Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập phần hợp chất có chức hóa hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy hoc. (Trang 25)

7. Ðóng góp của đề tài:

1.5. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1.5.1. Sự chuẩn bị của giáo viên

Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để học sinh thảo luận.

Chuẩn bị các phiếu học tập.

Thiết kế bài lên lớp phù hợp với nội dung, phƣơng pháp, trình độ của học sinh. Chuẩn bị các loại sách nhƣ: sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

1.5.2. Sự chuẩn bị của học sinh

Tóm tắt để nắm nội dung cốt lõi của bài học theo sự hƣớng dẫn của giáo viên, soạn trƣớc bài mới để các em dễ tiếp thu kiến thức mới nhằm nâng cao chất lƣợng học tập.

1.6. Nội dung kiến thức, kỹ năng cần hệ thống, nâng cao

Nội dung dạy học là yếu tố quy định trực tiếp phƣơng pháp dạy học. Nội dung trong từng bài cần đƣợc hệ thống lại, và có thể mở rộng thêm kiến thức liên quan đến từng phần nội dung của bài.

1.7. Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh [2]

Khả năng tiếp thu kiến thức tùy thuộc vào năng lực nhận thức, năng lực tƣ duy, kỹ năng của học sinh.

- Biết: nhớ lại kiến thức có trong sách giáo khoa một cách máy móc và nhắc lại. - Hiểu: tái hiện kiến thức, diễn giải và mô tả kiến thức.

- Vận dụng bậc thấp: vận dụng để xử lí tình huống khoa học trong đời sống thực tiễn. - Vận dụng bậc cao: phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng giải các dạng bài tập nâng cao.

1.8. Cơ sở khoa học của biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học [5]

Cơ sở lí luận: Quá trình dạy học là quá trình thống nhất giữa giáo viên và học sinh, dƣới tác dụng chủ đạo của giáo viên học sinh tự giác, tích cực tổ chức tự điều khiển hoạt động học.

Cơ sở thực tiễn: Thực tế giáo dục trong nhiều năm qua đã thu đƣợc nhiều kết quả to lớn góp phần nâng cao chất lƣợng dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Và vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học đƣợc ngành giáo dục rất quan tâm.

Chất lƣợng dạy học đƣợc đánh giá thông qua giờ học hoặc một quá trình dạy học và chủ yếu căn cứ vào kết quả giảng dạy học tập của giờ học hay quá trình học đó cả về mặt định tính và định lƣợng. Trong 2 yếu tố chất lƣợng giảng dạy của ngƣời dạy và kết quả học tập của ngƣời học thì chất lƣợng dạy học biểu hiện tập trung nhất ở chất lƣợng học tập của ngƣời học.

* Sử dụng tích hợp các phƣơng pháp dạy học

- Về mặt lý luận, không có PPDH nào là hoàn toàn tối ƣu và cũng không có PPDH nào là hoàn toàn tiêu cực. Điều quan trọng là ta phải biết phối hợp hài hòa PPDH để đạt hiệu quả, phải tạo điều kiện cho HS chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm tri thức, gắn kiến thức với thực tiễn.

- Trong các bài về phần hợp chất có chức em đã cố gắng phối hợp các PPDH, sơ đồ tƣ duy, câu hỏi thực tiễn lồng ghép vào bài giảng đảm bảo mục tiêu, nội dung bài học.

1.8.1. Đặc điểm của việc hoàn thiện kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh [12]

Việc hoàn thiện kiến thức cho HS có thể đƣợc phân chia thành ba khâu: - Củng cố kiến thức (tổng kết – ôn tập).

- Hoàn thiện các kiến thức cơ bản, rèn luyện cho HS cách vận dụng kiến thức đã học và phát triển kỹ năng, kỹ xảo.

- Khái quát hóa để làm sáng tỏ bản chất khái niệm và hình thành các mối liên hệ giữa các khái niệm.

Đặc điểm của việc hoàn thiện kiến thức kỹ năng, kỹ xảo nhƣ sau:

- Mọi quá trình nhận thức đều đƣợc thực hiện khi nghiên cứu tài liệu mới. Khi hoàn thiện kiến thức, tài liệu mới đƣợc lặp lại với những hình thức khác nhau, có phƣơng hƣớng rõ ràng hơn và phụ thuộc các yêu cầu cụ thể của nội dung.

