Một số chỉ tiêu về hình thái của cải xanh ở giai đoạn thu hoạch

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.7.Một số chỉ tiêu về hình thái của cải xanh ở giai đoạn thu hoạch

Hình thái của cây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá giống tốt hay xấu. Từ các chỉ tiêu như: chiều cao cây, số lá trên cây, chiều dài và chiều rộng lá...nghiên cứu các đặc trưng của mỗi giống, chúng ta có thể đánh giá tiềm năng cho năng suất và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cũng như sâu, bệnh hại. Ngoài ra để xác định được mật độ trồng hợp lý cho ngô thì chúng ta tiến hành nghiên cứu các đặc trưng hình thái có tương quan đến mật độ trong qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây. Hình thái bên ngoài của cây là kết quả tác động của nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh như: giống, đất đai, phân bón, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc...Trong đó, giống là yếu tố quyết định nhất. Qua theo dõi các chỉ tiêu về hình thái chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về hình thái của cải xanh ở giai đoạn thu hoạch

Công thức Cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Số lá (lá) Chiều rộng lá (cm) Chiều dài lá (cm) I(Đ/C) 25,17d 29,73c 8,47de 11,70bc 22,17de II 19,43f 29,77c 10,93a 12,47b 19,93f III 27,70bc 25,03e 9,33c 10,60de 23,17cd IV 28,50b 35,07a 10,20b 13,80a 27,43b V 31,33a 23,27f 8,93cd 10,33e 22,53d VI 27,63c 33,83b 8,20ef 13,97a 29,07a VII 25,93d 26,83d 8,47de 11,50cd 24,00b VIII 21,73e 25,44e 7,60f 10,87cde 21,13ef CV % 0,434 0,491 0,318 0,454 0,688 LSD0,05 0,86 0,973 0,629 0,900 1,363

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

* Chiều cao cây cải xanh là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng, không những góp phần tạo nên bộ khung tán để quang hợp tích lũy vật chất khô mà còn là cơ sở để cây cho năng suất cao. Qua theo dõi nhận thấy chiều cao cây cuối cùng đạt cực đại V, tiếp theo là công thức IV, VI.

* Số lá trên cây là một chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng. Ngoài phụ thuộc vào yếu tố ngoại canh còn chịu sự chi phối lớn của đặc tính di truyền của giống. Cây cải có lá nhiều sẽ góp phần tăng năng suất và phẩm chất cảm quan của rau. Qua theo dõi thấy số lá đạt cực đại ở công thức II, tiếp đến là công thức IV.

* Đường kính tán cũng là một chỉ tiêu hình thái góp phần quan trọng tới việc tăng năng suất. Công thức có đường kính tán lá lớn sẽ có khả năng quang hợp mạnh, tăng quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây dẫn đến năng suất cao. Cao nhất là công thức IV, tiếp đến là công thức VI.

* Chiều rộng lá là chỉ tiêu quyết định đến diện tích lá và trọng lượng cây nên sẽ quyết định đến năng suất sau này. Nếu diện tích lá lớn thì khả năng nhận ánh sáng của lá càng nhiều, quá trình quang hợp diễn ra càng mạnh nên khả năng tích lũy chất hữu cơ càng lớn.

Theo dõi chiều rộng lá lúc thu hoạch của các giống cải chúng tôi thu được kết quả: Chiều rộng lá đạt cao nhất ở công thức VI là 13,97cm, tiếp theo là công thức IV đạt 13,8cm, tuy nhiên hai công thức này không có sự sai khác về mặt thống kê. Nhưng công thức có chiều rộng lá thấp nhất lại là công thức V, đây là công thức có chiều cao lớn nhất, điều này lý giải cho đặc tính hình thái của giống vì giống này không có sự phát triển đồng đều giữa các chỉ tiêu si nh trưởng của cây.

* Chiều dài lá: Đối với cây trồng, lá là cơ quan tổng hợp các hợp chất hữu cơ (tạo ra 95% vật chất khô), lá có vai trò thoát nước và là nơi diễn ra các quá trình sinh lý sinh hóa, quang hợp…trong đó quá trình quang hợp diễn ra ở lá có ý nghĩa quyết định đến năng suất. Năng suất kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào bộ lá mà trong đó chiều dài là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất của cải.

Từ bảng số liệu ta có nhận xét như sau: Chiều dài lá thu hoạch dao động trong khoảng từ 19,93- 29,07cm, công thức có chiều dài lá cao nhất là công thức là VI, công thức có chiều dài lá thấp nhất là II. Các công thức

còn lại có chiều dài lá sắp xếp theo thứ tự tăng dần là VIII, I(Đ/C), V, III, VII, IV. Như vậy công thức II cũng không sự phát triển đều giữa các chỉ tiêu theo dõi vì đây là giống cải xanh lùn, lá nhiều, thấp cây, nhưng vẫn đạt sinh trưởng, phát triển tối đa của giống. Qua đây ta nhận thấy giống IV, VI tuy không phải là giống dẫn đầu về các chỉ tiêu, song sinh trưởng, phát triển rất đồng đều.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)