Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan tới luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53)

3.1.1 .Vị trí địa lý

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan tới luận văn

3.1.3.1. Thuận lợi

Đơng Anh là huyện ngoại thành phía bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất cổ “ Địa linh, nhân kiệt” có bề dày lịch sử, truyền thống thượng võ, yêu nước, văn hiến và văn hố nghệ thuật là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cho đến vùng động lực phát triển phía bắc Thủ đơ Hà Nội hiện nay. Nơi đây nổi tiếng với địa danh Cổ Loa - mảnh đất từng 2 lần là Kinh đô nước Việt, Đơng Anh có nhiều danh nhân, khoa bảng cùng với 413 di tích lịch sử -văn hóa (bình qn một xã có 16 di tích) mang giá trị tiêu biểu về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, văn hoá là 93 lễ hội dân gian truyền thống như Chèo, tuồng, ca trù, rối nước ...Lễ hội huyện Đông Anh thường tổ chức vào đầu năm với nhiều hình thức sinh hoạt, vui

chơi phong phú. Lễ hội là sự suy tôn những phẩm chất đẹp nhất của con người, giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui. Song hành với việc tổ chức lễ hội là hoạt động khơng thể thiếu đó là việc tổ chức ăn uống ở các quy mô khác nhau, thức ăn đường phố phát triển mạnh mẽ. Ngồi ra, có thể phát triển ngành nghề liên quan đến văn hóa đặc trưng như hướng dẫn viên du lịch.

Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Đơng Anh có khu Cơng nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Nguyên Khê cùng với rất nhiều làng nghề phát triển, thu hút nhiều lao động trong cả nước do đó, dịch vụ cung cấp xuất ăn sẵn và các dịch vụ khác ở khu công nghiệp phát triển.

3.1.3.2. Khó khăn

Do có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phát triển mạnh, có xu tăng theo hàng tháng. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lễ hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang diễn ra rất phức tạp. Các khu công nghiệp phát triển đồng nghĩa các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp cũng phát triển, các công ty chế biến thức ăn sẵn cũng phát triển, nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ sẽ gây lên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng do ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền quan thực phẩm mang lại. Hạn chế được ngộ độc thực phẩm xảy ra trong lễ hội và tại các bếp ăn tập thể là mối quan tâm của tất các các cấp, các ngành làm cơng tác quản lý an tồn vệ sinh thực phẩm ở Đông Anh hiện nay.

- Công tác quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, cảnh báo, kiểm sốt nguy cơ ơ nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cịn nhiều bất cập; cơng nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm thủ cơng, sử dụng hóa chất sai quy định trong quá trình sản xuất thực phẩm.

- Cơng tác quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm “Từ trang trại đến bàn ăn”; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao.

- Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Huyện rất nhiều và di động, thời vụ. Nhiều cơ sở nhỏ lẻ manh mún, nhiều chợ cóc, chợ tạm, cơ sở giết

mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh. Nhiều thực phẩm khơng đảm bảo an tồn từ nơi khác và nước ngoài chuyển về.

- Áp lực của việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng cũng làm tăng việc sử dụng hóa chất trong q trình sản xuất thực phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ơ nhiễm thực phẩm, tồn dư hóa chất trong sản phẩm thực phẩm.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1.1. Thông tin thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học.

Thu thập qua các báo cáo tổng tổng kết năm, từ các nghiên cứu đã triển khai với các đánh giá trước đây của chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp:

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý VSATTP từ huyện xuống xã thị trấn, cụ thể:

Đối với cấp huyện gồm: Phòng Y tế huyện (2 Lãnh đạo phòng và 1 chuyên viên), Trung tâm y tế huyện (2 lãnh đạo, 7 viên chức khoa ATVSTP, khoa Truyền thông), thành viên Ban chỉ đạo VSATTP Huyện (20 người).

Đối với cấp xã, thị trấn gồm: Phó chủ tịch phụ trách các xã, thị trấn (24 người), Trạm trưởng trạm y tế các xã, thị trấn (24 người).

Tổ chức lấy phiếu điều tra tại 3 xã có số cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống nhiều nhất trên địa bàn huyện Đông Anh là 03 xã Kim Chung, xã Uy Nỗ và Thị trấn Đông Anh. Đối tượng cụ thể tại 3 xã là 10 người kinh doanh thực phẩm; 20 người sản xuất thực phẩm, 20 người chế biến thực phẩm và 10 người tiêu dùng các sản phẩm. Các đối tượng điều tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến ở bếp ăn tập thể và các đối tượng điều tra là người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATVSTP, mối quan tâm của họ đến vấn đề ATVSTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người

tiêu dùng đến thực phẩm hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý nhà nước về ATVSTP hiện nay ở trên địa bàn huyện Đông Anh.

Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn huyện Đông Anh.

Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Loại mẫu Đối tượng phỏng vấn

Số mẫu Nội dung

1. Cơ quan QLNN về VSATTP thuộc Sở y tế  Phòng Y tế  Trung tâm Y tế  Ban chỉ đạo VSATTP  Phó chủ tịch phụ trách văn xã, thị trấn  Trạm y tế xã, thị trấn Tổng 03 9 20 24 24 80 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý - Hệ thống chế độ chính sách về VSATTP.

