Sự sinh trưởng của rễ và thân mầm qua các ngày theo dõ

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.3. Sự sinh trưởng của rễ và thân mầm qua các ngày theo dõ

Giai đoạn đầy mới nảy mầm, thân mầm sống chủ yếu nhờ vào chất dự trữ trong hạt, cây mầm đã hình thành rễ nhưng chưa thể hút được dinh dưỡng. Tuy nhiên sự hình thành và phát triển rễ đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của cây sau này.

Theo dõi sự sinh trưởng của rễ và thân mầm chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.3. Qua số liệu Bảng 4.3 cho thấy:

Giai đoạn 3 ngày sau khi gieo hạt

Rễ: Sau khi gieo 3 ngày sự phát triển của rễ đã thể hiện sự khác

nhau do đặc tính di truyền giữa các giống, có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Chiều dài rễ dao động trong khoảng 1,37 – 2,5cm. Công thức có chiều dài lớn nhất là công thức VI đạt 2,5cm, công thức VIII thấp nhất là 1,37cm, công thức đối chứng là 1,43cm.

Thân mầm: Sự phát triển của thân mầm tỷ lệ thuận với sự phát

triển của rễ. Chiều cao thân mầm dao động từ 2,0 – 3,03cm, công thức có chiều cao thân mầm lớn nhất là công thức VI đạt 3,03cm, công thức có chiều cao thân mầm thấp nhất là công thức VIII đạt 2,0 cm. Ở giai đoạn này có sự sai khác ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 4.3: Chiều dài của rễ và chiều cao thân mầm qua các ngày sau gieo

Đơn vị tính: cm

Công thức 3NSG 5NSG 7NSG

Rễ Thân Rễ Thân Rễ Thân

I(Đ/C) 1,43de 2,23bc 2,80c 3,53cde 4,17bcd 4,43c II 1,50de 2,03c 2,40d 3,37de 3,70cd 4,53c III 1,73cd 2,50b 2,90c 4,00b 4,03cd 4,63c IV 2,23a 2,90a 3,67b 4,57a 4,63b 5,23b V 2,00bc 2,53b 2,87c 3,77bcd 3,67d 4,60c VI 2,50a 3,03a 4,00a 4,97a 5,27a 5,97a VII 2,23ab 2,50b 3,43b 3,83bc 4,23bc 4,67bc VIII 1,37e 2,00c 2,27d 3,30e 2,87e 4,30c

CV % 0,156 0,169 0,142 0,204 0,252 0,275

LSD0,05 0,331 0,359 0,302 0,433 0,535 0,584

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

Giai đoạn 5 ngày sau khi gieo hạt

Rễ: Sau khi gieo 5 ngày rễ đã có sự phát triển mạnh và vẫn duy trì

mức độ ổn định như 3 ngày sau gieo. Chiều dài rễ của các công thức dao động trong khoảng 2,27 – 4cm. Công thức có chiều dài rễ lớn nhất và thể hiện rõ nhất là công thức VI là 4cm, công thức có chiều dài nhỏ nhất là công thức VIII nhỏ hơn công thức đối chứng là 0,53cm.

Thân mầm: Chiều dài thân mầm giai đoạn này cũng tăng một cách

rõ rệt, chiều cao thân mầm dao động trong khoảng 3,37- 4,97cm. Công thức có chiều cao thân mầm lớn nhất vẫn là công thức VI, tiếp đến là công thức IV, tuy nhiên hai công thức này không có sự sai khác một cách có ý nghĩa về mặt thống kê. Chiều dài thân mầm thấp nhất lúc này là công thức VIII là 3,3cm.

Giai đoạn 7 ngày sau khi gieo hạt

Rễ: Ở giai đoạn này bộ rễ vẫn tiếp tục phát triển , tuy nhiên tốc độ

có giảm, dao động trong khoảng 3,7 – 4,63cm. Tất cả các công thức đều tăng về chiều dài rễ, công thức có chiều dài lớn nhất duy trì vẫn là công thức VI 5,27cm, công thức thấp nhất là công thức VIII là 2,86 thấp hơn đối chứng 1,31cm.

Thân mầm: Sự tăng trưởng chiều cao thân mầm ở giai đoạn giảm

hơn các giai đoạn trước , tuy nhiên vẫn duy trì ở mức độ ổn định như đã thiết lập trước đó. Chiều cao thân mầm đạt lớn nhất ở công thức VI là 5,97cm cao hơn công thức đối chứng 1,54cm, thấp nhất là công thức VIII là 4,3cm, thấp hơn công thức đối chứng 0,13cm, chiều cao thân mầm giai đoạn này dao động trong khoảng 4,3 – 5,97cm.Sự sai khác về chiều cao thân mầm giữa các công thức vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w