KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả
4.4. Chiều cao cây của các giống rau cải xanh
Sự tăng trưởng chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cũng như năng suất cây. Chiều cao cây là một trong những đặc trưng quan trọng giúp ta đánh giá cây sinh trưởng nhanh hay chậm, khả năng cho năng suất cao hay thấp. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây hợp lý là tiền đề dẫn đến năng suất cao. Sự tăng trưởng chiều cao là một đặc tính của cây trồng. Vì vậy trong cùng một điều kiện thí nghiệm thì tốc độ vươn cao của mỗi giống được quy định bởi đặc tính di truyền của giống đó. Hiểu được đặc tính tăng trưởng chiều cao của từng giống từ đó chúng ta có thể tác động các biện pháp kỹ thuật cần thiết thời kỳ xung yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống cải chúng tôi thu được kết quả biểu hiện ở Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.3.
Kết quả Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.3 cho thấy:
Giai đoạn sau BRHX 4 ngày
Chiều cao cây ở các công thức 4 ngày sau bén rễ hồi xanh cao nhất là công thức VI là 10,03cm, thấp nhất là công thức II là 5,03cm, thấp hơn công thức đối chứng là 1,1cm. Sự dao động về chiều cao là do giống quyết định, phẩm chất hạt giống tốt làm rau cải tăng trưởng nhanh hơn, mặt khác các giống chống chịu sẽ sinh trưởng mạnh hơn. Qua bảng số liệu ta có thể thấy chiều cao dao động của các giống tương đối lớn trong khoảng từ 5,03- 10,03cm.
Bảng 4.4: Chiều cao của các giống cải ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh
Đơn vị tính: cm
Công thức Ngày sau bén rễ hồi xanh (ngày)
4 8 12 16 20 I(Đ/C) 6,13 12,00d 16,73f 21,84d 25,17d II 5,03 9,20f 14,10g 17,10f 19,43f III 5,93e 9,80ef 17,77e 24,17c 27,70bc IV 7,70c 13,00c 20,53c 25,17b 28,50b V 9,00b 16,57a 22,63a 26.87a 29,63a
VI 10,03a 16,40a 21,23b 25,64b 27,63c
VII 6,93d 14,83b 19,40d 23,50c 25,93d
VIII 5,37f 10,60e 16,17f 19,67e 21,73e
CV % 0,272 0,407 0,351 0,391 0,434
LSD0,05 0,539 0,807 0,695 0,776 0,86
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.
Giai đoạn sau BRHX 8 ngày
Chiều cao cây đã có sự biến động mạnh, dao động trong khoảng từ 9,2- 16,57cm. Trong đó cao nhất lại là công thức V là 16,57cm , thấp nhất vẫn là công thức II là 9,2cm. Sự sai khác về chiều cao giữa các công thức thể hiện các giống khác nhau có bản chất khác nhau, đặc tính di truyền của từng giống.
Giai đoạn sau BRHX 12 ngày
Giai đoạn này rau cải đã phát triển hoàn thiện. Quá trình quang hợp và hút chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn này các giống rau cải tăng trưởng chiều cao hơn các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh tám ngày.
Giống V có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất (6,06cm/4ngày). Giống I có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhỏ nhất (4,73cm/4ngày). Giống có chiều cao đạt lớn nhất ( 22,63cm) vượt đối chứng 5,9 cm. Công thức II có chiều cao nhỏ nhất (14,1 cm).
Biểu đồ 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh
Giai đoạn sau BRHX 16 ngày
Động thái tăng trưởng chiều cao vẫn được duy trì ở mức cao. Thời kỳ này thân lá phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng chiều cao mạnh. Giống V đạt chiều cao cao nhất (26,87 cm), giống II vẫn là giống có chiều cao nhỏ nhất (17,1cm), thấp hơn giống đối chứng là 4,74 cm. Dao động về chiều cao giai đoạn này từ khoảng 17,1 – 26,87 cm, sự khác nhau giữa các công thức có ý nghĩa thống kê.
Giai đoạn sau BRHX 20 ngày
Đây là giai đoạn theo dõi cuối cùng và bắt đầu thu hoạch, chiều cao cây có xu hướng ổn định, sự tăng trưởng chiều cao là không đáng kể. Chiều cao cây dao động từ 19,43 - 29,63cm. Đây là thời kỳ có ảnh hưởng lớn đến năng suất, giống V đạt chiều cao 29,63cm là lớn nhất, vượt đối chứng 4,46cm. Giống II chiều cao thấp nhất (19,43 cm), nhỏ hơn đối chứng 5,74cm. Giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
Nhận xét chung: Nhìn chung chiều cao cây tăng lên qua các giai đoạn phát triển, biến động khác nhau ở mỗi thời kỳ, phù hợp với quy luật tăng trưởng của rau cải. Chiều cao của giống qua từng giai đoạn có sự sai khác thể hiện đặc trưng của từng giống, chiều cao phản ánh đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng và phát triển của giống đó. Công thức II là giống cải
xanh lùn nên chiều cao của giống thấp hơn các giống còn lại thể hiện bản chất của giống.