Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 56 - 79)

Loại mẫu Đối tượng phỏng vấn

Số mẫu Nội dung

1. Cơ quan QLNN về VSATTP thuộc Sở y tế  Phòng Y tế  Trung tâm Y tế  Ban chỉ đạo VSATTP  Phó chủ tịch phụ trách văn xã, thị trấn  Trạm y tế xã, thị trấn Tổng 03 9 20 24 24 80 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý - Hệ thống chế độ chính sách về VSATTP.

- Việc Thanh tra, kiểm tra và xử lý NĐTP, tuyên truyền…

- Kinh phí bố trí cho việc đảm bảo VSATTP, ứng dụng KHCN

- Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về VSATTP

2. Người kinh doanh thực phẩm

 Người kinh doanh thực phẩm

Tổng

10 - Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chấp hành quy định về VSATTP - Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP 3. Người sản xuất, chế biến, thực phẩm  Người sản xuất  Người chế biến Tổng 20 20 40 - Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm - Chấp hành quy định về VSATTP - Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP 4. Người tiêu

dùng

 Người tiêu dùng 10 - Hiểu biết về Quy định VSATTP - Đánh giá về công tác tuyên truyền, phố biến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ý thức - Thực hành - Thói quen

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Thống kê mô tả được sủ dụng để mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mơ tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp này dùng để mô tả các hiện tượng, các thực trạng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu và các hộ nông dân, rồi biểu diễn qua hệ thống các bảng biểu đồ thị, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được dùng trong các bảng số liệu để tính tốn sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ, các giai đoạn rồi so sánh với nhau. Từ đó biết được kết quả kỳ sau so với kỳ trước, hay bình qn giữa các kỳ, đó là cơ sở để có điều chỉnh thích hợp hay đưa ra dự báo trong tương lai.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, biểu diễn số liệu bằng các đồ thị làm cơ sở cho mọi phân tích, nhận xét và kết luận.

3.2.2.4. Công cụ SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là cơng cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Muốn phân tích mơ hình SWOT chú trọng vào mơi trường bên trong và môi trường bên ngồi, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ mơi trường bên trong cũng như những cơ hội và Nguy cơ từ mơi trường bên ngồi. Hãy tưởng tượng mơ hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:

- Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu.

- Môi trường bên ngoài: (OPPORTUNITY) Cơ hội + (THREAT) Nguy cơ. Để sử dụng phương pháp phân tích SWOT vào đề tài nghiên cứu tơi đã xem xét và tìm hiểu tình hình hiện tại của đề tài gắn với các ràng buộc trên địa bàn của huyện. Tôi nhận thấy những điểm mạnh và điềm yếu của đề tài để từ đó có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu cho đề tài của mình như thế nào đối với địa bàn huyện. Có những cơ hội và nguy cơ nào từ bên ngoài mà đề tài bắt gặp. Qua đó ta phát huy những cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ mà ta đã lựa chọn để từ đó có những giải pháp cụ thể.

3.2.2.5. Phương pháp PRA (Partipatory Rural Appraisal)

PRA là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Partipatory Rural Appraisal. PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn, bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lơi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nơng thơn để họ tìm ra những phương sách, giải pháp từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA cán bộ nghiên cứu, phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác nòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

- Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA

+ Thu thập tài liệu có sẵn: Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thơng tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phương.

+ Tạo lập mối quan hệ: Các hoạt động PRA đều thơng qua q trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với người dân là cần thiết và được xem là sự trao đổi tương quan bình đẳng giữa cán bộ với người dân địa phương và có sự hiểu nhau. Ðể tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp như: chú ý, quan sát, lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu thập thông tin.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt: Phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện các công cụ PRA. Phương pháp này được sử dụng với cá nhân nông dân, với các thơng tin viên chính từ thơn, xóm, với các nhóm sở thích hay với các nhóm nơng dân khác. Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt người dân vào q trình đàm thoại thơng qua một loạt câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ với người dân. Trong phỏng vấn linh hoạt cán bộ phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai?, cái gì?, ở đâu?, khi nào?, tại sao?, như thế nào? và bao nhiêu?. Ðể thực hiện phỏng vấn linh hoạt cần:

- Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo dõi công việc hiện trường.

- Lựa chọn cá nhân, thơng tin viên chính, nhóm sở thích hay nhóm nơng dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những người này có khả năng cung cấp thơng tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng.

- Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hưởng vì những lý do ngoại cảnh.

- Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhưng cho phép mềm dẻo trong đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý tưởng mới xuất hiện.

- Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang được phỏng vấn.

- Sử dụng câu hỏi mở để đạt được giải thích và quan điểm của người sản xuất hơn là câu hỏi: có hoặc khơng?

- Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trường. - Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới. - Kiểm tra tính thực tiễn của thơng tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm 1: Nhóm phản ánh về quy mô trong quản lý VSATTP

Cơ chế chính sách: Gồm các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP công tác xây dựng triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATVSTP, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cơng tác QLNN về ATTP.

Nhóm hai: Nhóm chỉ tiêu phản ánh về trình độ cán bộ làm cơng tác VSATTP

Số lượng cán bộ Trình độ cán bộ

Hiệu quả cơng việc của cán bộ

Nhóm ba: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP:

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức.

