Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vsattp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

2.1.5.1. Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm

Sơ đồ 2.1. Hệ thống chính sách pháp luật

Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực rộng, trong quá trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời.

2.1.5.2. Nguồn nhân lực làm công tác Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm làm trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm tỉnh/ thành phố, UBND tỉnh/thành phố, Sở y tế tỉnh/thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, UBND các quận huyện, Trung tâm Y tế các quận huyện, UBND các xã thị trấn, trạm y tế các xã,

Nghị định, nghị quyết

Thông tư, quyết định, hướng dẫn

Quyết định, chỉ thị, công văn chỉ đạo, thực hiện Luật an toàn thực phẩm

thị trấn cán bộ chuyên trách trạm y tế, cộng tác viên ATVSATP các xã, thị trấn.

Sơ đồ 2.2. Mạng lưới về VSATTP trong ngành y tế

Nguồn: Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam)- GV Đinh Gia Huệ Đại học Thành Đô

Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện thông qua bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Việc phân công nhiệm vụ phù hợp hay không phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao.

lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc có chuyên môn thì ý thức trách nhiệm quyết định chính trong việc hoàn thành nhiệm vụ hay không và hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào.

Một số chỉ tiêu thể hiện trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.

a. Số lượng cán bộ

- Trình độ chuyên môn được đào tạo. - Kết quả công tác của mỗi cán bộ.

Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong sự thành công của mọi vấn đề. Khi đã sử dụng yếu tố con người hợp lý với năng lực, sở trường với chuyên môn của họ thì mới đạt được mục đích và nâng cao kết quả trong công việc nói chung và trong quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng.

b. Trang thiết bị và phương tiện

Đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: máy tính, laptop, Projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ tuyên truyền …

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

Hệ thống phòng kiểm nghệm của Viện kiểm nghiệm trung ương và Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố được trang bị máy móc hiện đại. Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm.

c. Sự phối hợp của cơ quan Quản lý Nhà nước

Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực. Cơ quan y tế trong lĩnh vực an toàn vệ

sinh thực phẩm là cơ quan thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)