CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.8. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PH ĐẾN KHẢ NĂNG XỬ LÝ
NƯỚC ĐỤC CỦA DỊCH CHIẾT PROTEIN TRONG NaCl VÀ PROTEIN DẠNG BỘT
Từ kết quả thu được sau khi khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lí nước đục của dịch chiết và protein dạng bột, ta lập bảng so sánh hiệu suất lọc nước của dịch chiết và protein dạng bột, rồi từ đó rút ra kết luận.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ 3.1.1. Độẩm
Bằng phương pháp trọng lượng, độ ẩm của hạt chùm ngây được xác định và tổng hợp ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độẩm STT m0 (g) m1 (g) m2 (g) W (%) WTB(%) 1 29,8630 5,0210 34,5220 7,21 7,47 2 30,2100 5,0185 34,8556 7,43 3 32,2302 5,0086 36,8491 7,78 Ø Kết luận:
Độ ẩm trung bình là 7,47%. Đây là hạt khô nên giá trị độ ẩm vừa xác định ở trên là hợp lý.
3.1.2. Hàm lượng tro
Bằng phương pháp trọng lượng, hàm lượng tro của nguyên liệu được xác định và tổng hợp ở bảng 3.2. Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hàm lượng tro STT m0 (g) m1 (g) m3 (g) A(%) ATB(%) 1 29,8630 5,0210 30,0663 4,05 4,23 2 30,2100 5,0185 30,4167 4,12 3 32,2302 5,0086 32,4571 4,53 Ø Kết luận:
Hàm lượng tro trung bình là 4.23%. Đây chính là hàm lượng các chất vô cơ tồn tại trong hạt chùm ngây.
3.2. TÁCH PROTEIN TỪ BÃ TÁCH DẦU
Protein sau khi được thu lại từ việc chiết soxhlet sẽ được sử dụng để chuẩn bị quá trình xác định các yếu tố tối ưu.
Tiến hành: Bã protein sau khi chiết soxhlet sẽ được bảo quản khô, sau đó thực hiện quá trình xử lí tạo kích thước hạt nhỏ bằng cách nghiền bã qua rây, tiếp đến cân khối lượng xác định rồi cho vào bình tam giác 250ml, sau đó tùy theo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mà tiến hành. Sau khi khuấy từ trong thời gian xác định, dịch sẽ được lọc qua phễu rồi để phần bã còn lại sau khi lọc sấy khô trong 24h . Tiếp đến tiến hành cân lại khối lượng bã còn sau khi chiết rồi từđó xác định được hiệu suất tách protein từ hạt chùm ngây.
Từ các số liệu thu được, tiến hành quá trình tính toán, xử lí số liệu và lập đồ thị để dễ dàng quan sát. Dựa vào đó, có thể xác định được các điều kiện hay giá trị tối ưu để chiết tách được hàm lượng protein tốt nhất nhằm mục đích xử lí nước đục ở phần sau của đề tài nghiên cứu.