Tổ chức học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh [20]

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập phần hợp chất có chức hóa hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy hoc. (Trang 42 - 44)

7. Ðóng góp của đề tài:

2.1.5. Tổ chức học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh [20]

- Tổ chức học tập theo nhóm để tăng cƣờng khả năng hoạt động tích cực của HS.

- Định hƣớng đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hiện nay đòi hỏi hoạt động dạy và học cần có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động hợp tác, giữa GV với HS, giữa HS với HS. Nó thể hiện mối quan hệ tƣơng tác trong môi trƣờng thân thiện, an toàn. Đặc biệt là vào giờ ôn, luyện tập dù sử dụng bất cứ PPDH nào thì việc tổ chức học tập theo nhóm để tăng cƣờng khả năng hoạt động tích cực của HS cũng là một biện pháp cần thiết.

Mục đích của việc tổ chức học tập theo nhóm:

- GV tạo điều kiện cho HS trở thành chủ thể của hoạt động học tập để giờ học trở nên sinh động và có hiệu quả hơn.

- HS đƣợc hoạt động nhiều hơn, có điều kiện thể hiện mình thông qua đó tạo nên mối quan hệ giữa GV – HS, HS – HS tốt hơn.

- Sự phát triển cá nhân, tính sáng tạo của ngƣời học đƣợc quan tâm nhiều hơn. GV đóng vai trò là ngƣời định hƣớng, hƣớng dẫn, tổ chức, làm trọng tài, làm cố vấn, giúp HS kết luận, kiểm tra còn HS phải trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi, thực hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Nhƣ vậy, việc kích thích đƣợc HS tham gia hoạt động tích cực trong học tập nhóm đòi hỏi ngƣời GV phải có nhiều khả năng: lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, biết cách động viên khích lệ, có năng lực chuyên môn sâu rộng, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc của HS. Khi tổ chức cho HS học tập theo nhóm GV phải luôn

bám sát theo dõi để tránh đƣợc các hạn chế về tình trạng ỷ lại, ăn theo, tách nhóm. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm bằng nhiều hình thức khác nhau: thảo luận nhóm theo kiểu cặp đôi hoặc theo nhóm học tập thông thƣờng.

Mặt khác, trƣớc khi tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm, GV nên dành thời gian hƣớng dẫn, thống nhất cách làm việc với HS:

- Hƣớng dẫn chung cho HS phƣơng thức học tập nhóm. Hƣớng dẫn cho trƣởng nhóm cách điều hành giờ học tập, thƣ kí nhóm cách ghi biên bản. Việc này giúp HS tránh đƣợc tâm lý lúng túng khi nhận nhiệm vụ, sớm ổn định tổ chức. Nhờ đó, tạo đƣợc bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm để kích thích mọi thành viên tham gia vào hoạt động học tập. Kết quả học tập là kết quả chung của nhóm. Giáo viên nên ghi điểm tổng cho cả nhóm để học sinh tự chia ra tùy theo sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Điều này nhằm phát huy tính tự giác và hạn chế đƣợc tình trạng ăn theo của một số cá nhân thụ động trong giờ học.

- Phần tổng kết giờ học hợp tác, GV phải dựa trên kết quả thảo luận, nghiên cứu, nhận xét của HS để giúp HS nhìn nhận vấn đề một cách chính xác. GV để ý bổ sung những thiếu sót, giải tỏa những vƣớng mắc về kiến thức cũng nhƣ mối quan hệ giữa các thành viên.

Tóm lại, việc sử dụng biện pháp tổ chức học hợp tác theo nhóm trong giờ học đặc biệt là giờ ôn, luyện tập sẽ phát huy đƣợc rất nhiều ƣu thế vừa tăng cƣờng khả năng hoạt động tích cực của HS lại vừa rèn luyện cho HS khả năng hợp tác làm việc, biết cách sống cùng nhau và làm việc cùng nhau trong sự cạnh tranh lành mạnh.

Ví dụ: (Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm)

Phiếu học tập số 1 (bài ancol)

1. Hoàn thành sơ đồ và cân bằng các PTHH sau (nếu có): a) C2H5OH + Na b) CuSO4 + NaOH c) C2H5OH + Cu(OH)2 d) C3H5(OH)3 + Cu(OH)2

3. Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm –OH liên kết với những nguyên tử C cạnh nhau trong phân tử thì làm thế nào?

Phiếu học tập số 2

1) Có 3 lọ hóa chất không nhãn đựng các chất lỏng: dung dịch fomanđehit, axeton, glixerol. Chọn thuốc thử nào để phân biệt chúng? Viết pthh của các phản ứng xãy ra. Hãy trình bày phƣơng pháp và làm thí nghiệm biểu diễn sự lựa chọn để nhận ra các ống nghiệm đó.

Hƣớng dẫn giải:

1) Trích mỗi lọ một ít chất lỏng cho vào 3 ống nghiệm. Nhỏ dung dịch AgNO3/NH3 vào 3 ống nghiệm, trƣờng hợp có kết tủa ánh bạc là ống đựng fomanđehit.

- Lấy khoảng 1 ml dung dịch NaOH 5% vào ống nghiệm khác, nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 5% vào.

- Lấy 2 ống nghiệm khác cho vào mỗi ống 1 ít hóa chất còn lại (axeton và glixerol). Sau đó cho Cu(OH)2 vừa điều chế đƣợc ở trên vào. Ống nào hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là glixerol. Ống còn lại là axeton. Các pthh xãy ra:

HCHO + 4[Ag(NH3)]2OH (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

CH 2 CH 2 CH OH OH OH CH 2 CH 2 CH OH OH OH + Cu(OH) + 2 CH 2 CH 2 CH OH O O CH 2 CH 2 CH HO O O Cu H H + H O 2

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập phần hợp chất có chức hóa hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy hoc. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)