Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 40)

5. Bố cục của khóa luận

3.1Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Xuân Quỳnh

3.1.1 Từ láy thể hiện khát khao tình yêu mãnh liệt

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường. Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc của tình yêu và cuộc đời.

Riêng thơ tình yêu - mảng đặc sắc của hồn thơ Xuân Quỳnh, tính điệu của thơ bao giờ cũng sôi nổi, mãnh liệt mà tự nhiên, chân thành, đằm thắm của một trái tim phụ nữ trong tình yêu, tình yêu với nhà thơ là cái đẹp, cái cao quý.

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là thứ gia vị chính tạo nên phong cách cho thơ bà, khi nhắc đến Xuân Quỳnh thì người ta nghĩ đến một nhà thơ của tình yêu, giọng thơ tình nồng nàn, say đắm. Thơ tình yêu của bà mang một màu sắc rất riêng, đó là một thứ tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc, vừa nồng nàn, da diết, say đắm nhưng có lúc rất nhẹ nhàng và tinh khôi. Vì thế đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu cũng như là hiểu được tâm hồn nhà thơ.

Từ láy trong thơ Xuân Quỳnh có rất nhiều tác dụng, nó thể hiện từng cung bậc cảm xúc của tình yêu, những khoảnh khắc và tâm trạng vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ trong tình yêu.

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền [19 tr 15] Chỉ có thuyền mới hiểu

Hình ảnh thuyền, biển và những con sóng xuất hiện khá nhiều trong thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ coi đây là những biểu tượng của tình yêu, thuyền và biển luôn gắn kết, song hành cùng nhau. Bốn câu thơ trên được tác giả miêu tả với những cảm xúc của tình yêu, tình yêu của thuyền và biển lúc nào cũng đong đầy, dạt dào và vô tận. Chỉ với bốn câu thơ nhưng Xuân Quỳnh đã khắc họa được nhiều cảm xúc, nhiều cung bậc của tình yêu, cũng có khi giận hờn vu vơ nhưng cuối cùng cũng trở về bên nhau vì chỉ có thuyền mới hiểu được lòng biển. Hai từ ào ạtmênh mông có tính chất tượng hình, tượng thanh giúp chúng ta hình dung được sự bao la hùng vĩ của biển, và đó cũng là cách tác giả định nghĩa về tình yêu, tình yêu đối với Xuân Quỳnh không bao giờ vơi cạn giống cũng như lòng biển vậy, lúc nào cũng đong đầy.

Dữ dội và dịu êm

Ồn àolặng lẽ

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ [19 tr 20]

Bốn câu thơ nằm trong bài thơ tình đã quá nổi tiếng đối với những người yêu thơ Xuân Quỳnh nói riêng và yêu thơ tình nói chung, bài thơ Sóng. Có thể nói bài thơ này đã cho chúng ta những cảm xúc rất đặc biệt về tình yêu, chỉ với mấy dòng thơ ngắn gọn mà tác giả đã định nghĩa được từng cung bậc cảm xúc của tình yêu, tình yêu ở đây không chỉ là nỗi nhớ nhung, khắc khoải mà còn là sự dâng trào mãnh liệt.

Từ dữ dội thể hiện một điều gì đó rất mạnh mẽ và quyết liệt, ở đây tác giả miêu tả những con sóng biển cuộn trào mạnh mẽ nhưng cũng cho ta một cảm xúc tình yêu dâng trào đến đỉnh cao, đó là một cảm xúc mãnh liệt của một trái tim yêu cuồng nhiệt. Xuân Quỳnh là thế, tình yêu của bà lúc nào cũng cuồng nhiệt dâng trào, ồn àolặng lẽ là hai cung bậc khác nhau của tình yêu, có

lúc cuồng nhiệt nhưng cũng có khi cần một khoảng lặng nhất định. Cũng như những con sóng vậy không phải lúc nào sóng cũng hiền hòa mà có những lúc vô cùng dữ dội. Bồi hồi thể hiện sự mong chờ, hồi hộp xen lẫn sự lo âu, có lẽ tâm trạng này chỉ có ở những người phụ nữ đang yêu.

