Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 51)

- Phân tích kết quả thực nghiệm phần bài giảng (Phụ lục 6)

- Phân tích kết quả kiểm tra khả mức độ nhớ kiến thức của học sinh (phụ lục 7). Qua thực nghiệm sư phạm ở ba trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng, tôi thu được những kết quả sau:

+ Tính điểm trung bình cộng kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Học sinh lớp thực nghiệm:x7.975 Học sinh lớp đối chứng:y 6.558

+ Tính phương sai của phép đo kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Lớp thực nghiệm: S2x = 4.51

Lớp đối chứng: S2y= 2.77

=>Độ lệnh chuẩn quanh giá trị trung bình cộng của điểm số ở bài kiểm tra lớp thực nghiệm (7.975) và lớp đối chứng (6.558) là khác nhau. Phương sai của lớp thực nghiệm (4.51) nhỏ hơn so với lớp đối chứng (2.77).

+ Tính giá trị đại lượng kiểm định (t) và giá trị tới hạn (tα):

75. . 5 y S S n ) y x ( t 2 2 _ _     x

47

Giá trị tới hạn (tα) tìm trong bảng Student tương ứng: k= 2n- 2 = 120 x 2- 2 = 238.

Tương ứng với giá trị k nếu chọn sai số cho phép  = 0,02 cho giá trị giới hạn (tα) = 3,09

Như vậy, so sánh (t) và (tα): t >tα=> Đề tài khóa luận có tính khả thi.

+ Về hứng thú học tập và mức độ học tập của học sinh

Thực nghiệm với bài giảng điện tử được thiết kế phần mềm Prezi đã mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút, tránh được tình trạng ngủ gật trong tiết học sử của học sinh, đồng thời giúp HS tham gia tốt trong quá trình học tập, làm cho kết quả và năng lực học tập tích cực của học sinh được nâng cao đáng kể.

Không khí học tập ở các lớp thực nghiệm luôn sôi nổi và hào hứng, tạo nên không gian học tập thoải mái và vui vẻ giữa thầy và trò. Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, khai thác kiến thức trên cơ sở kiến thức mà giáo viên truyền đạt.

+ Về khả năng khai thác lĩnh hội kiến thức

Kết quả của bài kiểm tra mức độ nhớ kiến thức của học sinh cho thấy kĩ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của học sinh đối ở lớp thực nghiệm nổi trội hơn so với lớp đối chứng. Học sinh ở lớp thực nghiệm có sự chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng bài của tiết dạy lịch sử.

+ Về mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức

Kết quả phân tích từ bài kiểm tra, cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm có mức độ hiểu bài và khả năng ghi nhớ những kiến thức cơ bản tốt hơn HS được khảo sát ở lớp đối chứng. Kiến thức được HS lớp thực nghiệm nắm khá chắc chắn và khả năng tư duy, nhận thức của học sinh đối với nội dung lịch sử khá hiệu quả.

Như vậy, qua thực nghiệm và kết quả đạt được từ đợt thực nghiệm tại ba trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng (THPT Ngũ Hành Sơn, THPT Tôn Thất Tùng, THPT Thái Phiên). Kết quả đã cho thấy, việc ứng dụng phần mềm Prezi để thiết kế bài giảng điện tử có ý nghĩa hết sức quan trọng,nó đã kích thích tính tích cực, độc lập trong nhận

48

thức, tư duy của HS đồng thời góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.

49

KẾT LUẬN

Dạy học với Prezi sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, trong thao tác sử dụng các loại đồ dùng trực quan truyền thống hay hướng dẫn HS thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo… Thay vào đó, GV sẽ có điều kiện tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập.

Tuy nhiên, chuẩn bị bài lên lớp với sự hỗ trợ của thiết bị đa phương tiện đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều công sức hơn so với chỉ đơn thuần soạn giáo án viết tay như trước đây. GV phải làm tốt khâu sưu tầm, xử lí tư liệu, thiết kế chúng, nắm rõ quy trình thiết kế để có một bài giảng có chất lượng. Bên cạnh đó, GV cũng cần có những kiến thức cơ bản để sử dụng thiết bị kĩ thuật, công nghệ thông tin.

Khi dạy học bằng phần mềm Prezi, GV cũng nên tổ chức cho HS cùng tham gia sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí chúng, xây dựng chúng thành tài liệu để thiết kế bài giảngbằng Prezi sẽ thu hút được nhiều HS tham gia.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, tôi đưa ra một số kiến nghị:

+ Đối với GV: Cần mạnh dạn đưa ra nhiều sáng kiến, phương pháp để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, nhất là ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy. Đồng thời, không ngừng học hỏi, trao đổi về kiến thức lẫn kỹ năng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

+ Đối với nhà trường: Cần trang bị thêm những phương tiện kỹ thuật dạy học, cơ sở thiết bị để đáp ứng nhu cầu sử dụng của GV và HS, nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học hiện đại. Nhà trường cần có nhiều buổi tập huấn hướng dẫn và nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ của GV ở trường và thường xuyên khuyến khích việc ứng dụng CNTT của GV trong dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, bằng nhiều ý tưởng, hình thức tổ chức khác nhau, chúng ta đều có thể ứng dụng những chức năng của phần mềm Prezi trong dạy học bộ môn lịch sử. Tuy

50

nhiên, máy vi tính dù có ưu việt đến đâu thì nó vẫn chỉ là một phương tiện trực quan trợ giúp cho GV khi giảng dạy. Vì vậy, để không làm mất đi vai trò của người thầy, khi sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và phần mềm Prezi trong DHLS nói riêng thì người GV cần phải đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian vào việc soạn giáo án. Khi đã chuẩn bị kỹ bài giảng, GV phải luôn nhận thức được mình là người giữ vai trò chủ đạo trong khâu tổ chức, điều khiển và quyết định đến sự thành công của tiết học.

51

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 51)