XỬ LÝ NƯỚC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH PROTEIN TỪ HẠT CHÙM NGÂY VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHÁT KEO TỤ XỬ LÝ NƯỚC ĐỤC (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. XỬ LÝ NƯỚC NGHIÊN CỨU

2.6.1. Mẫu nước nghiên cứu

Các thông số mẫu nước đục ban đầu được lấy từ kênh gần trường Đại học sư phạm, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng (gần với nhà máy sản xuất nước giải khát Cocacola).

Một vài thông tin cơ bản về mẫu nước này

Độ đục (NTU) Độ pH Màu sắc

16 9,0 Vàng nâu

2.6.2. Dịch chiết protein từ hạt chùm ngây trong NaCl [23], [24]

a. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch chiết với nước đục với khả năng lọc

nước

Thí nghiệm này được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quá trình keo tụ và tạo bông ứng với các nồng độ khác nhau của chất keo tụ lên từng mẫu nước. Ta tiến hành thử nghiệm trên 5 cốc thủy tinh 250ml. Cho khoảng 200ml mẫu nước đục và cốc, sau đó bổ sung dịch chiết hạt chùm ngây theo nồng độ đã định trước sau cho tỉ lệ dịch chiết so với mẫu nước lần lượt là 1:60, 1:80, 1:100, 1:120, 1:140. Tiếp theo mẫu nước đục được để lắng trong vòng 24h trước khi đem phân tích chất lượng nước đã lắng. Thí nghiệm được tiến hành song song với một mẫu nước đối chứng là mẫu không bổ sung chất keo tụ. Tất cả thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phịng.

b. Ảnh hưởng của pH lên q trình xử lí nước đục

cốc, dùng máy đo pH để điều chỉnh pH của mỗi cốc từ mẫu nước ban đầu có pH = 9 thành các mẫu nước có pH lầm lượt là: 6, 7, 8, 9, 10. Lấy tỉ lệ dịch chiết so với mẫu nước tối ưu cho vào từng cốc. Tiếp theo mẫu nước đục được để lắng trong vịng 24h trước khi đem phân tích chất lượng nước đã lắng. Tất cả thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng.

2.6.3. Ứng dụng bột protein sau khi li tâm vào xử lý nước đục

Sau khi xác định các yếu tố tối ưu nhằm tạo ra được hiệu suất tách protein ra khỏi hạt chùm ngây bằng dung dịch NaCl. Dịch chiết sẽ được giữ lạnh trong vịng 24 giờ rồi sau đó tiến hành li tâm thu được bột protein. Sấy khô nhanh (để protein khơng bị biến tính). Từ đó thu được bột rắn protein và chuẩn bị cho quá trình xử lý nước đục.

a. Ảnh hưởng của khối lượng protein ở dạng bột lên q trình xử lí nước đục

Chuẩn bị 5 cốc đựng 200ml nước đục. Khối lượng protein bột lần lượt: 0,01g - 0,02g - 0,03g - 0,04g - 0,05g. Cho bột protein chùm ngây vào rồi khuấy nhẹ trong 20 phút, để yên trong vòng 24 giờ rồi lấy các mẫu đo độ đục từ máy đo. Kết quả và số liệu được ghi lại.

b. Ảnh hưởng của môi trường pH đến khả năng xử lí nước đục của protein dạng bột

Chuẩn bị 5 cốc đựng 200ml nước đục với pH lần lượt: 6 - 7 - 8 - 9 - 10. Cho bột protein chùm ngây vào rồi khuấy nhẹ trong 20 phút, để yên trong vòng 24 giờ rồi lấy các mẫu đo độ đục từ máy đo. Kết quả và số liệu được ghi lại.

2.7. SO SÁNH MỐI LIÊN HỆ XỬ LÝ NƯỚC ĐỤC CỦA PROTEIN TRONG DỊCH CHIẾT NaCl VỚI BỘT PROTEIN SAU KHI LI TÂM VỚI ẢNH HƯỞNG THEO TỈ LỆ TRONG NƯỚC

protein dạng bột đến khả năng xử lí nước đục, ta lập bảng so sánh hiệu suất lọc nước của dịch chiết và protein dạng bột, rồi từ đó rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH PROTEIN TỪ HẠT CHÙM NGÂY VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHÁT KEO TỤ XỬ LÝ NƯỚC ĐỤC (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)