Các chỉ tiêu về phẩm chất của các giống cải khi thu hoạch 1 Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống khi thu hoạch

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.9.Các chỉ tiêu về phẩm chất của các giống cải khi thu hoạch 1 Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống khi thu hoạch

4.9.1. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống khi thu hoạch

Khối lượng tươi trên cây tại thời điểm thu hoạch là kết quả hoạt động tích lũy vật chất trong suốt đời sống của cây. Khối lượng tươi cây biểu hiện khả năng hút nước của tế bào, mỗi giống có sức hút nước của tế bào khác nhau.

Kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy:

Khi nghiên cứu về khối lượng thân, rễ, lá. Kết quả thu được kết quả thu được đều cho thấy các giống cải xanh thí nghiệm đều phát triển toàn diện, tùy theo đặc điểm của từng giống thể hiện bản chất di truyền khác nhau.

Trọng lượng tươi giữa các công thức dao động trong khoảng từ 84,37- 92,97g/cây, trong đó công thức VI có trọng lượng tươi cao nhất 92,97g/cây, công thức V có trọng lượng tươi thấp nhất là 84,37g/cây thấp hơn đối chứng 0,56g/cây, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 4.10: Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống cải xanh

Công thức

Khối lượng tươi (g/cây) Khối lượng khô (g/cây) Tỷ lệ vật chất khô (%) Thân Lá Rễ Tổng I(Đ/C) 2,50 78,27 4,16 84,93d 7,46b 8,78a II 2,03 81,77 4,09 87,23c 7,53b 8,64b III 2,39 78,84 4,05 84,50d 7,34c 8,69ab IV 2,58 82,92 4,01 90,57b 7,66a 8,46c V 3,05 76,31 3,97 84,37d 7,29c 8,64b VI 3,39 84,12 3,94 92,97a 7,72a 8,30d VII 2,99 79,48 3,91 86,87a 7,32c 8,43cd VIII 2,12 80,79 3,83 86,47a 7,31c 8,45c CV % - - - 0,471 0,043 0,065 LSD0,05 - - - 0,933 0,084 0,128

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

Xác định khối lượng vật chất khô nhằm biết được khả năng tích lũy chất hữu cơ của cây từ đó xác định tỷ lệ khô của cây. Cây có sinh khối lớn chưa hẳn là tốt nếu như khối lượng vật chất khô thấp. Nhìn vào bảng 9 ta thấy: khối lượng chất khô dao động trong khoảng từ 7,29 -7,72g/cây. Công thức có khối lượng chất khô cao nhất là công thức VI đạt 7,72g/cây, công thức có khối lượng chất khô thấp nhất là công thức V đạt 7,29g/cây. Các công thức III, V, VII, VII có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tỷ lệ khô/tươi: Tỷ lệ vật chất khô khi xử lý thống kê thấy ở các công thức đều có sự sai khác có ý nghĩa, tỷ lệ vật chất khô dao động trong khoảng từ 8,3 – 8,78%. Tỷ lệ vật chất khô cao nhất là công thức đối chứng đạt 8,78%, công thức có tỷ lệ vật chất khô thấp nhât là công thức VI chỉ đạt 8,3%. Điều này cho thấy giống VI khả năng tích lũy chất hữu cơ là lớn nhất, công thức V tuy có khối lượng tươi nhỏ nhất nhưng khả năng tích lũy chất khô thấp nhất nên tỷ lệ khô/tươi vẫn thấp hơn công thức đối chứng.

Như vậy giữa các giống có khối lượng tươi, khối lượng khô khác nhau nên khả năng tích lũy chất khô cũng tùy thuộc vào đặc tính từng giống.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)