Nghe thao thiết những lời gió hát

Suốt đêm dài mũi đất chẳng nguôi yên [19 tr 47] Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn [19 tr 51] Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa [19 tr 90]

Bài hát nói về bao điều khao khát

Vẫn tình yêu muôn thuở tự ngày xưa [19 tr 75]

Những từ da diết, cồn cào, thao thiết, khát khao đều là những từ thể hiện tâm trạng của người đang yêu, sự nhớ nhung, mong ngóng xen lẫn nỗi khao khát được đón nhận sự yêu thương của người mình yêu, đó là những cảm xúc đặc biệt của tình yêu.

Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, là sự phát triển cao nhất của tình cảm con người, đó là thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Tình yêu cũng là đề tài muôn thuở mà các nhà văn, nhà thơ từ trước đến nay luôn luôn tìm kiếm và muốn có cho riêng mình một định nghĩa, nhưng tình yêu là một điều gì đó rất thiêng liêng và khó nắm bắt, chưa có ai có thể định nghĩa tình yêu một cách chính xác nhất và cũng không có định nghĩa duy nhất nào cho tình yêu. Xuân Quỳnh cũng vậy, bà luôn cảm thấy tình yêu vô cùng rộng lớn mà trái tim mình thì quá nhỏ hẹp nên trong con tim nhỏ bé của mình bà luôn thường trực một khát khao, một ước muốn được chiếm hữu mọi thứ.

Những từ láy xuất hiện trong những câu thơ trên cho ta một cảm nhận sâu sắc từng cung bậc của tình yêu. Những cảm xúc yêu đó xuất phát từ một trái tim yêu dạt dào của chính tác giả.

3.1.2 Từ láy thể hiện nội tâm người phụ nữ

Một điểm đáng trân trọng nữa đối với con người và thơ Xuân Quỳnh đấy là vẻ đẹp nữ tính. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Xuân Quỳnh luôn có sự xuất hiện hình ảnh những người vợ, người mẹ với một tâm hồn mẫn cảm, hồn hậu nhân ái và chịu thương chịu khó. Tâm hồn người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh là một vẻ đẹp xuất phát từ chính tâm hồn bà, một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống, với tình yêu, thế giới nội tâm của người phụ nữ trong thơ rất phong phú, Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi khắc họa những nét đẹp thuần khiết của tâm hồn người phụ nữ vào trong thơ của mình.

Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng

Qua ánh mắt hiểu điều mong ngóng

Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay [19 tr 64]

Có thể nói thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một cái tôi đích thực, mang bản chất tự nhiên thuần hậu, khao khát hướng tới hạnh phúc làm vợ, làm mẹ. Xuân Quỳnh có được tình yêu bằng chính sự tận tụy của mình. Bởi với chị, tình yêu phải là sự thấu hiểu, lặng lẽ đi sâu vào tâm hồn để nhận thức, để hiểu, để đồng cảm.

Trong tay anh tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ [19 tr 65] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là một người phụ nữ mẫu mực của gia đình, âm thầm lặng lẽ vun vén hạnh phúc, những từ mong ngóng, lặng lẽ thể hiện rất rõ nội tâm của người phụ nữ, trong tâm trạng đó chúng ta bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ sống nội tâm và luôn thường trực nỗi lo âu trong cuộc sống.

Trong gian khổ, khó khăn thì phẩm chất người đàn bà, phẩm chất người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh, biết lặng lẽ chăm chút, gìn giữ hạnh phúc gia đình ở Xuân Quỳnh càng được bộc lộ rõ nét.

Như các cô tôi có một tình yêu rất sâu Rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu hết được

Ở các cô, các cô âm thầm chịu đựng Cho đến ngày tình yêu ấy tắt đi Còn ở tôi, tôi mang nó nặng nề [19 tr 197]

Đọc thơ Xuân Quỳnh ta sẽ được đến với một thế giới đầy ắp những trăn trở, những suy tư, triết lí về tình yêu của người phụ nữ, bà có một tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt nhưng lúc nào cũng có sự lo âu.

