Tình hình sâu bệnh hại trên các giống rau cải xanh thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 41 - 43)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.8.Tình hình sâu bệnh hại trên các giống rau cải xanh thí nghiệm

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến phẩm chất và giảm năng suất cây trồng. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại. Do đó ngoài việc theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại, vấn đề chọn giống cũng đặt ra hàng đầu trong công tác giống, trong cùng một điều kiện canh tác và ngoại cảnh cụ thể, do đặc tính chống chịu khác nhau nên giữa các giống sự nhiễm bệnh ở mức độ khác nhau.

Bảng 4.8: Thành phần và mức độ phổ biến của các sâu hại trên cải xanh thí nghiệm

STT Tên Việt

Nam Tên khoa học Họ

Mức độ phổ biến SÂU HẠI

1 Sâu tơ Plutella xylostella Plutellidae +++

2 Ruồi đục lá Leafminer - +++

3 Rệp muội Brevicoryne brasicae Aphididea +

4 Bọ nhảy Phyllotreta striolata Chrysomelidae ++

BỆNH HẠI

1 Bệnh

thối nhũn Erwiniacarotovora - ++

2 Bệnh héo rũ Pseudomonas - +

Ghi chú: + : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 25%) + : Phổ biến (tần suất xuất hiện 25 - 50%) + : Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%)

Trong cùng điều kiên canh tác, điều kiện ngoại cảnh cụ thể, các giống khác nhau biểu hiện khả năng chống chịu khác nhau. Vì vậy theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh và phản ứng của giống thí nghiệm khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi là cơ sở để nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống nhằm lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện địa phương và có biện pháp phòng trừ kip thời.

Cải xanh là cây ngắn ngày, thân lá mỏng, tươi non nên rất dễ bị xâm nhập bởi các loại sâu bệnh.Trong suốt quá trình thí nghiệm từ lúc gieo đến lúc thu hoạch chúng tôi phát hiện ra các đối tượng sâu bệnh hại rau cải và đánh giá mức độ gây hại của chúng trên các giống ở Bảng 4.8.

Dựa vào Bảng thành phần các loại sâu bệnh hai chúng tôi thấy với điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại mức độ gây hại khác nhau tùy thời điểm, tùy từng giai đoạn và từng giống khác nhau.

Bảng 4.9: Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cải xanh thí nghiệm

Giống

Sâu tơ (con/m2) Ruồi đục lá

(con/m2) Bọ nhảy (con/m

2) TLB thối nhũn (%) 25 NSG 32 NSG 39 NSG 25 NSG 32 NSG 39 NSG 25 NSG 32 NSG 39 NSG I(Đ/C) 2,3 2,7 3,3 3,0 4,3 3,0 0,0 1,7 2,3 2,6 II 1,7 1,3 2,7 2,0 4,0 2,3 1,0 0,0 1,0 1,3 III 3,0 2,0 2,3 1,7 2,3 3,7 0,3 1,7 2,0 2,3 IV 0,0 1,0 1,6 1,0 3,0 3,3 0,0 0,7 1,0 1,3 V 2,0 2,0 2,6 2,0 2,7 1,3 1,0 1,3 2,0 1,7 VI 0,6 1,0 1,3 0,7 2,0 2,7 0,0 1,0 2,3 1,5 VII 1,7 1,0 0,6 0,3 2,7 1,3 1,0 0,7 1,3 2,2 VIII 2,0 3,0 1,7 2,0 3,0 1,3 1,0 1,3 0,0 1,8

Sâu tơ (Plutella xylostella) là đối tượng gây hại đáng kể đến bộ lá của rau cải làm giảm năng suất kinh tế, ruộng rau có thể bị sâu phá hoại làm năng suất giảm. Kết quả điều tra cho thấy: Ở tất cả giai đoạn sinh

trưởng và phát triển của rau cải đều có khả năng sâu tơ hại, nhưng ở mức độ khác nhau rải rác trên toàn bộ các công thức thí nghiệm.

Ruồi đục lá gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở trên mặt lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Các đường đục có thể cắt nhau hoặc không cắt nhau. Theo độ tuổi của ruồi mà độ dài và chiều rộng của đường đục dài và rộng hơn. Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, giảm năng suất đáng kể.

Bọ nhảy (Phyllotreta strriolata) trưởng thành gây hại cải gây hại cải mạnh nhất. Cây bị hại có các lỗ tròn trên lá, nếu mức độ gây hại nặng có thể làm cho cây bị chết, số lượng thường gia tăng trong điều kiện thời tiết khô nóng, tuy nhiên vụ Đông Xuân năm nay nhiệt độ tương đối thấy, ẩm độ cao nên số lượng bọ nhảy không đáng kể.

Nhìn chung, ở các giống thí nghiệm đều xuất hiện sâu bệnh hại nhưng do khả năng thích nghi, chống chịu khác nhau nên mức độ xuất hiện và gây hại của sâu bệnh giữa các giống là khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải. Tác hại của sâu bệnh trên cây cải không đáng kể vì bản chất cây cải có khả năng kháng sâu và một phần nhờ vào thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 41 - 43)