- Các quá trình tiếp thu kiến thức mới, hoàn thiện kiến thức và cách vận dụng có chỗ giống nhau và xâm nhập vào nhau.

- Các hoạt động của GV và HS trong hai khâu này có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Đó là mức độ vận dụng kiến thức, tính chất của các hoạt động trí tuệ của HS cũng nhƣ mối tƣơng quan giữa hoạt động của GV và HS.

- Các nội dung của việc hoàn thiện kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Khi tiến hành ôn tập cho HS, GV thực hiện việc chính xác hóa khái niệm và củng cố kiến thức, giúp HS có khả năng vận dụng đƣợc kiến thức.

- Khi làm bài tập hóa học, HS sẽ đƣợc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức.

- Khi làm chính xác hóa các khái niệm đã học, HS sẽ vận dụng kiến thức có kết quả tốt hơn.

Tóm lại, việc xác định nội dung nào giữ vai trò chủ đạo trong từng tình huống cụ thể có ý nghĩa quan trọng giúp GV thực hiện tốt khâu hoàn thiện kiến thức cho HS.

1.8.2. Đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học hóa học [12]

- Những đặc trƣng của PPDH hóa học phải đƣợc phản ánh vào trong quá trình dạy học. Đó là phải kết hợp thống nhất phƣơng pháp thực nghiệm – thực hành với tƣ duy khái niệm, phƣơng pháp học tập có lập luận trên cơ sở thí nghiệm trực quan.

- Đối tƣợng của hóa học là chất – cấu tạo bởi những phần tử vi mô không quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng. Chúng lại tƣơng ứng với những khái niệm cần đƣợc HS lĩnh hội vững chắc. Trong dạy học hóa học, ta buộc phải dùng những mô hình cụ thể ở kích thƣớc vĩ mô để diễn tả cấu tạo phân tử các chất và cơ chế của phản ứng hóa học, và dựa trên những biểu hiện bề ngoài của chúng để giúp HS suy ra, bằng tƣ duy, tính chất của các chất. Từ đó, cũng bằng tƣ duy xâm nhập vào cấu tạo phân tử của chúng.

1.8.3. Nguyên tắc của việc dạy học hệ thống hóa lí thuyết [5]

Để hệ thống hóa lí thuyết đạt đƣợc mục đích nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT em đã đề ra đƣợc một số nguyên tắc sau:

1.8.3.1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học

Đây là nguyên tắc chung của tất cả các môn khoa học thực nghiệm trong đó có hóa học. Theo nguyên tắc này hệ thống hóa lí thuyết phải thể hiện đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học.

- Ngôn ngữ hóa học: các dãy đồng đẳng, danh pháp của hợp chất có chức. - Các công thức phân tử, công thức cấu tạo.

- Các quy tắc. - Các quá trình hóa học. …. 1.8.3.2. Đảm bảo tính hệ thống Hợp chất có chức - Dẫn xuất halogen - Ancol. - Phenol. - Anđehit, xeton. - Axit cacboxylic. Mỗi dãy đồng đẳng có 3 mục chính: - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; Tính chất vật lí. - Tính chất hóa học - Điều chế, ứng dụng. 1.8.3.3. Chú ý các kiến thức trọng tâm

- Dẫn xuất halogen: Trọng tâm phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp là phƣơng pháp phân loại dẫn xuất halogen. Trọng tâm phần tính chất hóa học cần rèn luyện cho học sinh viết đƣợc phản ứng thế và phản ứng tách, hƣớng dẫn học sinh viết sản phẩm tách dựa vào qui tắc zai-xep (tách cùng với H ở cacbon bậc cao).

CH CHBrCH CH3 2 3 C H OH/KOH, t5 2 0 CH =CHCH CH2 2 3 (spp) CH CH=CHCH3 3 (spc)

- Dãy đồng đẳng ancol: Dựa trên phần phân loại dẫn xuất halogen hƣớng dẫn học sinh phân loại ancol, giới thiệu bậc của ancol, cách lập công thức tổng quát của các loại

ancol. Dựa vào phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen hƣớng dẫn học sinh viết phản ứng thế và phản ứng tách của ancol. Giới thiệu các phản ứng đặc trƣng của ancol (phản ứng lên men, phản ứng với Cu(OH)2). Lƣu ý cho học sinh một số kỹ năng nhƣ: cách xác định số nhóm chức ancol, cách xác định số ete thu đƣợc.