- Việc Thanh tra, kiểm tra và xử lý NĐTP, tuyên truyền…

- Kinh phí bố trí cho việc đảm bảo VSATTP, ứng dụng KHCN

- Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về VSATTP

2. Người kinh doanh thực phẩm

 Người kinh doanh thực phẩm

Tổng

10 - Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chấp hành quy định về VSATTP - Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP 3. Người sản xuất, chế biến, thực phẩm  Người sản xuất  Người chế biến Tổng 20 20 40 - Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm - Chấp hành quy định về VSATTP - Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP 4. Người tiêu

dùng

 Người tiêu dùng 10 - Hiểu biết về Quy định VSATTP - Đánh giá về công tác tuyên truyền, phố biến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ý thức - Thực hành - Thói quen

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Thống kê mô tả được sủ dụng để mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mơ tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp này dùng để mô tả các hiện tượng, các thực trạng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu và các hộ nông dân, rồi biểu diễn qua hệ thống các bảng biểu đồ thị, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được dùng trong các bảng số liệu để tính tốn sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ, các giai đoạn rồi so sánh với nhau. Từ đó biết được kết quả kỳ sau so với kỳ trước, hay bình qn giữa các kỳ, đó là cơ sở để có điều chỉnh thích hợp hay đưa ra dự báo trong tương lai.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, biểu diễn số liệu bằng các đồ thị làm cơ sở cho mọi phân tích, nhận xét và kết luận.

3.2.2.4. Công cụ SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là cơng cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Muốn phân tích mơ hình SWOT chú trọng vào mơi trường bên trong và môi trường bên ngồi, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ mơi trường bên trong cũng như những cơ hội và Nguy cơ từ mơi trường bên ngồi. Hãy tưởng tượng mơ hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:

- Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu.

- Môi trường bên ngoài: (OPPORTUNITY) Cơ hội + (THREAT) Nguy cơ. Để sử dụng phương pháp phân tích SWOT vào đề tài nghiên cứu tơi đã xem xét và tìm hiểu tình hình hiện tại của đề tài gắn với các ràng buộc trên địa bàn của huyện. Tôi nhận thấy những điểm mạnh và điềm yếu của đề tài để từ đó có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu cho đề tài của mình như thế nào đối với địa bàn huyện. Có những cơ hội và nguy cơ nào từ bên ngoài mà đề tài bắt gặp. Qua đó ta phát huy những cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ mà ta đã lựa chọn để từ đó có những giải pháp cụ thể.

3.2.2.5. Phương pháp PRA (Partipatory Rural Appraisal)

PRA là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Partipatory Rural Appraisal. PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn, bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lơi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nơng thơn để họ tìm ra những phương sách, giải pháp từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA cán bộ nghiên cứu, phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác nòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

- Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA

+ Thu thập tài liệu có sẵn: Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thơng tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phương.

+ Tạo lập mối quan hệ: Các hoạt động PRA đều thơng qua q trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với người dân là cần thiết và được xem là sự trao đổi tương quan bình đẳng giữa cán bộ với người dân địa phương và có sự hiểu nhau. Ðể tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp như: chú ý, quan sát, lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu thập thông tin.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt: Phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện các công cụ PRA. Phương pháp này được sử dụng với cá nhân nông dân, với các thơng tin viên chính từ thơn, xóm, với các nhóm sở thích hay với các nhóm nơng dân khác. Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt người dân vào q trình đàm thoại thơng qua một loạt câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ với người dân. Trong phỏng vấn linh hoạt cán bộ phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai?, cái gì?, ở đâu?, khi nào?, tại sao?, như thế nào? và bao nhiêu?. Ðể thực hiện phỏng vấn linh hoạt cần:

- Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo dõi công việc hiện trường.

- Lựa chọn cá nhân, thơng tin viên chính, nhóm sở thích hay nhóm nơng dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những người này có khả năng cung cấp thơng tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng.

- Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hưởng vì những lý do ngoại cảnh.

- Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhưng cho phép mềm dẻo trong đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý tưởng mới xuất hiện.

- Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang được phỏng vấn.

- Sử dụng câu hỏi mở để đạt được giải thích và quan điểm của người sản xuất hơn là câu hỏi: có hoặc khơng?

- Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trường. - Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới. - Kiểm tra tính thực tiễn của thơng tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm 1: Nhóm phản ánh về quy mô trong quản lý VSATTP

Cơ chế chính sách: Gồm các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP công tác xây dựng triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATVSTP, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cơng tác QLNN về ATTP.

Nhóm hai: Nhóm chỉ tiêu phản ánh về trình độ cán bộ làm cơng tác VSATTP

Số lượng cán bộ Trình độ cán bộ

Hiệu quả cơng việc của cán bộ

Nhóm ba: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP:

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức.

Thông tin, truyền thông: Số lượng kênh thông tin tuyên truyền số lượng bài viết, tin đưa.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra.

Cấp giấy chứng nhận về VSATTP: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện VSATTP, tiếp nhận công bố hợp quy.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

Huyện Đông Anh gồm 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã trên địa bàn Huyện, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53)