm của từ láy là có sự tương xứng về thanh điệu, phụ âm đầu và âm cuối, vì thế mỗi khi từ láy xuất hiện thì nó tạo cho người đọc một sự nhịp nhàng và sinh động trong mỗi câu thơ. Trong thơ Xuân Quỳnh từ láy cũng góp phần tạo nên nhịp điệu và âm thanh, Mỗi câu thơ, bài thơ có sự xuất hiện của từ láy thì dường như có một sự ngân vang, nhộn nhịp.

Thơ Xuân Quỳnh không có một thể thơ nhất định mà bà sáng tác chủ yếu là thể thơ tự do cho nên nhịp thơ có sự phong phú và không bị bó hẹp. Bà không chú trọng đến niêm luật nhưng điều đó không làm cho bài thơ trở nên trúc trắc mà ngược lại làm cho giọng thơ càng trở nên nhẹ nhàng.

Hạt phù sa trên bãi sông Hồng Đã nuôi ta từ những ngày bé bỏng

Tàu điện leng keng phố phường vang động Nhịp trái tim dồn theo tiếng bánh xe quay [19 tr 133]

Nhịp thơ trong đoạn thơ trên rất độc đáo, tiếng trong các câu thơ tăng dần, nhịp thơ theo đó cũng có sự thay đổi. Trong đoạn thơ trên xuất hiện từ láy

leng keng đã làm vang động cả một khoảng không - thời gian đang lắng đọng, tác giả đang hồi tưởng về quá khứ đẹp đẽ. Bên cạnh âm hưởng nhẹ nhàng của đoạn thơ, tiếng leng keng đã làm cho nhạc thơ trở nên rộn ràng, vui tươi hơn.

Không đủ chăn, trằn trọc suốt mùa đông Em nhớ anh chập chờn như ánh lửa [19 tr 108]

Hai câu thơ trên có sự đối xứng về nhịp điệu rất độc đáo, câu trên là bằng/ trắc/ bằng, bằng/ trắc/ trắc/ bằng/ bằng, câu dưới là bằng/ trắc/ bằng, trắc/

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 49)