Nội dung cơ bản học sinh cần lĩnh hội khi học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954)

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 35)

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 – 1954)

Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

2.1. Nội dung cơ bản học sinh cần lĩnh hội khi học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) 1954)

Lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đây là thời kì lịch sử mà nhân dân ta phải đương đầu với những thách thức cực kì nghiêm trọng. Thù trong, giặc ngoài hùa với nhau để phá hoại chính quyền cách mạng non trẻ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta lần lượt vượt qua những khó khăn, thử thách để bước vào cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh”. Đây là cuộc kháng chiến toàn dân được tiến hành trên tất cả các mặt quân sự, chính trị - ngoại giao, kinh tế - tài chính, văn hóa – giáo dục, y tế và thắng lợi của cuộc kháng chiến là mang tính toàn diện.

+ Trên mặt trận quân sự: Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946), quân dân ta chủ động tiến công Pháp ở thủ đô Hà Nội và các đô thị khác ở phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra) nhằm tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch, phá tan âm mưu “đánh úp” của chúng, chuyển đất nước sang thời chiến, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện.

Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi. Trong những năm 1948 - 1949, ta phân tán phần lớn bộ đội chủ lực chính quy thành những “đại đội độc lập” đi sâu vào vùng địch tạm chiếm, giúp địa phương xây dựng cơ sở kháng chiến, tổ chức lực lượng vũ trang với ba thứ quân, phát động chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta.

Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân dân ta giành được thắng lợi.

34

Sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân ta mở liên tiếp những đợt tiến công vào quân địch ở chiến trường rừng núi, cả các chiến trường trung du và đồng bằng nhằm phá tan âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của thực dân Pháp, can thiệp Mĩ, giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Thắng lợi lớn nhất là chiến cuộc Đông - Xuân 1953 -1954, mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (từ 13/3/1954 đến 7/5/1954) đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng quyết định này đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức.

+ Trên mặt trân chính trị - ngoại giao: Ngay từ sau cách mạng tháng Tám, Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch thực hiện chủ trương mềm dẻo về sách lược nhưng giữ vững nguyên tắc chiến lược để chống thù trong giặc ngoài đưa đất nước ta vượt qua thác ghềnh khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc” để đến bờ vinh quang, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống bọn thực dân đế quốc, vừa chủ trương mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Từ đầu năm 1950, Chính phủ ta lần lượt được chính phủ các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến, tiếp sau Trung Quốc (18/1/1950), Liên Xô (31/1/1950) là các nước dân chủ nhân dân khác.

Tháng 2/1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai đã hoàn thiện đường lối kháng chiến và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Tháng 3/1951, mặt trận Liên Việt ra đời trên cơ sở sát nhập hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội quốc dân Việt Nam đã làm cho khối đoàn kết dân tộc được tăng cường.

Nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp ngày 13/3/1951, thành lập liên minh Việt - Miên - Lào. Chúng ta còn tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp.

35

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với sự ủng hộ của nhân dân thế giới đã buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương.

+ Trên mặt trận kinh tế - tài chính, văn hóa - giáo dục, y tế: Thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến - kiến quốc”, nhân dân ta đã xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

Về kinh tế, trong kháng chiến nhân dân ta vừa ra sức phá hoại kinh tế địch, đánh bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng, vừa đẩy mạnh xây dựng kinh tế của ta, làm cho nền kinh tế của ta có khả năng tự cấp, tự túc.

Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách về kinh tế - tài chính nhằm phát triển sản xuất, huy động sự đóng góp của nhân dân cho kháng chiến, phục vụ đời sống. Đồng thời, Chính phủ còn lo bồi dưỡng sức dân như: phát triển kinh tế nông nghiệp, giảm tô, giảm tức đi đến cải cách ruộng đất, phát triển công nghiệp vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ quốc phòng.

Về văn hóa - giáo dục, y tế: Tiếp tục mở rộng phong trào “Bình dân học vụ”, xóa mù chữ, mở rộng phong trào “Bổ túc văn hóa”, nâng cao trình độ văn hóa của cán bộ

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 35)