Những từ âm thầm, dữ dội, nặng nề phần nào đã thể hiện được nội tâm của người phụ nữ khi yêu. Họ yêu sâu sắc nhưng cũng âm thầm chịu đựng một mình, những đau khổ trong tình yêu luôn song hành cùng hạnh phúc vì vậy trong nội tâm người phụ nữ luôn có sự lo âu “tôi mang nó nặng nề”. Xuân Quỳnh yêu bằng chính con tim nồng nhiệt của mình nhưng cũng rất lí trí, bà luôn có sự suy xét, ngẫm nghĩ về mọi điều trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình.

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn

Hôm nay yêu mai có thể xa rồi Niềm đau đớn tưởng như vô tận

Bỗng có ngày thay thế một niềm vui [19 tr 77]

Tình yêu luôn đi cùng năm tháng, sự lãng mạn buổi ban đầu đã nhường chỗ cho sự chiêm nghiệm sâu sắc, nhưng sự mãnh liệt trong tình yêu, nỗi khát khao cháy bỏng thì vẫn còn nguyên vẹn. Chính điều đó đã tạo nên hai trạng thái dồn nén trong thơ Xuân Quỳnh, tình yêu luôn song hành cùng nỗi lo sợ, dự cảm về sự đổ vỡ, chia ly.

Các từ láy vĩnh viễn, đau đớn xuất hiện trong các câu thơ trên càng làm rõ cho tâm trạng của người phụ nữ khi đứng trước tình yêu của mình, tình yêu không là mãi mãi mà chỉ có những khoảnh khắc mãi mãi trong tình yêu, Xuân Quỳnh đã chiêm nghiệm được điều này nên bà lo sợ, lo sợ điều đau đớn, bất hạnh sẽ xảy ra. Hai từ láy trên càng làm rõ được nội tâm của người phụ nữ trong tình yêu, đó là một tình yêu hết mình không bao giờ cạn nhưng cũng có lúc họ sẽ đau khổ khi tình yêu của mình không còn nữa.

Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh mang dáng dấp, tính cách và tâm hồn của chính bà, đó là một con người mẫu mực, là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam đẹp người đẹp nết. Quả vậy tâm hồn người phụ nữ ấy luôn chứa chất một sự bao dung to lớn, một tình yêu thương và bản chất cần cù, chịu khó hết mực, một người vợ luôn có sự đồng cảm, hiểu và yêu thương chồng hết mực, một người mẹ hiền, thương con và dành cho con những gì tốt nhất, một người con hiếu thảo đó là những gì ta thấy nơi con người bà.

Đi dọc chiều dài con đường thơ Xuân Quỳnh có thể thấy đó là hành trình của một cuộc đời với những nỗi buồn đau rất riêng, những khát khao hạnh phúc, tình yêu, những rung động trước thiên nhiên, thời đại.

3.1.3 Từ láy thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người

Khi bàn về thơ, Xuân Quỳnh từng tâm sự: “ Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng yêu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ, với thế giới”. Nét nổi bật của hồn thơ Xuân Quỳnh là sự dung dị, hồn nhiên, tươi tắn, nồng nhiệt và chân thành, vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu suy tư.

Bên cạnh tình yêu là chủ đề chính, trong thơ Xuân Quỳnh còn có sự phong phú về nhiều đề tài khác nhau, đó là sự xuất hiện những hình ảnh về

thiên nhiên, cuộc sống và con người. Cũng với giọng thơ rất trìu mến, nhẹ nhàng của một tâm hồn nhạy cảm, bà đã khắc họa lên những hình ảnh đó rất dung dị, nhẹ nhàng và đẹp đẽ.

Miền xa nắng thăm thẳm một mình Nghe rét đến nhớ về Hà Nội Mùa thay lá của những hàng cơm nguội

Đường Nghi Tàm bát ngát gió hồ Tây Trời thủ đô đang đổi màu mây

Hà Nội là nơi gắn bó với cuộc đời Xuân Quỳnh, nơi đây đã ghi lại những chặng đường thăng trầm mà Xuân Quỳnh đã trải qua, vì vậy Hà Nội luôn có một vị trí thiêng liêng trong lòng bà, bà yêu cuộc sống, con người và cảnh sắc nơi đây. Những câu thơ trên thể hiện được tình yêu đó, một thứ tình yêu đã ăn sâu vào máu thịt của người con Hà Nội. Chỉ với mấy câu thơ Xuân Quỳnh đã vẽ lên một bức tranh với sự xuất hiện của nhiều khung cảnh, cảnh vật khác nhau, đó là những con đường rợp bóng cây đang mùa thay lá, hồ Tây bát ngát và cái rét ngọt của Hà Nội. Những từ bát ngát, thăm thẳm tạo cho ta cảm giác không gian trở nên rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên trở nên huyền ảo hơn. Bà yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên Hà nội như yêu chính cuộc đời mình.

