Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 26 - 30)

Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước được thể hiện 4 mặt: Thiết lập bộ máy tổ chức, ban hành các văn bản chính sách; tổ chức thực thi pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động và định hướng phát triển (Vũ Xuân Dũng, 2006).

2.1.4.1. Xây dựng, triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp các chủ trương, đường lối, chính sách và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và các phương pháp để đạt được mục tiêu đó (Phan Huy Đường, 2015).

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về ATTP là hệ thống các văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2015). Theo đó, quy phạm pháp luật là quy tắc ứng xử chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác ATTP.

Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Khi Luật ATTP có hiệu lực nhiều quy định liên quan đến quản lý chất lượng ATTP đã được bản hành có phù hợp với từng đặc thù riêng của từng Bộ, ngành. Từ đó, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về ATTP được ban hành từ Trung ương sau đó được triển thực thi tại các địa phương thông qua các đơn vị chủ quản cấp trên. Kết quả triển khai, thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chí đã đề ra: Quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm, việc kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động….

Đánh giá các văn bản, chính sách về ATTP: Nó luôn là vấn đề mang tính thời sự, các chính sách được ban hành luôn phù hợp với tình hình thực tế. Sự thay đổi ấy, đã góp phần cho công tác QLNN về ATTP luôn mang tính thực tiễn cao, đồng thời góp phần phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ.

2.1.4.2. Xây dựng bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm

thống quản lý, hệ thống thanh tra chuyên ngành về ATTP, hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương.

Hệ thống quản lý tuyến quản lý Trương ương gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

Hệ thống quản lý tuyến tỉnh thực hiện theo Nghị định 79/2008/NĐ- CP gồm: Chi cục an toàn thực phẩm, chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản.

Hệ thống quản lý tuyến quận huyện, xã phường thực hiện theo Quyết định số 12/2006/QĐ- BYT ngày 9/3/2016 về việc ban hành “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế gồm: Phòng Y tế, Trạm y tế xã.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá thông qua hoạt động xét nghiệm. Hoạt động này được thực hiện chính xác sẽ giúp cho công tác thanh tra ATTP được hiệu quả cao.

Quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ QLNN về ATTP

Cơ sở vật chất của hệ thống quản lý nhà nước về ATTP cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu của công việc. Cán bộ làm công tác quản lý được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động như: Máy tính, máy in, máy ảnh….

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về TTP việc trang bị các thiết bị máy móc phù hợp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong

việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tố nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã trang bị hệ thống kiểm nghiệm, phòng xét nghiệm với các trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo cho công tác quản lý an toàn thực phẩm.

2.1.4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP

Công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho mọi đối tượng năm rõ. Đây là công cụ tuyên truyền phổ biến, là một cầu nối quan trọng trực tiếp nối liền Nhà nước với nhân dân, góp phần vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Từ đó, nâng cao được ý thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nắm vững các quy định của Nhà nước về ATTP.

Hình thức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền có thể thực hiện bằng rất nhiều hình thức đa dạng về chủng loại, kiểu dáng như: Trên intenet, đài báo, các phương tiện thông tin đại chúng: chuyên đề, hội thảo, hội nghị, triển lãm, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và một số hình thực khác phù hợp với tình hình của từng địa phương.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP theo các hình thức sau: Đào tạo chứng chỉ, đào tạo thường xuyên, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo sau đại học về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời thông qua cá chỉ tiêu về: Tập huấn kỹ năng giám sát điều tra; tập huấn đảm bảo ATTP, tập huấn kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.

2.1.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP

Phối hợp tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.

Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thanh tra, xử lý, ra quyết định xử phạt các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 26 - 30)