Bộ máy quản lý nhà nhà nước về vsattp huyện đông anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

4.1.3.1. Cấu trúc bộ máy quản lý nhà Nhà nước về VSATTP huyện Đông Anh

Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP tại huyện Đông Anh đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật theo quy định tại Theo quyết định số 16/2016/QĐ – UBND ngày 9/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm có quy định về trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị trấn quy định tại điều 19 của quyết định này. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh chỉ đạo Phòng Y tế, Phòng kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo các trạm y tế xã thực hiện nhiệm vụ QLNN về VSATTP trên địa bàn xã, thị trấn.

Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP (trong ngành y tế) ở huyện Đông Anh đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2007, đến nay bộ máy đã dần hoàn thiện. Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp huyện và cấp xã. Được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP và các cơ quan chuyên môn và thu nhiều kết quả tốt.

Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về VSATTP được hoạt động theo quy chế hoạt động của ban chỉ đạo và tổ công tác liên ngành an toàn thực phẩm huyện Đông Anh được quy định tại Quyết định số 1293/QĐ –UBND ngày 16/6/2017 của UBND huyện Đông Anh quy định.

a. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo

Tham mưu, đề xuất UBND huyện triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Nghiên cứu, đề xuất với UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn, chương trình hành động về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành, đoàn thể của huyện triển khai thường xuyên các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, xử lý và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

Giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể của huyện và UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Đề xuất biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của nhà nước vê lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

b. Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành

Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 của quy chế này.

Thu thập số liệu, tổng hợp, thống kê, báo cáo, cập nhật thông tin và kết quả triển khai của các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương để phản ánh, đề xuất với Ban Chỉ đạo xây dựng, triển khai các phương án, giải pháp tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

c. Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo- Chủ tịch UBND huyện

Chịu trách nhiệm chung về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện và hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành trước BCĐ ATTP Thành phố.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành.

Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Tổ chức, triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện theo nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương; của UBND thành phố và các nội dung hoạt động đã được Ban Chỉ đạo liên ngành thông qua.

d. Nhiệm vụ của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo

* Phó Trưởng Ban thường trực – Phòng Y tế:

Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về đảm bảo ATTP thuộc lĩnh vực và những nội dung, công việc được phân công; thay mặt Trưởng Ban điều hành công việc khi được ủy quyền.

Tham mưu, giúp Trưởng Ban trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành.

Trực tiếp triệu tập, đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành trong việc thực hiện chế độ họp, thống kê, báo cáo theo quy định.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm định kỳ, đột xuất theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành với Trưởng Ban.

Trực tiếp phụ trách bộ phận thường trực và Tổ công tác liên ngành; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban phân công.

* Phó Trưởng Ban- Phòng Kinh tế:

Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về đảm bảo ATTP thuộc lĩnh vực và những nội dung, công việc được phân công; thay mặt Trưởng Ban điều hành công việc khi được ủy quyền.

Tham mưu, giúp Trưởng Ban triển khai các hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong phạm vi và lĩnh vực được phân công.

Theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các ban, ngành, đoàn thể; UBND xã, thị trấn; các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban phân công.

e. Nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành (Các ban ngành đoàn thể thuộc huyện)

Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về những nội dung, công việc được phân công; trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo lĩnh vực của đơn vị, ban, ngành, đoàn thể.

Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo trong việc điều hành, triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo từng lĩnh vực chuyên ngành; có trách nhiệm lồng ghép các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công với việc chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của đơn vị, ban, ngành, đoàn thể mình.

Phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong Ban Chi đạo liên ngành để tổ chức, triển khai có hiệu quả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Trưởng Ban; chủ động tham mưu, đóng góp ý kiến về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng của đơn vị, ban, ngành, đoàn thể mình thực hiện đúng chế độ thống kê, báo cáo kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và gửi về thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban phân công.

f. Nhiệm vụ của Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên - Tổ công tác liên ngành

* Nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành

Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo liên ngành về mọi hoạt động của Tổ công tác liên ngành.

Trực tiếp triệu tập, đôn đốc các tổ viên Tổ công tác liên ngành trong việc thực hiện chế độ họp, thống kê, báo cáo theo quy định.

Tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ.

Cung cấp, thu thập số liệu, thống kê, báo cáo về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm với Ban Chỉ đạo liên ngành theo quy định; tham gia kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

* Nhiệm vụ của tổ phó Tổ công tác liên ngành:

Tham mưu, giúp Tổ trưởng triển khai các hoạt động của tổ công tác liên ngành.

Tham gia kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

* Nhiệm vụ của các tổ viên Tổ công tác liên ngành:

Tham gia kiểm tra, theo dõi, giám sát và đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ.

Chủ động tham mưu, đề xuất với Tổ trưởng và Ban Chỉ đạo liên ngành về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; giúp việc cho các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, đơn vị về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm khi được phân công.

Phối hợp chặt chẽ với các Tổ viên trong Tổ công tác liên ngành để tổ chức, triển khai các hoạt động cụ thể liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

Tham dự đầy đủ các cuộc họp, giao ban của Tổ công tác và Ban Chỉ đạo liên ngành.

4.1.3.2. Công tác phối hợp quản lý Nhà nước về VSATTP

Theo như phân tích thực trạng phối hợp giữa các bộ phận liên quan ở trên có thể thấy, ở huyện hiện nay đã lập được một tổ điều tra liên ngành gồm các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác thanh tra, kiểm tra, và báo cáo kịp thời với UBND huyện về VSATTP trên địa bàn huyện.

Theo kết quả điều tra, đại đa số các câu trả lời cho rằng công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong huyện là khá tốt, các đợt kiểm tra đều có đủ

các cơ quan ban ngành, tránh được sự chồng chéo trong quản lý. Tuy nhiên, cũng theo kết quả điều tra, công tác triển khai ở cấp xã còn nhiều bất cập, sự lỏng lẻo trong quản lý.

Cũng theo kết quả phỏng vấn về ý kiến của các cấp lãnh đạo để sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến VSATTP trên toàn huyện, thì đại đa số đều mong muốn được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo Huyện, cần đầu tư thêm những trang thiết bị chuyên ngành hiện đại hơn, cấp thêm chi phí để hoạt động hiệu quả hơn.

Việc phân cấp chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến quản lý chồng chéo trong quản lý:

+ Nhiều cơ quan cùng quản lý 1 cơ sở, cùng 1 lúc tiến hành thanh tra, kiểm tra, cấp phép đã gây khó khăn, tạo áp lực cho cơ sở thực phẩm.

+ Sự phối hợp giữa các ngành còn mang tính bị động, chưa có quy chế phối hợp chưa có kế hoạch chủ động phối hợp, sự phối hợp không thường xuyên, liên tục. Sở Y tế là cơ quan thường trực của BCĐ liên ngành về ATVSTP, chịu trách nhiệm trước UBND huyện về sự thống nhất quản lý nhà nước. Tuy nhiên, Phòng Y tế và Phòng kinh tế là cơ quan ngang cấp, nên khi có sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra trên địa bàn, Phòng Y tế phải báo cáo UBND huyện đề nghị UBND chỉ đạo sự phối hợp của các ngành liên ngành gây mất thời gian trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 72 - 77)