Thông tin, truyền thông: Số lượng kênh thông tin tuyên truyền số lượng bài viết, tin đưa.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra.

Cấp giấy chứng nhận về VSATTP: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện VSATTP, tiếp nhận công bố hợp quy.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

Huyện Đông Anh gồm 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã trên địa bàn Huyện, có dân số 382.806 người (2016) và khoảng 50.000 công nhân, học sinh, sinh viên nơi khác đến thuê trọ, số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo điều tra năm 2016 là 3.642 cơ sở. Nhu cầu về thực phẩm trung bình hằng năm cao: cần khoảng 60,7 nghìn tấn gạo; 45 nghìn tấn thịt lợn, 18 nghìn tấn thịt gà; 25 triệu quả trứng các loại, 36 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến; 76 nghìn tấn rau. Diện tích trồng rau an tồn là 501 ha/5.500 ha diện tích trồng rau của tồn Thành phố giúp cung cấp rau cho nhân dân địa phương và cung cấp cho một số quận, huyện và tỉnh thành lân cận; 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp; 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp; 05 khu giết mổ gia súc, gia cầm thủ công và hơn 39 điểm giết mổ nhỏ lẻ, thủ cơng, vẫn cịn tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư. Có 25 chợ có ban quản lý, 04 siêu thị và 01 chợ trung tâm thương mại trên địa bàn.

Hiện nay, trên địa bàn Huyện Đơng Anh có 2.343 cơ sở do ngành Y tế quản lý trong đó, có 33 cơ sở sản xuất dịch vụ ăn uống , 1.773 cơ sở dịch vụ ăn uống (984 cửa hàng ăn uống, 318 bếp ăn tập thể các trường học, Khu cơng nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, cụm CN, khu nghỉ), 53 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 484 cơ sở thức ăn đường phố (Nguồn điều tra Trung tâm Y tế Huyện, 2016).

4.1.THỰC TRANG CÔNG TÁC QLNN VỀ VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH HUYỆN ĐÔNG ANH

4.1.1. Cơng tác xây dựng, ban hành văn bản chính sách pháp luật về VSATTP 4.1.1.1. Tình hình xây dựng và triển khai văn bản chính sách pháp luật về ATTP 4.1.1.1. Tình hình xây dựng và triển khai văn bản chính sách pháp luật về ATTP

Hiện nay, việc ban hành các văn bản pháp luật về VSATTP ở nước ta đang được phân thành 2 cấp: việc ban hành văn bản pháp luật về VSATTP thuộc thẩm quyền cấp Trung ương và việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương.

Thứ nhất, văn bản pháp luật về VSATTP do cấp Trung ương ban hành trong đó quan trọng nhất là văn bản pháp luật do Ban chỉ đạo liên ngành Trung Ương ban hành, chịu trách nhiệm chính là Bộ Y Tế.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của QLNN về VSATTP, Bộ Y Tế đã thành lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (tiền thân của Cục ATTP ngày nay) năm 1999. Ngay sau đó, Ban bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an tồn thực phẩm trong tình hình mới” (viết tắt là Chỉ thị 08). Ngày 7/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1228/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 – 2015. Mục tiêu Chương trình giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm có số người mắc lớn hơn hoặc bằng 30 người so với năm 2010. Số người mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính/100.000 dân trong các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận là nhỏ hơn hoặc bằng 8. Theo Quyết định, Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 – 2015 sẽ do Bộ Y tế chủ trì, áp dụng 63 tỉnh thành trong cả nước. Tổng nguồn vốn thực hiện trương trình 4.139 tỷ đồng.

Cần phải khẳng định, nhà nước luôn quan tâm vấn đề an toàn thực phẩm. Ngày 19/6/2009, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 34/2009/NQ- QH12 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong đó, tại Khoản 7 Điều 2 Nghị quyết số 34 cũng yêu cầu phải tăng đầu tư cho các hoạt động như đào tạo cán bộ, đặc biệt là lực lượng cán bộ chuyên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng đầu tư để xây dựng mới và nâng cấp một số phịng kiểm nghiệm hiện có đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; hoạt động kiểm nghiệm phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm; nghiên cứu khoa học và cơng nghệ phục vụ kiểm soát, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, sản xuất và chế biến thực phẩm an toàn.

Tương tự Nghị quyết cũng nêu rõ, trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm tăng dần hằng năm cùng với tăng thu của ngân sách nhà nước. Trong đó chú trọng tăng kinh phí cho cơng tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp xã.

Đặc biệt năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 là văn bản pháp lý cao nhất trong đó tại Điều 61 của Luật có quy định Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Một, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Hai, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ba, Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Bốn, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.

Ngay sau khi Luật ATTP ra đời, chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến cơng tác an tồn thực phẩm, Nghị định số 38/2010/NĐ- CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Chỉ thị số 20/CT-TTg 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 20/CT- UBND ngày 22/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo ATTP và phịng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Kết luận số 11 – KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 – CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư khóa XI, xây dựng kế hoạch triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 56 - 79)