CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
- Mục tiêu
Dược liệu thường được qui định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an tồn, q độ ẩm đó thì ngun liệu dễ bị mốc, hư hỏng.[9]
Việc xây dựng chỉ tiêu độ ẩm cho nguyên liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản. Khơng có một dược liệu nào đạt độ khơ tuyệt đối (độ ẩm 0%), nhưng đối với mỗi dược liệu đều được quy định một độ ẩm an toàn. Ðể bảo quản tốt, dược liệu cần có độ ẩm bằng hoặc dưới độ ẩm an toàn
- Nguyên tắc
Dùng sức nóng làm bay hơi hết hơi nước trong mẫu. Cân trọng lượng mẫu trước và sau khi sấy khô từ đó tính ra phần trăm nước có trong mẫu.
- Cách tiến hành
Chuẩn bị 3 chén sứ có kí hiệu sẵn, rửa sạch và sấy trong tủ sấy đến nhiệt độ >1000C. Sau khi sấy xong, lấy chén ra, bỏ vào bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân khối lượng các chén sứ cho đến khi khối lượng không đổi ta được khối lượng m0 (gam).
Cân m1 (gam) khối lượng bột chùm ngây. Cho vào tủ sấy, điều chỉnh nhiệt độ 1050C trong thời gian 5h. Sấy xong lấy mẫu ra khỏi tủ, đậy nắp chén, làm nguội trong bình hút ẩm sau đó đem cân, cứ như vậy đến khi khối lượng mẫu và cốc không đổi (tức khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không quá 0.005 gam) ta được khối lượng m2 (gam).
Độ ẩm của mỗi mẫu được xác định theo công thức:
(%) = ( m + mm )− m × 100%
Độ ẩm trung bình của nguyên liệu
(%) =∑ (%)
Trong đó: m0 : khối lượng của chén sứ (g). m1 : khối lượng của mẫu (g).
m2 : khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g). W(%) : Độ ẩm của mỗi mẫu.
WTB(%) : Độ ẩm trung bình.