Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

3.1.1 .Vị trí địa lý

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sủ dụng để mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mơ tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp này dùng để mô tả các hiện tượng, các thực trạng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu và các hộ nông dân, rồi biểu diễn qua hệ thống các bảng biểu đồ thị, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được dùng trong các bảng số liệu để tính tốn sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ, các giai đoạn rồi so sánh với nhau. Từ đó biết được kết quả kỳ sau so với kỳ trước, hay bình qn giữa các kỳ, đó là cơ sở để có điều chỉnh thích hợp hay đưa ra dự báo trong tương lai.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, biểu diễn số liệu bằng các đồ thị làm cơ sở cho mọi phân tích, nhận xét và kết luận.

3.2.2.4. Công cụ SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là cơng cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Muốn phân tích mơ hình SWOT chú trọng vào mơi trường bên trong và môi trường bên ngồi, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ mơi trường bên trong cũng như những cơ hội và Nguy cơ từ mơi trường bên ngồi. Hãy tưởng tượng mơ hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:

- Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu.

- Mơi trường bên ngồi: (OPPORTUNITY) Cơ hội + (THREAT) Nguy cơ. Để sử dụng phương pháp phân tích SWOT vào đề tài nghiên cứu tơi đã xem xét và tìm hiểu tình hình hiện tại của đề tài gắn với các ràng buộc trên địa bàn của huyện. Tôi nhận thấy những điểm mạnh và điềm yếu của đề tài để từ đó có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu cho đề tài của mình như thế nào đối với địa bàn huyện. Có những cơ hội và nguy cơ nào từ bên ngoài mà đề tài bắt gặp. Qua đó ta phát huy những cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ mà ta đã lựa chọn để từ đó có những giải pháp cụ thể.

3.2.2.5. Phương pháp PRA (Partipatory Rural Appraisal)

PRA là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Partipatory Rural Appraisal. PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn, bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lơi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nơng thơn để họ tìm ra những phương sách, giải pháp từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA cán bộ nghiên cứu, phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác nòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

- Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA

+ Thu thập tài liệu có sẵn: Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phương.

+ Tạo lập mối quan hệ: Các hoạt động PRA đều thơng qua q trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với người dân là cần thiết và được xem là sự trao đổi tương quan bình đẳng giữa cán bộ với người dân địa phương và có sự hiểu nhau. Ðể tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp như: chú ý, quan sát, lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu thập thông tin.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt: Phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp được sử dụng trong q trình thực hiện các cơng cụ PRA. Phương pháp này được sử dụng với cá nhân nông dân, với các thông tin viên chính từ thơn, xóm, với các nhóm sở thích hay với các nhóm nơng dân khác. Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt người dân vào q trình đàm thoại thơng qua một loạt câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ với người dân. Trong phỏng vấn linh hoạt cán bộ phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai?, cái gì?, ở đâu?, khi nào?, tại sao?, như thế nào? và bao nhiêu?. Ðể thực hiện phỏng vấn linh hoạt cần:

- Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo dõi công việc hiện trường.

- Lựa chọn cá nhân, thơng tin viên chính, nhóm sở thích hay nhóm nơng dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những người này có khả năng cung cấp thơng tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng.

- Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hưởng vì những lý do ngoại cảnh.

- Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhưng cho phép mềm dẻo trong đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý tưởng mới xuất hiện.

- Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang được phỏng vấn.

- Sử dụng câu hỏi mở để đạt được giải thích và quan điểm của người sản xuất hơn là câu hỏi: có hoặc khơng?

- Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trường. - Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới. - Kiểm tra tính thực tiễn của thơng tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)