- Dãy đồng đẳng phenol: Phân tích điểm khác nhau giữa cấu trúc phân tử ancol và phân tử phenol. Nhấn mạnh ảnh hƣởng của nhóm –OH lên vòng benzen và ảnh hƣởng của vòng benzen lên nhóm –OH. Phần điều chế giới thiệu phƣơng pháp điều chế phenol từ benzen và cumen.

- Dãy đồng đẳng anđehit và xeton: Nhấn mạnh tính chất đặc trƣng của anđehit do nhóm cacbanal gây ra đó là tính khử và tính oxi hóa. Đặc biệt là phản ứng tráng gƣơng cứ 1 mol anđehit thì tạo đƣợc 2 mol Ag. Tuy nhiên, HCHO trong cấu tạo có 2 nhóm – CHO do đó 1 mol HCHO có thể tạo tối đa 4 mol Ag. Từ đó có thể dựa vào số mol của Ag và số mol anđehit để xác định số nhóm chức anđehit.

- Dãy đồng đẳng axit cacboxylic: Trọng tâm của bài học là hƣớng dẫn học sinh lập công thức tổng quát của axit, cách xác định số nhóm chức, cách so sánh lực axit.

1.8.3.4. Trình bày ngắn gọn, súc tích

Đây là nguyên tắc thiết yếu, quan trọng nhất. Theo nguyên tắc này, hệ thống lí thuyết phải viết mạch lạc, dễ hiểu và phải có ví dụ minh họa cụ thể. Phần mở đầu của hệ thống lí thuyết có giới thiệu tổng quan các dãy đồng đẳng đƣợc hệ thống hóa, ở mỗi dãy đồng đẳng đều xây dựng thành 3 mục chính (Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. Tính chất vật lí; Tính chất hóa học; Điều chế). Ở mỗi mục đều tập trung những tính chất quan trọng của mỗi dãy đồng đẳng. Trình bày ngắn gọn dƣới dạng sơ đồ tƣ duy nhƣng thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền tải. Các phƣơng trình phản ứng đƣợc viết bằng công thức tổng quát.

1.8.3.5. Giúp học sinh dễ tra cứu, củng cố và khắc sâu kiến thức, rèn luyện thao tác tƣ duy tác tƣ duy

- Hệ thống lí thuyết đƣợc xây dựng dựa trên việc phân loại hợp chất có chức. Điều này giúp học sinh tra cứu một cách nhanh chóng tính chất hóa học của hợp chất có chức

trong chƣơng trình hóa học lớp 11. Các phản ứng đƣợc viết dƣới dạng tổng quát thể hiện tính chất của từng loại nhóm chức, giúp học sinh dễ dàng nắm đƣợc các phản ứng của từng loại chất hữu cơ cụ thể.

- Hệ thống lí thuyết đƣợc cô đọng một cách logic sẽ giúp học sinh dễ học, dễ nhớ. Giúp các em có một cái nhìn tổng quát và hệ thống về kiến thức hợp chất có chức lớp 11. Bên cạnh đó trong hệ thống lí thuyết đƣợc tóm tắt theo sơ đồ tƣ duy công thức của các hợp chất có chức và tên gọi thƣờng gặp của chúng. Điều này giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức hơn.

- Thông qua củng cố lí thuyết giúp các em rèn luyện các thao tác tƣ duy nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,…

Ví dụ: Phân tích cấu tạo của axit fomic (HCOOH) để chỉ ra axit này không chỉ có tính chất của axit mà còn có tính chất của một anđehit.

Từ sơ đồ tƣ duy giúp học sinh phân tích đƣợc tính chất hóa học của các hợp chất có chức. Thông qua việc phân tích cấu tạo của hợp chất có chức giúp học sinh nhận biết đƣợc chúng. Thao tác khái quát hóa cũng đƣợc hình thành thông qua việc hình thành kỹ năng viết đồng phân, lập công thức tổng quát của các dãy đồng đẳng.

