Từ láy thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 45 - 49)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.3 Từ láy thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người

Khi bàn về thơ, Xuân Quỳnh từng tâm sự: “ Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng yêu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ, với thế giới”. Nét nổi bật của hồn thơ Xuân Quỳnh là sự dung dị, hồn nhiên, tươi tắn, nồng nhiệt và chân thành, vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu suy tư.

Bên cạnh tình yêu là chủ đề chính, trong thơ Xuân Quỳnh còn có sự phong phú về nhiều đề tài khác nhau, đó là sự xuất hiện những hình ảnh về

thiên nhiên, cuộc sống và con người. Cũng với giọng thơ rất trìu mến, nhẹ nhàng của một tâm hồn nhạy cảm, bà đã khắc họa lên những hình ảnh đó rất dung dị, nhẹ nhàng và đẹp đẽ.

Miền xa nắng thăm thẳm một mình Nghe rét đến nhớ về Hà Nội Mùa thay lá của những hàng cơm nguội

Đường Nghi Tàm bát ngát gió hồ Tây Trời thủ đô đang đổi màu mây

Hà Nội là nơi gắn bó với cuộc đời Xuân Quỳnh, nơi đây đã ghi lại những chặng đường thăng trầm mà Xuân Quỳnh đã trải qua, vì vậy Hà Nội luôn có một vị trí thiêng liêng trong lòng bà, bà yêu cuộc sống, con người và cảnh sắc nơi đây. Những câu thơ trên thể hiện được tình yêu đó, một thứ tình yêu đã ăn sâu vào máu thịt của người con Hà Nội. Chỉ với mấy câu thơ Xuân Quỳnh đã vẽ lên một bức tranh với sự xuất hiện của nhiều khung cảnh, cảnh vật khác nhau, đó là những con đường rợp bóng cây đang mùa thay lá, hồ Tây bát ngát và cái rét ngọt của Hà Nội. Những từ bát ngát, thăm thẳm tạo cho ta cảm giác không gian trở nên rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên trở nên huyền ảo hơn. Bà yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên Hà nội như yêu chính cuộc đời mình.

Trong im lìm cảnh giác của ban đêm Làng xóm bên đường vừa lạ vừa quen

Các hành khách trên tàu lặng lẽ

Người thao thức qua cửa tàu người ngủ tựa thành ghế [19 tr 108] Ôi núi Ngũ Hành Sơn

Niềm khát khao thuở nhỏ Những màu đá thần tiên

Xuân Quỳnh yêu cuộc sống ở những nơi mình đã đặt chân đến, đã đi qua, đối với bà cuộc sống nơi đâu cũng có những vẻ đẹp riêng và gắn bó với con người ở đó. Cho dù đó không phải là nơi sinh ra và lớn lên nhưng với trái tim nhạy cảm của mình bà yêu tất cả những gì mình nhìn thấy, cảm nhận thấy. Có lẽ trong trái tim, trong tâm hồn bà đã lấp đầy những yêu thương, không chỉ yêu gia đình, những gì thân quen với mình mà bà yêu chính cả cuộc sống này.

Tình yêu cuộc sống luôn chan chứa trong tâm hồn nhà thơ, mỗi ngày trôi qua, mỗi mùa trôi qua đều đọng lại trong kí ức Xuân Quỳnh những điều đẹp đẽ nhất. Đó là hương vị của cuộc sống muôn màu.

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết? Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngàothắm thiết vẫn màu hoa [19 tr 196]

Cuộc sống luôn luôn chứa đựng những điều tốt đẹp nhất, chỉ cần mỗi con người luôn biết trân trọng và dành trong tim mình một khoảng nhỏ để ghi lại những vẻ đẹp đó.

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa [19 tr 91]

Đất trời bao la đang lắng nghe tiếng vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa. Dường như trong khoảnh khắc chuyển mùa ấy, thời gian trôi qua khẽ khàng hơn, gọi cả những kỉ niệm ùa về. Trong hai câu thơ trên ta như lạc vào một cõi mộng mơ với hoa lá cỏ cây, với cát với sông, tất cả đều hiện lên như một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc. Trong hai câu thơ trên xuất hiện hai từ láy ngẩn ngơ, xao xuyến, đây được coi như là điểm nhấn của cả bài thơ, hai từ láy này đã thể hiện được cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên tươi đẹp. Ngẩn ngơ và xao xuyến là những từ thể hiện tâm trạng con người nhưng cũng

trong hai câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động.

Thiên nhiên từ xưa đến nay luôn giữ vai trò quan trọng trong thơ ca, đó không chỉ là đề tài, nơi khơi gợi biết bao mạch nguồn cảm xúc, đó còn là nơi gửi gắm tâm tình, là nguồn thi liệu không bao giờ vơi cạn.

Bên cạnh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thì trong thơ Xuân Quỳnh luôn chất chứa một tình yêu đối với gia đình, hình ảnh những đứa con thơ và người mẹ xuất hiện trong thơ đã tạo nên màu sắc riêng cho thơ Xuân Quỳnh.

Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao

Lời ru mẹ hát thuở nào

Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh [19 tr 188] Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ

Chắt chiu tự những ngày xưa [19 tr 189]

Hình ảnh mẹ trong thơ Xuân Quỳnh đã được xây dựng bằng những câu thơ mộc mạc chứa đầy những ân tình. Mẹ trong tâm trí Xuân Quỳnh chỉ là một kỉ niệm mơ hồ, bà thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều bởi tuổi thơ bà không có sự gần gũi, yêu thương và tình yêu ấm áp của mẹ. Nỗi khao khát có được sự yêu thương từ mẹ đã tạo cho Xuân Quỳnh một trái tim yếu mềm, bà yêu thương tất cả những gì xung quanh để bù lại những thiếu thốn đó. Yêu con, yêu chồng và yêu mẹ chồng như chính mẹ ruột của mình Xuân Quỳnh đã thể hiện một bức chân dung hoàn hảo về người mẹ chồng nhất mực thương con.

Một người mẹ hiền biết dạy dỗ con biết yêu quê hương, đất nước, con người thấm nhuần trong những lời ru, câu hát, những câu chuyện cổ tích xưa dạt dào tình nghĩa xóm làng.

Từ tảo tần, chắt chiu xuất hiện trong đoạn thơ trên đã làm rõ lên hình ảnh người mẹ với những đức tính tốt đẹp, chịu thương chịu khó, vất vả để giành tất cả cho con, tình yêu của Xuân Quỳnh giành cho mẹ vô bờ bến, không có một sự ngăn cách nào. Mẹ ngày đêm tần tảo vất vả để nuôi con khôn lớn để rồi giờ đây Xuân Quỳnh mới có được một tình yêu lí tưởng, một người chồng mẫu mực và một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tình cảm đối với mẹ đó là sự biết ơn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là từ láy của thơ Xuân Quỳnh 10600873 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)