Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cải xanh

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 47 - 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.10.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cải xanh

nitrat thấp nhất là 125,1mg/kg.

4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cảixanh xanh

Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh một cách toàn diện, chính xác và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể, đồng thời năng suất là mục tiêu cuối cùng của người sản xuất. Trong cùng một điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ canh tác như nhau, năng suất của mỗi giống cao hay thấp là thể hiện tính ưu việt của giống. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả như Bảng 4.13 và Biểu đồ 4.6.

Bảng 4.13: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lý thuyết của các giống cải xanh

Công thức Mật độ (Cây/m2) Khối lượng TB (g/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) I(Đ/C) 33,3 84,93 28,82 II 33,3 87,23 29,19 III 33,3 84,50 28,5 IV 33,3 90,57 30,16 V 33,3 84,37 28,16 VI 33,3 92,97 30,81 VII 33,3 86,87 28,93 VIII 33,3 86,47 28,79 CV % - - - LSD0,05 - - -

Bảng 4.14: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất sinh học, năng suất kinh tế của các giống cải xanh

Công thức Khối lượng TB (kg/m2) Khối lượng TB (kg/m2)

Năng suất sinh học Năng suất kinh tế

Tấn/ha Tăng- giảm so với ĐC (%) Tấn/ha Tăng- giảm so với ĐC (%) I(Đ/C) 2,08 1,92 16,62b - 15,33b - II 2,24 1,92 17,96ab + 8,06 15,38b + 0,33 III 1,61 1,49 12,89c - 22,44 11,91c - 22,31 IV 2,23 2,14 17,87b + 7,52 17,11ab + 11,6 V 1,67 1,52 13,33c - 19,8 12,18c - 20,55 VI 2,53 1,99 20,22a + 21,66 19,20a + 25,24 VII 2,07 1,55 16,53b + 0,54 15,96b + 4,11 VIII 1,66 1,55 13,25c - 20,28 12,40c - 19,11 CV % - - 1,108 - 1,204 - LSD0,05 - - 2,349 - 2,552 -

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

* Mật độ (cây/m2)

Mật độ trồng giúp chúng ta xác định khoảng cách giữa các cá thể nhằm mục đích tận dụng các yếu tố điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác một cách tối đa để cho năng suất cao nhất. Qua Bảng 4.13 chúng tôi bố trí với khoảng cách 15 – 20 cm, mật độ 33,3 cây/m2, nhận thấy mật độ như vậy là phù hợp với đất đai và điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu. * Khối lượng (kg/m2):

Khối lượng TB(kg/m2) là khối lượng tươi tổng trung bình được cân trên 1m2 của từng ô thí nghiệm, là yếu tố có ý nghĩa quyết định năng suất sinh

học, làm cơ sở đánh giá sự sinh trưởng, chống chịu của mỗi giống trong cùng một điều kiện canh tác, điều kiện khí hậu như nhau.

* Khối lượng lá TB (kg/m2)

Khối lượng lá TB (kg/m2) là khối lượng tươi những phần ăn được của rau cải cân trên 1m2 của mỗi lần nhắc lại, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại để tính năng suất kinh tế, trong cùng điều kiện thí nghiệm khối lượng trung bình phần ăn được thể hiện hiệu quả kinh tế của giống.

* Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết là năng suất tiềm tàng của giống. Nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta thấy khả năng cho năng suất tối đa của từng giống. Thông qua các yếu tố này chúng ta có thể tác động các biện pháp kỷ thuật để nâng cao năng suất của rau cải. Đối với rau cải thì năng suất do yếu tố mật độ số cây/m2, khối lượng trung bình 1 cây. Các yếu tố cấu thành năng suất này được hình thành trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhanh và có quan hệ chặt chẽ với nhau, chịu tác động của các điều kiện khác nhau, tùy đặc trưng từng giống. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giữa các giống cải xanh được biểu hiện ở Bảng 4.13 và Biểu đồ 4.6.

* Năng suất sinh học (NSSH)

Năng suất sinh học là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng trong công tác so sánh giống. Dựa vào năng suất sinh học của giống con người có thể khám phá về khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu và một số yếu tố khác trong suốt thời kỳ sinh trưởng của giống. Giữa năng suất lý thuyết và năng suất sinh học luôn có sự chênh lệch. Do thí nghiệm tiến hành trực tiếp ngoài đồng ruộng bị chi phối bởi điều kiên ngoại cảnh nên năng suất sinh học bao giờ cũng nhỏ hơn năng suất lý thuyết. Qua cân toàn bộ năng suất thu hoạch/1m2, lấy số liệu trung bình, tính cho 1ha. Qua Bảng 4.14 cho thấy năng suất sinh học các giống biến động từ 12,89 - 20,22 tấn/ha, trong đó cao nhất là giống VI (20,22 tấn/ha), thấp nhất là giống III ( 12,89 tấn/ha). Giống đối chứng có năng suất sinh học tương đối cao 16,62 tấn/ha.

% NSTT so với đối chứng: Phần trăm năng suất thực thu so với đối chứng là chỉ tiêu để so sánh năng suất của các giống so với đối chứng. Phần trăm năng suất sinh học của các giống dao động từ (tấn/ha), giống VI có %NSTT cao hơn so với đối chứng là 21,66, giống III thấp nhất hơn giống đối chứng 22,44%.

* Năng suất kinh tế (NSKT)

Năng suất kinh tế là năng suất phần ăn được của rau, kết quả ở Bảng 4.14 trên cho thấy năng suất đạt rất cao là công thức VI và công thức IV, hai công thức này năng suất thực thu cao hơn hẳn công thức các công thức khác và công thức đối chứng. Cao nhất là công thức VI đạt 19,20 tấn/ha,

% NSKT so với đối chứng: Phần trăm năng suất kinh tế so với đối chứng là chỉ tiêu để đánh giá giá trị năng suất của các giống so với đối chứng. Công thức VI có % NSKT cao hơn so với đối chứng là 25,24 %, giống III thấp hơn giống đối chứng là 22,31%.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 47 - 51)