CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.2. NƯỚC VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.2.1. Tính chất chung của nước
Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Phân tử nước có góc liên kết HOH bằng 105o và độ dài liên kết O - H bằng 0,99 Ǻ.
Là phân tử phân cực, nước có khả năng hòa tan rất nhiều chất điện ly cũng như chất không điện ly. Nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường nước. Nước là hợp chất có khả năng tham gia nhiều phản ứng. Nó kết hợp với nhiều oxit của các nguyên tố, với các muối và tương tác với nhiều nguyên tố. Quá trình hòa tan các chất như đã biết là quá trình hidrat hóa với các chất đó. Đối với những hợp chất điện ly, quá trình hidrat hóa xảy ra nhờ sự tương tác tĩnh điện giữa ion với phân tử nước có cặp electron tự do ở nguyên tử oxi. Đối với những chất không điện ly mà phân tử có nhóm -OH như các axit yếu, các hợp chất hữu cơ như rượu, đường,… quá trình hidrat xảy ra được là nhờ liên kết hidro giữa các nhóm -OH với phân tử nước.
Nước là dung môi tốt, có khả năng hoạt động hóa học mạnh nên hòa tan nhiều chất có khả năng gây ô nhiễm nước.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
a. Các chỉ tiêu vật lí
- Độđục
Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh sáng tốt, nhưng khi trong nước có các tạp chất huyền phù, cặn rắn lơ lửng, các vi sinh vật và các hóa chất hòa tan thì khả năng truyền ánh sáng của nước giảm đi. Dựa trên điều đó mà người ta xác định độ đục của nước [2], [11].
+ Có nhiều đơn vịđo độđục, thường dùng: mg SiO2/l, NTU, FTU. + Nước cấp cho ăn uống độ đục không vượt quá 5 NTU. Nước mặt thường có độđục 20 - 100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 - 600 NTU.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được gọi là độ trong, ở độ sâu đó người ta có thể đọc được hàng chữ tiêu chuẩn.
Nước thiên nhiên sạch thường không màu, màu của nước mặt chủ yếu do chất mùn, các chất hòa tan, keo hoặc do thực vật thối rửa. Sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp cũng làm cho nước có màu.
Độ màu của nước được xác định theo thang màu tiêu chuẩn tính bằng đơn vị Pt-Co. Trong thực tế, độ màu có thể phân thành hai loại: độ màu thực và độ màu biểu kiến.
Độ màu biểu kiến bao gồm cả các chất hòa tan và các chất huyền phù tạo nên, vì thế màu biểu kiến được xác định ngay trên mẫu nguyên thủy mà không cần loại bỏ chất lơ lửng.
Độ màu thực được xác định trên mẫu đã ly tâm và không nên lọc qua giấy lọc vì một phần cấu tử màu dễ bị hấp thụ trên giấy lọc.
· Ý nghĩa môi trường
Đối với nước cấp, độ màu biểu thị giá trị cảm quan, độ sạch của nước. Riêng với nước thải, độ màu đánh giá phần nào mức độ ô nhiễm nguồn nước.
· Phương pháp xác định
Nguyên tắc xác định độ màu dựa vào sự hấp thu ánh sáng của hợp chất màu có trong dung dịch , phương pháp xác định là phương pháp so màu.
· Các yếu tốảnh hưởng
Độđục ảnh hưởng đến việc xác định độ màu thật của mẫu
Khi xác định độ màu thực, không nên sử dụng giấy lọc vì một phần màu thực có thể bị hấp thụ trên giấy
Độ màu phụ thuộc vào pH của nước, do đó trong bảng kết quả cần ghi rõ pH lúc xác định độ màu.
b. Chỉ tiêu hóa học
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để biểu thị tính axit và kiềm của nước.
Giá trị pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hòa tan trong nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lí nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do đo rất có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường.