Đường kính tán cải xanh của các giống rau cải xanh

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.6.Đường kính tán cải xanh của các giống rau cải xanh

Đường kính tán biểu hiện khả năng chiếm khoảng không gian của cây do đó biểu hiện khả năng tiếp nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô từ đó quyết định năng suất.

Nghiên cứu đường kính phát triển tán các giống cải có vai trò quan trọng trong việc bố trí mật độ cây trồng hợp lý, nhằm tận dụng khả năng quang hợp cũng như chỉ số LAI đạt tốt nhất. Qua nghiên cứu sự tăng trưởng đường kính tán của các giống cải xanh chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.5.

Bảng 4.6: Đường kính tán các giống cải ở các giai đoạn sau BRHX

Đơn vị tính: cm

Công thức Ngày sau bén rễ hồi xanh (ngày)

4 8 12 16 20 I(Đ/C) 10,10d 16,27c 20,67d 25,93d 29,73c II 12,20a 20,20a 24,27c 27,23c 29,77c III 10,23cd 16,00cd 19,73e 22,83f 25,03e IV 12,90a 20,50a 26,40a 32,33a 35,07a V 8,97e 15,43d 18,77f 21,63g 23,27f VI 11,00bc 18,70b 25,10b 31,27b 33,83b VII 11,33b 16,53c 20,33de 23,93e 26,83d VIII 7,7f 13,03e 18,13f 21,60g 25,44e CV % 0,431 0,435 0,405 0,515 0,491 LSD0,05 0,854 0,861 0,803 1,020 0,973

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

Biểu đồ 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống cải xanh ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh

Kết quả ở Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.5 cho thấy:

Giai đoạn sau BRHX 4 ngày

Đây là giai đoạn sau bén rễ hồi xanh được 4 ngày nên sự chêch lệch về đường kính tán không nhiều giữa các công thức, dao động trong khoảng 7,7-12,9 cm, trong đó cao nhất là công thức IV đạt 12,9cm cao hơn đối chứng 2,8cm, thấp nhất là giống số VIII 7,7cm, thấp hơn đối chứng 2,4cm.

Giai đoạn sau BRHX 8 ngày

Đường kính tán trong giai đoạn này có sự biến đổi khá mạnh, dao động trong khoảng 13,03 - 20,50 cm, trong đó công thức IV vẫn duy trì đứng đầu đạt 20,5cm, tiếp theo là công thức II. Hai công thức này tuy khác nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê, công thức VIII vẫn là thấp nhất, công thức đối chứng, công thức VII cũng không có sự sai khác về mặt thống kê.

Giai đoạn sau BRHX 12 ngày

Đường kính tán vẫn tiếp tục tăng, sự phát triển của đường kính tán vẫn tuân theo quy luật đã được hình thành như các giai đoạn trước, cao nhất vẫn là công thức IV đạt 26,40cm, thấp nhất vẫn là công thức VIII thấp hơn đối chứng 2,54cm.

Giai đoạn sau BRHX 16 ngày

Tốc độ tăng của đường kính tán giai đoạn này vẫn được duy trì, đường kính tán vẫn tăng đồng đều giữa các giống, trật tự vẫn được giữ nguyên cao nhất vẫn là công thức IV, thấp nhất vẫn là công thức VIII, đường kính giai đoạn này dao động từ 21,60 - 31,27cm.

Giai đoạn sau BRHX 20 ngày

Giai đoạn này đường kính tán các công thức đạt tối đa, chuẩn bị thu hoạch, dao động trong khoảng 25,03- 35,07cm, trật tự có sự thay đổi ở giai đoạn cuối này cao nhất vẫn là công thức IV, thấp nhất lúc này là công thức III, tuy nhiên công thức III và VIII có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê, công thức đối chứng đường kính tán cao thứ 4 trong các công thức.

Như vậy qua quá trình theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán của các công thức cho thấy tất cả đều tăng lên qua các giai đoạn, dẫn vị trí đầu là công thức IV,công thức đối chứng vẫn cao hơn 4 công thức còn lại.

Điều này thể hiện độ lớn của đường kính tán phụ thuộc vào các giống có khả năng sinh trưởng phát triển khác nhau.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)