5. Bố cục của khóa luận
3.2.2 Giá trị biểu cảm
“Giá trị biểu cảm của từ là khả năng diễn đạt thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với sự vật hay thuộc tính do từ biểu thị và cũng là khả năng khơi dậy ở người nghe một thái độ đánh giá hay sự thể hiện tình cảm tương ứng” [11 tr 137]. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, sự cảm nhận những từ láy có tính biểu cảm tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Từ láy mang tính biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú, tạo cho lời thơ trở nên sinh động và mang nhiều cảm xúc hơn. Không thể phủ vai trò quan trọng của từ láy biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh, nó đã giúp người đọc dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của bài thơ cũng như nắm bắt được nội tâm của thi sĩ.
Từ láy biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh chiếm số lượng khá lớn, liệt kê một số từ tiêu biểu: âm thầm, bàng hoàng, bồi hồi, bướng bỉnh, chói chang, gắt gao, đầm ấm, đau đớn, dịu dàng, hồi hộp, lưu luyến, khắc khoải, lo lắng, xao xuyến…
Những từ láy trên có tác dụng biểu cảm, tạo cảm xúc cho người đọc, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng của tác giả gửi gắm vào thơ. Những từ láy biểu cảm trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú, tạo cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Những từ biểu cảm có tính chất mạnh như
bàng hoàng, bướng bỉnh, chói chang, gắt gao, đau đớn…Những từ mang nét biểu cảm nhẹ như đầm ấm, dịu dàng, lưu luyến, xao xuyến…
Từ láy có tính chất gợi tả và biểu cảm cao, từ láy được sử dụng trong thơ cũng không nằm ngoài mục đích mang lại giá trị biểu cảm cho thơ ca, vì thơ là thể loại lời ít nhưng gợi nhiều cho nên từ láy là công cụ đắc lực nhất cho
các nhà thơ trong công việc sáng tác. Những từ láy biểu cảm phần nào đã tạo được cảm xúc trong lòng người đọc và để người đọc dễ dàng đồng cảm với nhà thơ.