Trong im lìm cảnh giác của ban đêm Làng xóm bên đường vừa lạ vừa quen

Các hành khách trên tàu lặng lẽ

Người thao thức qua cửa tàu người ngủ tựa thành ghế [19 tr 108] Ôi núi Ngũ Hành Sơn

Niềm khát khao thuở nhỏ Những màu đá thần tiên

Xuân Quỳnh yêu cuộc sống ở những nơi mình đã đặt chân đến, đã đi qua, đối với bà cuộc sống nơi đâu cũng có những vẻ đẹp riêng và gắn bó với con người ở đó. Cho dù đó không phải là nơi sinh ra và lớn lên nhưng với trái tim nhạy cảm của mình bà yêu tất cả những gì mình nhìn thấy, cảm nhận thấy. Có lẽ trong trái tim, trong tâm hồn bà đã lấp đầy những yêu thương, không chỉ yêu gia đình, những gì thân quen với mình mà bà yêu chính cả cuộc sống này.

Tình yêu cuộc sống luôn chan chứa trong tâm hồn nhà thơ, mỗi ngày trôi qua, mỗi mùa trôi qua đều đọng lại trong kí ức Xuân Quỳnh những điều đẹp đẽ nhất. Đó là hương vị của cuộc sống muôn màu.

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết? Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngàothắm thiết vẫn màu hoa [19 tr 196]

Cuộc sống luôn luôn chứa đựng những điều tốt đẹp nhất, chỉ cần mỗi con người luôn biết trân trọng và dành trong tim mình một khoảng nhỏ để ghi lại những vẻ đẹp đó.

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa [19 tr 91]

Đất trời bao la đang lắng nghe tiếng vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa. Dường như trong khoảnh khắc chuyển mùa ấy, thời gian trôi qua khẽ khàng hơn, gọi cả những kỉ niệm ùa về. Trong hai câu thơ trên ta như lạc vào một cõi mộng mơ với hoa lá cỏ cây, với cát với sông, tất cả đều hiện lên như một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc. Trong hai câu thơ trên xuất hiện hai từ láy ngẩn ngơ, xao xuyến, đây được coi như là điểm nhấn của cả bài thơ, hai từ láy này đã thể hiện được cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên tươi đẹp. Ngẩn ngơ và xao xuyến là những từ thể hiện tâm trạng con người nhưng cũng

trong hai câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động.

Thiên nhiên từ xưa đến nay luôn giữ vai trò quan trọng trong thơ ca, đó không chỉ là đề tài, nơi khơi gợi biết bao mạch nguồn cảm xúc, đó còn là nơi gửi gắm tâm tình, là nguồn thi liệu không bao giờ vơi cạn.

Bên cạnh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thì trong thơ Xuân Quỳnh luôn chất chứa một tình yêu đối với gia đình, hình ảnh những đứa con thơ và người mẹ xuất hiện trong thơ đã tạo nên màu sắc riêng cho thơ Xuân Quỳnh.

Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao

Lời ru mẹ hát thuở nào

Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh [19 tr 188] Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ

Chắt chiu tự những ngày xưa [19 tr 189]

Hình ảnh mẹ trong thơ Xuân Quỳnh đã được xây dựng bằng những câu thơ mộc mạc chứa đầy những ân tình. Mẹ trong tâm trí Xuân Quỳnh chỉ là một kỉ niệm mơ hồ, bà thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều bởi tuổi thơ bà không có sự gần gũi, yêu thương và tình yêu ấm áp của mẹ. Nỗi khao khát có được sự yêu thương từ mẹ đã tạo cho Xuân Quỳnh một trái tim yếu mềm, bà yêu thương tất cả những gì xung quanh để bù lại những thiếu thốn đó. Yêu con, yêu chồng và yêu mẹ chồng như chính mẹ ruột của mình Xuân Quỳnh đã

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 40)