Cách thức thiết kế một bài giảng môn lịch sử Việt Nam trên phần mềm Prez

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

Như đã trình bày, để thiết kế một bài giảng môn lịch sử Việt Nam bằng phần mềm Prezi sẽ có hai cách tương ứng với điều kiện người thực hiện có thể kết nối với Internet được hay không mà chúng ta có thể gọi là cách làm “trực tiếp” và “gián tiếp”. Trong đó, cách làm “trực tiếp” là chúng ta thực hiện trên ngay trang chủ của Prezi khi máy tính được kết nối Internet. Còn cách làm “gián tiếp” là chúng ta sẽ cài đặt phần mềm trên máy tính thực hiện quá trình thiết kế bài giảng tương tự như khi tiến hành với phần mềm Microsoft PowerPoint. Ở đây, tôi xin trình bày về cách thiết kế bài giảng môn lịch sử Việt Nam trên phần mềm Prezi theo cách trực tiếp. Cách làm gián tiếp cũng có các bước tiến hành tương tự.

Trước hết, chúng ta cần có một tài khoản trên website http://prezi.com/. Prezi rất linh động và nhạy bén với việc tạo lập tài khoản trên website. Chúng ta có thể đăng kí bằng địa chỉ mail hoặc địa chỉ facebook. Prezi có sự phân chia các loại tài khoản thông thường và Pro. Đối với tài khoản Pro thì Prezi sẽ thu phí. Tuy nhiên, Prezi lại có một tài khoản đặc biệt giành cho GV, SV và HS không thu phí. Để có tài khoản GD đó chỉ

39

cần đăng kí một địa chỉ mail GD. Sau đó, GV, SV có thể thỏa sức sáng tạo với những tính năng của Prezi.

Khi đã có tài khoản trên website của Prezi, việc thiết kế bài giảng được thực hiện theo các bước sau:

+ Bước thứ nhất: Chọn phông nền cho bài giảng (template). Có rất nhiều loại phông khác nhau, tùy vào nội dung của bài học mà người GV có thể lựa chọn phông nền phù hợp với bài dạy. Thông thường các phông nền 3D sẽ được lựa chọn vì nó đem đến nhiều điều bất ngờ thú vị. Ví dụ như các hình chuyển động, sự xuất hiện của cầu vồng trong những đám mây, sự xuất hiện của những tia nắng sau cơn mưa…ngay trên chính phông nền của bài học.

+ Bước thứ hai: Khi đã có phông nền, sẽ là phần chọn phông chữ, thay đổi phông nền, màu sắc phông nền trong phần Theme Wizard.

+ Bước thứ ba: Xây dựng nội dung bài học. Trước tiên, chúng ta nên đặt tiêu đề bài trình chiếu tức là tên bài học. Sau đó chúng ta sẽ xây dựng các nội dung chữ, kênh hình, bảng biểu…theo nội dung bài học. Đồng thời, khi muốn chèn tranh ảnh, phim tư liệu có thể tải từ máy tính lên hoặc tìm kiếm và liên kết ngay trên google. Tất cả các nội dung bằng chữ, tranh ảnh…chúng ta có thể để ở mọi kích cỡ tùy ý, thậm chí để ở cỡ nhỏ nhất khiến cho những người quan sát không thấy gì cả. Nhưng khi giảng dạy các nội dung đó đều hiện lên rõ ràng trên màn hình.

+ Bước thứ tư: Kết nối các nội dung bài học theo thứ tự từng nội dung sẽ xuất hiện trong khi dạy. Sau đó lưu lại bài giảng theo chế độ public (công khai) hoặc private (riêng tư) để đảm bảo bài giảng của mình sẽ không bị coppy. Lưu lại bài giảng trực tiếp trên tài khoản Prezi để có thể chỉnh sửa khi cần thiết. Việc lưu lại hoàn toàn tự động, chúng ta chỉ việc thiết kế các nội dung bài giảng còn việc lưu lại đã có Prezi làm.

+ Bước thứ năm: Hoàn thiện và download bài giảng xuống và sử dụng khi lên lớp không có điều kiện kết nối Internet. Còn đối với lớp học có trang bị mạng Internet thì hoàn toàn không cần tải về mà người dạy có thể dạy ngay trên tài khoản Prezi của mình, thậm chí là chỉnh sửa, thay đổi ngay trong quá trình dạy.

40

Với năm bước đó, chúng ta có được bài giảng với phần mềm Prezi. Đối với cách làm gián tiếp cách thực hiện cũng như trên. Các bài giảng sẽ sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều, việc dạy và học sẽ thực sự là một quá trình khám phá tri thức.

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)