1.8.4. Quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học [11]

Quan niệm trƣớc đây cho rằng quan hệ giữa bộ ba: mục tiêu (M), nội dung N), phƣơng pháp (P) là quan hệ tuyến tính (M → N → P). Trong quan hệ tuyến tính, ngƣời dạy dựa vào mục tiêu chung (mục tiêu chung, mục tiêu chuyên biệt) để cấu trúc nội dung dạy học, soạn thảo và sử dụng PPDH cho phù hợp. Sơ đồ trên chỉ thuận lợi cho ngƣời dạy và ngƣời học trong việc lựa chọn PPDH khi nội dung môn học tƣờng minh và ổn định. Ngày nay, do mục tiêu, nội dung môn học thƣờng xuyên thay đổi có tính độc lập nhất định nên việc lựa chọn PPDH không chỉ căn cứ trực tiếp vào nội dung dạy học mà còn từ mục tiêu dạy học. Trong trƣờng hợp này ta có sự tƣơng tác chặt chẽ giữa ba yếu tố:

M

N P

1.9. Các cơ sở để đƣa ra quy trình hệ thống hóa lí thuyết phần hợp chất có chức 1.9.1. Xác định mục đích của hệ thống hóa lí thuyết và bài tập 1.9.1. Xác định mục đích của hệ thống hóa lí thuyết và bài tập

Mục đích của hệ thống lí thuyết, bài tập nhằm giúp học sinh dễ nhớ dễ khắc sâu kiến thức và vận dụng giải các bài tập, góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT.

1.9.2. Xác định phạm vi kiến thức cần hệ thống

Phạm vi lí thuyết hệ thống hóa là phần hợp chất có chức lớp 11. Bao gồm dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit – xeton, axit cacboxylic.

1.9.3. Xác định trọng tâm của mỗi chƣơng và mỗi bài

- Chƣơng 8: Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol. - Chƣơng 9: Anđehit – Xeton. Axit cacboxylic. Ở mỗi chƣơng cần xác định đƣợc:

- Nội dung kiến thức trọng tâm của chƣơng là gì? - Kiến thức nào là biết, kiến thức nào là hiểu? - Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh là gì?

- Thông qua nội dung của chƣơng giáo dục cho học sinh những phẩm chất gì? Tiến hành các bƣớc nhƣ vậy ở mỗi bài.

1.9.4. Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết, bài tập

- Thu thập các sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan đến hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11.

- Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.

- Tìm hiểu những nội dung trọng tâm nào mà học sinh cần phải nắm vững để tiến hành soạn thảo giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đó.

- Tìm hiểu phƣơng pháp trình bày giúp học sinh dễ học dễ nhớ qua các tài liệu tham khảo.

1.9.5. Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết

Để tiến hành hệ thống hóa lí thuyết ta có thể thực hiện theo các bƣớc sau:

- Xây dựng dàn ý của hệ thống lí thuyết: thông qua việc xác định trọng tâm của mỗi chƣơng, mỗi bài. Từ đó đƣa ra bài tập cho từng chƣơng, từng bài.

+ Hệ thống lí thuyết đƣợc tiến hành gồm bao nhiêu phần? + Mỗi phần đƣợc trình bày gồm bao nhiêu mục?

- Kết hợp sách giáo khoa và các sách tham khảo tiến hành cụ thể hóa nội dung của dàn ý.

- Soạn thảo chi tiết nội dung của dàn ý có sắp xếp và chọn lọc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, đã trình bày đƣợc cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài bao gồm: 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

2. Bài giảng và các bƣớc lên lớp. 3. Sơ lƣợc về lí thuyết và bài tập hóa.

4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông. 5. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHẤT CÓ CHỨC LỚP 11 TRƢỜNG THPT 2.1. Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng giờ học [9], [11], [15]

Chất lƣợng của giờ học phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ nội dung và chƣơng trình môn học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, điều kiện cơ sở vật chất.

2.1.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi định hƣớng và bài tập bổ trợ để hƣớng dẫn học sinh sinh

- Để giúp HS định hƣớng mục tiêu bài học, hoạt động tích cực, tiếp thu bài nhanh, GV cần xây dựng một hệ thống câu hỏi định hƣớng bài học và một số bài tập bổ trợ phát triển năng lực tƣ duy, sáng tạo của học sinh, yêu cầu các em chuẩn bị bài ở nhà.

- Hệ thống câu hỏi định hƣớng và bài tập bổ trợ là tài liệu cần thiết giúp HS tự học. Nó không chỉ mang tính chất tái hiện kiến thức đơn thuần mà còn nhằm gợi mở, phát triển kỹ năng tƣ duy. Để đáp ứng với nhiều đối tƣợng HS trong một lớp, nó phải tƣơng ứng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập phần hợp chất có chức hóa hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy hoc. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)